Móng tay chân bị vàng là bệnh gì

Hội chứng móng tay vàng hiếm gặp, tỷ lệ chưa đến 1/1.000.000 người, gây viêm phế quản mạn tính, viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp.

Theo bác sĩ Trần Hạnh Vy, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, hội chứng này là một rối loạn hiếm gặp, đi kèm với triệu chứng phù bạch huyết gây sưng phù các bộ phận cơ thể do tắc nghẽn hoặc thương tổn hệ thống lưu thông của hệ bạch huyết. Hội chứng móng tay vàng ảnh hưởng đến cả nam và nữ, thường xảy ra ở người lớn tuổi, ít gặp ở trẻ em.

Điển hình, đầu tháng 11, một nam thanh niên 24 tuổi, đến Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM khám do móng tay và móng chân đổi màu vàng trong hơn hai năm qua, sau đó bị nghẹt mũi và ho dai dẳng. Anh từng đi khám da liễu, bác sĩ chẩn đoán là nhiễm nấm móng tay, dùng thuốc chống nấm trong 9 tháng nhưng không cải thiện. Anh kết hợp uống thuốc kháng sinh nhưng viêm xoang và ho không dứt, thường xuyên bị khó thở nhẹ khi gắng sức, đổ mồ hôi ban đêm, phù bạch huyết ở chân. Bệnh nhân không hút thuốc và không uống rượu, không bị dị ứng thuốc hay thức ăn.

Lần này, kết quả cấy nấm móng tay âm tính, chụp CT ngực phát hiện có tổn thương giãn phế quản, bác sĩ Vy chẩn đoán bệnh nhân mắc hội chứng móng tay vàng dẫn đến giãn phế quản, viêm xoang mạn. Bệnh nhân bổ sung vitamin E, kẽm, uống thuốc giãn phế quản, sức khỏe cải thiện song do nhập viện khá muộn nên phải tiếp tục theo dõi.

Móng tay chân bị vàng là bệnh gì

Móng tay chuyển màu vàng của bệnh nhân. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Trường hợp khác, bệnh nhân nữ, 34 tuổi, bị khó thở tăng dần trong hai tháng. Bệnh nhân không hút thuốc, cơ thể gầy yếu, từng bị phù chân phải, móng tay chuyển màu vàng, kết quả chụp X-quang cho thấy tràn dịch màng phổi bên phải, tình trạng nặng nề. Các bác sĩ chọc hút dịch màng phổi, kết hợp dùng thuốc theo phác đồ. Sau ba tháng, các triệu chứng cải thiện, bệnh nhân không còn khó thở, tức ngực.

Một bệnh nhân nam, 67 tuổi, tiền sử rung nhĩ mạn tính, tăng huyết áp, suy tim, suy tuyến thượng thận và hen suyễn, khó thở. Ba tuần gần đây, tình trạng ông nặng hơn, nhập viện do bị phù nề hai chi dưới hai bên và móng tay đổi màu vàng, tràn dịch màng phổi bên phải. Bác sĩ kê thuốc lợi tiểu, vitamin và hướng dẫn bệnh nhân đeo tất áp lực ở cả hai chi dưới. Sau hai tháng, sức khỏe cải thiện đáng kể, các triệu chứng hô hấp, phù chân giảm nhẹ. "Tuy nhiên bệnh nhân này biến chứng khá nặng nề, tình trạng tràn dịch tiếp tục tái diễn, cơ thể suy kiệt dần", bác sĩ nói.

Ba bệnh nhân trên có những triệu chứng và diễn tiến điển hình cho hội chứng móng tay vàng. Theo bác sĩ Vy, dấu hiệu nhận biết đầu tiên là sự thay đổi ở móng tay như móng chậm phát triển hoặc dừng phát triển; móng dày hơn, mọc chậm, cong lên, chuyển màu vàng lục hoặc vàng nhạt. Phần lớn móng vẫn còn trơn nhẵn, nhưng có thể có gờ sọc ngang và gồ lên.

Khoảng 80% bệnh nhân bị phù nề hạch bạch huyết, thường ở ngón chân, xảy ra sau thay đổi của móng. 36% bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi gây đau ngực, ho và khó thở. Về lâu dài, người có hội chứng móng tay vàng dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, xoang, ho, viêm phế quản hoặc viêm phổi.

Nguyên nhân của hội chứng móng tay vàng vẫn chưa được rõ ràng. Trong một số trường hợp, hội chứng này có thể do di truyền, hay hệ tuần hoàn hoặc hệ bạch huyết có bất thường. Bệnh ung thư, suy giảm miễn dịch, bệnh tuyến giáp và viêm khớp... cũng có nguy cơ khiến móng tay vàng.

Tùy theo triệu chứng của bệnh nhân, bác sĩ có chỉ định điều trị phù hợp như sử dụng vitamin E đường uống và thuốc chống nấm Triazole để điều trị các thay đổi ở móng, hoặc Corticosteroid để giảm các triệu chứng. Người bệnh nên mang vớ ít co giãn, đàn hồi, massage và tập các bài tập cải thiện tuần hoàn.

Bệnh nhân cần thay đổi khẩu phần ăn hợp lý, tăng cường sức khỏe cho phổi bằng thực phẩm như cá hồi, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt.... Nên ăn nhiều trái cây, rau quả màu sắc như ớt chuông đỏ, ớt chuông vàng, cà chua, củ cải đường, cà rốt, đu đủ, lựu... để bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Hạn chế đồ uống có ga hoặc thực phẩm nhiều muối từ đồ hộp, đồ biển, đồ khô, chất kích thích...

Bác sĩ khuyến cáo hội chứng móng tay vàng rất dễ nhầm lẫn với tình trạng móng bị ố vàng do sơn móng tay sẫm màu. Do đó, khi phát hiện móng tay đổi màu bất thường, người bệnh nên đi khám, điều trị sớm, tránh biến chứng sức khỏe.

- Kem dưỡng móng tay: Nếu vẫn không thành công, đã đến lúc bạn nên đến gặp Bác sĩ. Các loại kem dưỡng móng có tác dụng mạnh và sẽ loại bỏ vấn đề nhanh chóng. Tuy nhiên, họ yêu cầu một đơn thuốc, vì vậy rất có thể bạn nên tiêm cho các lựa chọn khác trước, nhưng không bao giờ đau khi hỏi bác sĩ. Hầu hết các vấn đề về móng tay sẽ không cần điều trị mạnh mẽ như vậy nếu được phát hiện sớm.

Người bị tiền tiểu đường có lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, nhưng chưa phải là mắc bệnh tiểu đường.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, những người bị tiền tiểu đường thường phát triển thành bệnh tiểu đường trong vòng 5 năm nếu không được điều trị, theo Medical News Today.

Sự khởi phát của bệnh tiểu đường loại 2 có thể từ từ và các triệu chứng có thể nhẹ trong giai đoạn đầu. Do đó, nhiều người có thể không nhận ra rằng họ bị tình trạng này.

Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của căn bệnh mạn tính này có thể giúp người bệnh được điều trị sớm hơn, giúp giảm nguy cơ biến chứng nặng.

Có một dấu hiệu bất thường của bệnh tiểu đường trên bàn tay và bàn chân.

Hơi ửng đỏ quanh móng là triệu chứng của bệnh tiểu đường

Tiến sĩ Elizabeth Salada, thành viên của Mạng lưới Chăm sóc Sức khỏe UC San Diego (Mỹ), cho biết cô luôn kiểm tra móng tay của bệnh nhân trong quá trình khám sức khỏe định kỳ cho họ.

Tiến sĩ Salada cho biết, móng tay khỏe mạnh bình thường hơi hồng, phẳng và đều màu.

Nếu hơi ửng đỏ ở dưới móng, đôi khi là triệu chứng của bệnh tiểu đường, theo Express.

Bệnh nhân tiểu đường có thể bị đỏ quanh móng tay.

Trang web về bệnh tiểu đường Practical Diabetes cho biết, các lớp da sâu bên khóe móng có thể phản ánh vi tuần hoàn của mao mạch.

Những người mắc bệnh tiểu đường tiến triển thường có mao mạch bị giãn ra, gây ra hiện tượng đỏ quanh móng tay.

Một số người bệnh tiểu đường có móng tay hơi vàng

Ở một số người mắc bệnh tiểu đường, móng tay có màu hơi vàng, theo Express.

Thường là do sự phân hủy đường và ảnh hưởng của nó đến collagen trong móng tay.

Nhưng trong một số trường hợp, màu vàng có thể là dấu hiệu của nhiễm nấm móng, móng thường vàng và dễ gãy.

Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu khác của bệnh tiểu đường

Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu khác của bệnh tiểu đường loại 2, có thể bao gồm:

1. Thường xuyên đi tiểu

Khi lượng đường trong máu cao, thận sẽ cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa bằng cách lọc nó ra khỏi máu, dẫn đến đi tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm, theo Medical News Today.

2. Rất khát nước

Việc đi tiểu thường xuyên có thể khiến cơ thể mất thêm nước, và dẫn đến cảm thấy khát hơn bình thường.

3. Luôn cảm thấy đói

Ở người bị bệnh tiểu đường, lượng glucose ở lại trong máu mà không di chuyển đủ vào các tế bào, khiến họ cảm thấy đói liên tục.

4. Cảm thấy rất mệt mỏi

Tình trạng mệt mỏi này xảy ra do không đủ lượng đường di chuyển từ máu vào các tế bào của cơ thể.

5. Nhìn mờ

Lượng đường dư thừa trong máu có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ trong mắt, gây mờ mắt. Lâu ngày có thể mất thị lực vĩnh viễn, theo Medical News Today.

6. Chậm lành vết thương

Lượng đường cao trong máu có thể làm hỏng các dây thần kinh và mạch máu của cơ thể, làm suy giảm lưu thông máu. Do đó, ngay cả những vết thương nhỏ cũng rất lâu lành và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

7. Ngứa ran, tê hoặc đau ở bàn tay hoặc bàn chân

Lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu và làm hỏng các dây thần kinh, dẫn đến đau hoặc cảm giác ngứa ran hoặc tê ở bàn tay và bàn chân.

8. Những mảng da sẫm màu

Các mảng da sẫm màu hình thành trên các nếp gấp ở cổ, nách hoặc bẹn cũng có thể là dấu hiệu của nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.

9. Ngứa và nhiễm trùng nấm men

Lượng đường dư thừa có thể dẫn đến nhiễm trùng, đặc biệt ở những vùng da ẩm ướt, như miệng, bẹn và nách.

Nhận biết các dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường loại 2 có thể giúp người bệnh được chẩn đoán và điều trị sớm hơn, theo Medical News Today.