Mỗi Trung tâm trọng tài thương mại phải có ít nhất bao nhiêu trọng tài viên là sáng lập viên

1. Trọng tài thương mại là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại (LTTTM)quy định: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theoquy định của Luật này”. Theo đó, Trọng tài thương mại được xem xét dưới hai góc độ là phương thức giải quyết tranh chấp và là cơ quan giải quyết tranh chấp.

Mỗi Trung tâm trọng tài thương mại phải có ít nhất bao nhiêu trọng tài viên là sáng lập viên

Tư vấn các quy định của pháp luật về trọng tài thương mại: 1900.6568

Thứ nhất, trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp

Trọng tài có những đặc trưng cơ bản như: Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba – các trọng tài viên hoặc trọng tài viên duy nhất. Trọng tài là bên trung gian, hoàn toàn độc lập với các bên, đứng giữa để giải quyết tranh chấp và đưa ra phán quyết có tính chất bắt buộc để bảo vệ quyền lợi của các bên.Qua đó, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục tố tụng chặt chẽ hơn so với thương lượng và hòa giải. Kết quả của việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài là phán quyết do trọng tài tuyên đối với các đương sự của vụ tranh chấp.

Thứ hai, trọng tài là cơ quan giải quyết các tranh chấp

Trọng tài được hiểu là một cơ quan tài phán độc lập, tồn tại song song với Tòa án. Pháp luật tôn trọng quyền tự do lựa chọn của các bên, khi có tranh chấp trong thương mại phát sinh, các chủ thể có thể lựa chọn hoặc Tòa án hoặc Trọng tài để giải quyết tranh chấp cho mình. Trọng tài là tổ chức xã hội – nghề nghiệp do các trọng tài viên tự thành lập nên để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Quyền lực trọng tài không tự nhiên mà có mà xuất phát từ sự thỏa thuận giữa các chủ thể tranh chấp đối với trọng tài.Phán quyết của trọng tài vừa là sự kết hợp giữa ý chí, sự thỏa thuận của các bên, vừa mang tính tài phán của cơ quan có thẩm quyền xét xử.