Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14)

Bản để in

Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14)

Mục lục

1. TÌM HIỂU CHUNG [edit]

1.1. Tác giả

1.2. Tác phẩm

1.3. Đoạn trích

2. NỘI DUNG [edit]

3. NGHỆ THUẬT [edit]

4. MỞ RỘNG [edit]

TÌM HIỂU CHUNG [edit]

Tác giả

Ngô gia văn phái

  • Là nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)
  • Là dòng họ có truyền thống về học tập, làm quan, văn chương.
  • Gồm 20 tác giả thuộc 9 thế hệ, trên dưới 200 năm, từ đầu thế kỷ thứ XVII đến đầu thế kỷ thứ XX.
  • Hai tác giả chính:
- Ngô Thì Chí (1753-1788) - làm quan dưới thời Lê Chiêu Thống: viết 7 hồi đầu

- Ngô Thì Du (1772-1840) - làm quan dưới triều nhà Nguyễn: viết 7 hồi thuộc phần tục biên (gồm 10 hồi, 3 hồi còn lại có thể do người khác viết), trong đó có hồi thứ 14.

Tác phẩm

Hoàng Lê nhất thống là gì

  • Nhan đề: "Hoàng lê nhất thống chí" (*)(ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê)
  • Thể loại:Chí (là thể văn dùng để ghi chép sự vật, sự việc xảy ra)
  • Hình thức: chương- hồi
  • Chữ viết: chữ Hán
  • Nội dung: viết về sự thật lịch sử trong xã hội phong kiến Việt Nam từ thời nhà Lê, đặc biệt là 30 năm cuối thế kỉ XVIII và một vài năm đầu thế kỉ XIX.

Đoạn trích

  • Xuất xứ: Văn bản thuộc hồi thứ 14 của tác phẩm"Hoàng Lê nhất thống chí"
  • Nội dung: Kể lại sự việc Quang Trung đại phá quân Thanh và sự thất bại thảm hại của nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống


NỘI DUNG [edit]

1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ

Hoàng Lê nhất thống là gì

a. Là con người có lòng yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết tâm chiến đấu vì độc lập - tự do đất nước

  • Khi nhận được tin 20 vạn quân Thanh kéo đến kinh thành Thăng Long, núp dưới chiêu bài "phù Lê diệt Trịnh" mà thực chất là mở cuộc tấn công xâm lược nước ta; Nguyễn Huệ định ngay lập tức"thân chinh cầm quân đi ngay"dẫn quân ra Bắc đánh tan giặc.

b.Là người biết lắng nghe, hành động mạnh mẽ, quyết đoán,nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết

Trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ làm được nhiều việc lớn:

  • Triệu tập binh lính, tướng sĩ họp bàn việc nước, nghe theo lời khuyên của họ.
  • Tế cáo trời đất lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung để khẳng định vị trí đứng đầu, danh chính ngôn thuận để hiệu triệu, tập hợp lực lượng, đoàn kết toàn dân đánh giặc.
  • Đốc suất đại binh ra Bắc
  • Gặp gỡ người cống sĩ ở huyện La Sơn
  • Mở cuộc duyệt binh để tuyển mộ quân lính ở Nghệ An
  • Phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.

b.Là vị chỉ huy có tài điều binh khiển tướng, mưu lược, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tầm nhìn ra trông rộng

  • Tài thu phục lòng người:Thể hiện qua lời phủ dụ binh lính ở Nghệ An

- Bắt đầu bằng một câu hỏi nhằm nêu rõ tình hình, thực trạng nguy cấp của đất nước.

- Nêu lên lí lẽ về ranh giới địa lí, chủ quyền lãnh thổ nhằm khẳng định và khơi dậy ý thức về chủ quyền, lòng tự tôn dân tộc của binh lính.

- Lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của giặc, nêu rõ dã tâm phong kiến phương Bắc từ xưa đến nay và khẳng định chúng là kẻ xâm lược với bản chất dã man, tàn bạo, mưu mô, xảo quyệt nhằm nhắc nhở cảnh tỉnh binh lính về bản chất của kẻ thù, khơi lên lòng căm thù sâu sắc.

- Nêu rõ thực trạng đất nước và mưu đồ của nhà Thanh, nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ xưa, đồng thời kêu gọi quân lính "đồng tâm hiệp lực", ra kỉ luật nghiêm=>thể hiện trách nhiệm, nhiệm vụ của một người dân với đất nước và cũng là mục đích lớn lao của việc triệu tập binh lính, dân quân ra Bắc lúc này của Quang Trung.

Như vậy, Quang Trung đã cổ vũ, động viên binh lính đứng lên đánh giặc và khẳng định đây là hành động đúng đắn của người có hiểu biết, có suy nghĩ, có đạo đức, có lương tâm; đồng thời ông cũng nghiêm khắc răn đe về thái độ không đúng đắn của binh lính.

=> Lời phủ dụ của Quang Trung không chỉ thể hiện tài ăn nói mà còn thể hiện trí tuệ sáng suốt, sự thấu hiểu lòng người và thể hiện là con người có tấm lòng vì nước, vì dân.

  • Tài xét đoán và dùng người

- Hành động, việc làm của Quang Trung tha chết cho các tướng sĩ tại Tam Điệp là Sở và Lân, cho họ lập công chuộc tội thể hiện Quang Trung là người công - tội rõ ràng, hiểu thấu lòng người, dùng người đúng sở trường, sở đoản.

  • Tài mưu lược, trí tuệ sáng suốt, tầm nhìn xa trông rộng

- Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành lại được một tấc đất nào, vậy mà vua Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột "phương lược tiến đánh đã có tính sẵn", tính sẵn là kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng đối với một nước "lớn gấp mười nước mình" để có thể dẹp việc binh đao, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng.

- Hành động mở tiệc khao quân cùng lời hẹn mùng 7 Tết ăn mừng ở Thăng Long thể hiện Quang Trung tin tưởng tuyệt đối vào chiến thắng của ta, vào sức mạnh của binh lính, tướng sĩ; từ đó truyền niềm tin cho binh lính, tướng sĩ, khích lệ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu, quyết tâm cho chiến thắng của họ.

c. Là vị tướng có tài dụng binh như thần

- Vua Quang Trung chỉ huy cuộc hành quân thần tốc: Ngày 25 tháng Chạp bắt đầu xuất quân ở Phú Xuyên (Huế), một tuần lễ sau đã ra đến Tam Điệp (giáp giới Ninh Bình, Thanh Hóa, cách Huế khoảng 500km); đến đêm 30 tháng Chạp đã lập tức lên đường, tiến quân ra Thăng Long. Tất cả đều là đi bộ. Hơn thế nữa, từ Tam Điệp trở ra (khoảng hơn 150km), vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung hoạch định kế hoạch là mồng 7 tháng Giêng sẽ vào ăn Tết ở Thăng Long, trong thực tế đã vượt mức 2 ngày.

- Vừa hành quân ra Bắc, vừa tuyển quân mà đội quân vẫn chỉnh tề nhờ tài tổ chức của người cầm quân: hơn một vạn quân mới tuyển đặt ở trung quân, còn quân tinh nhuệ từ đất Thuận Quảng ra thì bao bọc ở bốn quanh tiền, hậu, tả, hữu.

Có thể thấy, hình tượng anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ được khắc họa chân thực bằng cảm hứng ngợi ca, tự hào và đã trở thành hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp, trở thành biểu tượng của lòng yêu nước, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước. Các tác giả Ngô gia văn phái đã đứng trên lập trường chính nghĩa để phản ánh chân thực lịch sử và khắc họa hình tượng người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ.


2. Hình ảnh, số phận của kẻ bán nước và cướp nước

a. Sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh

  • Tôn Sĩ Nghị: kiêu căng, chủ quan, khinh địch, tự mãn; khi quân Tây Sơn đánh đến nơi thì hèn nhát, ham sống sợ chết:"sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp... chuồn trước qua cầu phao".
  • Quân lính cũng hèn nhát, ham sống sợ chết,"ai nấy đều rụng rời sợ hãi", ra xin hàng hoặc "bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết";"tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều"đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa.

b. Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước, hại dân

  • Vua Lê Chiêu Thống ngu dốt, nhục nhã, đê hèn: vội vã cùng mấy bề tôi thân tín đưa Thái hậu ra ngoài chạy trốn, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền của dân để qua sông, mấy ngày không ăn, may gặp người thổ hào thương tình đón về cho ăn và chỉ đường cho chạy trốn; đuổi theo Tôn Sĩ Nghị, nhìn nhau chỉ biết "than thở, oán giận chảy nước mắt"

* Thái độ của tác giả:

- Đối với vua tôi Lê Chiêu Thống: mỉa mai, châm biếm, có ý thương hại vua Lê - kẻ bán nước phải chịu kết cục tất yếu.

- Đối với kẻ thù: căm giận, khinh bỉ, hả hê trước sự thất bại thảm hại, nhục nhã đến đau đớn của kẻ thù.


NGHỆ THUẬT [edit]

  • Trình tự kể theo diễn biến sự kiện lịch sử
  • Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động, cụ thể, gây được ấn tượng mạnh
  • Khắc họa nhân vật lịch sử chân thực, sống động

-----

MỞ RỘNG [edit]

(*) Tác phẩm"Hoàng Lê nhất thống chí"

  • Là tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 17 hồi.
  • Nội dung:

- Ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê.

- Tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào khoảng 30 năm cuối của thế kỉ XVIII và mấy năm đầu của thế kỉ XIX

- Được coi là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi.


Thẻ từ khoá:
  • Quang Trung
  • quân Thanh
  • Chí
  • tiểu thuyết lịch sử
  • ý nghĩa nhan đề