Mối liên hệ giữa các biến trong nghiên cứu khoa học

Trong việc nghiên cứu khoa học và làm luận văn. Mô hình nghiên cứu là một khái niệm rất quan trọng để đánh giá bài luận. Mô hình nghiên cứu là  một hình vẽ thể hiện mối quan hệ giữa các biến với nhau. Thông dụng nhất biến có hai loại là biến độc lập và biến phụ thuộc. Và mô hình nghiên cứu thể hiện các biến nào quan hệ với nhau như thế nào. Thông thường biến phụ thuộc chính là nằm trong tên của luận văn. Ví dụ tên đề tài là: Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định mua hàng. Thì mô hình nghiên cứu có dạng như sau:

Mối liên hệ giữa các biến trong nghiên cứu khoa học
Mối liên hệ giữa các biến trong nghiên cứu khoa học
Và biến phụ thuộc chính là: "dự định mua hàng", đây là biến quan trọng nhất, cần được đo lường và dự đoán bởi các biến khác trong bài. Các biến khác là biến độc lập, ví dụ như Giá Cả, Chất Lượng… của sản phẩm cần mua

Như vậy các bạn đã hiểu được mô hình nghiên cứu là gì, việc tiếp theo là bàn về tại sao phải xây dựng của mô hình nghiên cứu.

Tại sao phải xây dựng mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu sẽ có các mũi tên một chiều,thể hiện mối quan hệ nguyên nhân vào kết quả, hay còn gọi là các giả thiết nghiên cứu. Mục tiêu là sẽ thu thập số liệu, sau đó dùng phần mềm để kiểm định xem các giả thiết nghiên cứu này đạt hay không đạt.Ví dụ ở đây biến độc lập là chất lượng sản phẩm, biến phụ thuộc là dự định mua. Nếu giả thiết được chấp nhận thì ta kết luận là biến độc lập đó có tác động đến biến phụ thuộc. Có nghĩa là chất lượng sản phẩm có tác động đến dự định mua. Trong trường hợp giả thiết bị bác bỏ thì rõ ràng chất lượng sản phẩm không có tác động đến dự định mua. Điều này liên quan rất nhiều đến việc kết luận, kiến nghị, đề xuất… của luận văn.

Các dạng mô hình nghiên cứu cơ bản:
-Mô hình chỉ có một biến phụ thuộc

Mối liên hệ giữa các biến trong nghiên cứu khoa học

-Mô hình có nhiều hơn một biến phụ thuộc

Mối liên hệ giữa các biến trong nghiên cứu khoa học
-Mô hình có biến điều tiết

 

Mối liên hệ giữa các biến trong nghiên cứu khoa học

-Mô hình có biến trung gian

 

Mối liên hệ giữa các biến trong nghiên cứu khoa học

Và một số mô hình khác, nhưng ở trên là các dạng cơ bản nhất

Tìm mô hình nghiên cứu ở đâu

Cách khoa học nhất, tìm mô hình nghiên cứu, là đọc các bài báo, các luận văn trước. Dĩ nhiên việc này không đơn giản, có thể cần đọc cả trăm bài mới có được ý tưởng cho bài của mình các bạn nhé. Các luận văn trước thì các bạn có thể vào thư viện của trường, còn các bài báo có thể xem ở google scholar, www.researchgate.net, https://sci-hub.tw/( dùng để tải các bài báo miễn phí)…

Sự liên quan giữa mô hình nghiên cứu và bảng câu hỏi.

Mô hình nghiên cứu và bảng câu hỏi có liên quan chặt chẽ với nhau. Tất cả các nhân tố, các ý trong mô hình nghiên cứu đều phải được thể hiện ra bảng câu hỏi, được đo lường qua ý kiến khảo sát. Sau đó mới có đủ số liệu để đưa vào mô  hình và chứng minh giả thiết.

Làm sao biết mô hình nghiên cứu có phù hợp hay không, có đúng đắn hay không?

Điều quan trọng nhất của mô hình nghiên cứu là phải phản ảnh được vấn đề nghiên cứu, và các yếu tố ảnh hưởng tác động đến vấn đề nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu ở đây thường chính là biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu. Do đó việc đề xuất tìm ra mô hình phù hợp sẽ làm mất rất nhiều thời gian. Do đó các bạn phải tìm nhiều tài liệu, đọc nhiều luận văn của các anh chị đi trước, và đề xuất ra mô hình nghiên cứu, sau đó mới gởi cho cho giáo viên để xin ý kiến và bắt đầu triển khai bảng câu hỏi và thu thập số liệu.

Liên hệ nhóm thạc sĩ Hỗ trợ SPSS.

– SMS, Zalo, Viber:

Mối liên hệ giữa các biến trong nghiên cứu khoa học

– Chat Facebook: http://facebook.com/hoidapSPSS/

– Email:                

Mối liên hệ giữa các biến trong nghiên cứu khoa học
Các biến và vai trò của các biến trong mô hình.

Biến độc lập: Biến tác động (giải thích biến thiên) của các biến khác (biến trung gian hoặc phụ thuộc). Một mô hình nghiên cứu có thể có một hay nhiều biến độc lập

Biến phụ thuộc: Biến bị tác động bởi các biến khác, có thể có một hay nhiều biến phụ thuộc trong một mô hình nghiên cứu.

Biến điều tiết (moderating variable): Biến làm thay đổi tác động của biến độc lập và biến phụ thuộc hoặc là độc lập à trung gian à phụ thuộc (biến làm thay đổi mối quan hệ giữa 2 biến khác). Một mô hình nghiên cứu có thể có một hay nhiều biến điều tiết và một biến điều tiết có thể làm thay đổi một hay nhiều tác động của các cặp biến. Biến điều tiết có thể là biến định tính hay định lượng.

Biến trung gian (mediating variable): Biến đóng vai trò trung gian, làm cầu nối giữa biến độc lập và phụ thuộc. Một mô hình có thể có mooht hay nhiều biến trung gian và có thể có một hay nhiều cấp trung gian (A –> B —> C –> D)

Biến kiểm soát (Control variable): Biến kiểm soát mức độ giải thích của chúng như thế nào cho biến thiên của biến phụ thuộc. Biến kiểm soát có thể là định tính hay định lượng, nhưng thường là biến định tính. Biến kiểm soát phổ biến là các biến về đặc điểm của cá nhân như giới tính, độ tuổi,…