Mổ u trực tràng bao nhiêu tiền năm 2024

Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng được chỉ định thực hiện cho những bệnh lý thường gặp ở đại trực tràng, kể cả khối u lành tính và ác tính. So với mổ mở, phương pháp này chỉ xâm lấn tối thiểu, vết mổ nhỏ, thời gian phục hồi nhanh và hạn chế xảy ra nhiều biến chứng.

Mổ u trực tràng bao nhiêu tiền năm 2024

Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng là gì?

Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, tiến hành cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng thông qua vết mổ nhỏ (gồm 4 – 5 lỗ nhỏ, mỗi lỗ khoảng 0,5 – 5cm). Sau phẫu thuật từ 5-7 ngày, người bệnh có thể xuất viện và quay trở lại hoạt động bình thường. Thời gian phục hồi vết thương cũng nhanh hơn so với phẫu thuật mổ mở.[1]

Mổ u trực tràng bao nhiêu tiền năm 2024
Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng để tránh khối u phát triển

Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng điều trị ung thư

Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng điều trị ung thư là phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng để điều trị khối u ác tính, nhằm ngăn chặn sự lây lan của tế bào ung thư. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng đối với ung thư giai đoạn sớm hoặc trung bình.

Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng được chỉ định và chống chỉ định với các đối tượng sau đây:

1. Chỉ định

Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng được chỉ định đối với các trường hợp mắc bệnh: ung thư đại trực tràng, tiền ung thư, polyp đại tràng, sa trực tràng, viêm ruột (Crohn và viêm loét đại tràng), viêm túi thừa đại tràng và thủng đại tràng do chấn thương hoặc dị vật.[2]

2. Chống chỉ định

Một số đối tượng người bệnh không thể thực hiện phẫu thuật nội soi cắt đại tràng, bắt buộc phải chuyển sang phương pháp mổ mở, bao gồm:

  • Người có tiền sử phẫu thuật vùng bụng trước đó gây ra mô sẹo dày đặc
  • Gặp các vấn đề chảy máu trong quá trình phẫu thuật
  • Khối u lớn, chèn ép các cơ quan
  • Nguy cơ hô hấp cao do bơm hơi vào ổ bụng
  • Đối với các trường hợp chống chỉ định, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh lý thực tế và sự an toàn của người bệnh để quyết định chuyển từ phẫu thuật nội soi sang mổ mở.
    Mổ u trực tràng bao nhiêu tiền năm 2024
    Phẫu thuật nội soi cắt bỏ một phần đại tràng

Quy trình phẫu thuật nội soi cắt đại tràng

Quy trình phẫu thuật nội soi cắt đại tràng diễn ra như sau:

1. Chuẩn bị phẫu thuật

Trước khi phẫu thuật, hầu hết các bệnh lý đại tràng đều được chẩn đoán bằng một trong hai phương tiện: nội soi hoặc chụp đại tràng cản quang. Ống nội soi sử dụng là loại ống mềm, dày bằng ngón trỏ, có thể uốn cong, được đưa vào hậu môn, sau đó đi qua toàn bộ ruột già. Đây là phương pháp này được sử dụng chủ yếu. Đối với phương pháp thứ 2, thuốc cản quang (barium sulfate ) được đưa vào trực tràng và sử dụng áp lực vừa phải để đẩy khắp toàn bộ ruột già. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định chụp CT bụng. Tất cả các phương pháp trên đều nhằm mục đích thu thập hình ảnh chi tiết bên trong đại tràng.

Tiếp theo, các thủ tục chuẩn bị bao gồm:

Mổ u trực tràng bao nhiêu tiền năm 2024

  • Người bệnh làm xét nghiệm máu, đánh giá sức khỏe chung, chụp X-quang ngực, điện tâm đồ tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe.
  • Bác sĩ phẫu thuật xem xét lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của phẫu thuật nội soi đối với trường hợp của người bệnh và tiến hành ký văn bản đồng ý phẫu thuật.
  • Tùy vào tình trạng cụ thể, người bệnh có thể cần truyền máu trước và sau mổ hoặc không.
  • Người bệnh nên tắm vào đêm hôm trước hoặc buổi sáng trước khi phẫu thuật.
  • Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh không ăn trước khi phẫu thuật, có thể cần uống dung dịch thuốc sổ dạng chất lỏng trong suốt, thuốc nhuận tràng hoặc thụt rửa đại trực tràng vài ngày trước khi phẫu thuật.
  • Người bệnh có thể cần dùng thuốc kháng sinh trước khi mổ.
  • Người bệnh tạm ngưng uống các loại thuốc như aspirin, thuốc làm loãng máu, thuốc chống viêm (thuốc trị viêm khớp) và vitamin trong vòng vài ngày đến một tuần trước khi phẫu thuật ( theo hướng dẫn của chuyên gia).
  • Không sử dụng thuốc giảm cân trong vòng hai tuần trước khi phẫu thuật
  • Bỏ hút thuốc lá

Ca phẫu thuật có thể phải dời lại nếu người bệnh không đáp ứng đầy đủ các vấn đề nêu trên nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, tránh biến chứng nguy hiểm.

2. Phẫu thuật cắt đại tràng nội soi thực hiện thế nào?

Bác sĩ sử dụng một camera nhỏ chuyên dụng, đưa vào một ống thông dạng rỗng kích thước nhỏ để quan sát và thao tác trong ổ bụng. Trước khi bắt đầu phẫu thuật, khoang bụng sẽ được bơm khí carbon dioxide. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh phóng đại về các cơ quan nội tạng trên màn hình và tiến hành cắt bỏ đại tràng thông qua các ống thông.

Sở dĩ phẫu thuật cắt đại tràng nội soi hiện đại sử dụng khí carbon dioxide bởi dễ hấp thụ hơn so với không khí trong phòng. Điều này giúp giảm áp lực cho ruột, hạn chế chấn thương, đảm bảo độ an toàn và hiệu quả lâm sàng cao. Ngoài ra, khí carbon dioxide còn giúp bác sĩ dễ dàng xác định vị trí khối u cũng như nhiều ứng dụng tiềm năng khác trong phẫu thuật nội soi cắt đại tràng.

3. Sau khi phẫu thuật nội soi cắt đại tràng

Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo vết thương sớm phục hồi:

  • Người bệnh được khuyến khích đi bộ nhẹ nhàng sau ngày phẫu thuật để giảm bớt sự đau nhức trong cơ bắp.
  • Người bệnh sẽ được hướng dẫn ăn uống sớm để đường tiêu hóa mau hồi phục
  • Người bệnh có thể quay trở lại các hoạt động thường ngày sau 1 – 2 tuần: lái xe, leo cầu thang, quan hệ tình dục, tắm rửa…
  • Tái khám theo chỉ định của bác sĩ, thông thường là sau 2 tuần.

Nếu phẫu thuật cắt đại tràng và làm hậu môn nhân tạo cũng được thực hiện đồng thời, người bệnh sẽ được hướng dẫn cách làm rỗng túi hậu môn nhân tạo và vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày. Đối với phẫu thuật cắt đại tràng tạm thời, người bệnh cần thực hiện phẫu thuật lần 2 (sau khoảng 3 tháng) để tái lập lưu thông đường ruột.

Mổ u trực tràng bao nhiêu tiền năm 2024
Người bệnh tái khám sau phẫu thuật nội soi cắt đại tràng

Ưu nhược điểm

Phương pháp phẫu thuật nội soi cắt đại tràng sở hữu những ưu nhược điểm như sau:

1. Ưu điểm của phẫu thuật nội soi cắt đại tràng

So với phẫu thuật mổ mở, phẫu thuật nội soi cắt đại tràng có nhiều ưu điểm nổi trội hơn, bao gồm:

  • Vết mổ nhỏ hơn
  • Để lại ít sẹo hơn
  • Thời gian phục hồi sau phẫu thuật ngắn hơn
  • Ít chảy máu
  • Giảm tai biến cũng như biến chứng so với mổ mở

2. Rủi ro của phẫu thuật cắt bỏ đại tràng nội soi

Rủi ro của phẫu thuật nội soi cắt bỏ đại tràng ít hơn so với phẫu thuật mổ mở, nhưng đôi khi vẫn không thể tránh khỏi xảy ra các vấn đề sau:

  • Nhiễm trùng
  • Chảy máu quá nhiều từ vết mổ
  • Tổn thương các cơ quan lân cận (ruột non, niệu quản, bàng quang…) hoặc mạch máu
  • Phản ứng dị ứng với thuốc gây mê hoặc các loại thuốc khác sử dụng trong quá trình phẫu thuật.
  • Các cục máu đông di chuyển đến phổi gây thuyên tắc phổi

Người bệnh cần theo dõi cơ thể sau phẫu thuật, thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường sau đây:

  • Sốt dai dẳng trên 39 độ C
  • Chảy máu trực tràng – hậu môn
  • Bụng sưng to
  • Cơn đau không cải thiện sau khi dùng thuốc
  • Buồn nôn hoặc nôn dai dẳng
  • Ớn lạnh hoặc lạnh run
  • Ho dai dẳng hoặc khó thở
  • Chảy mủ từ vết mổ
  • Bạn không thể ăn hoặc uống chất lỏng

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) thuộc Hệ thống BVĐK Tâm Anh là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho người bệnh gặp các vấn đề về đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng.

Nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội soi tiêu hóa – Nội khoa và Ngoại khoa Tiêu hóa – Gan Mật Tụy – Hậu môn trực tràng chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, các phương pháp ngoại khoa tiên tiến được áp dụng trong các lĩnh vực Nội soi và Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục, không để lại sẹo với các tên tuổi hàng đầu như TS.BS Đỗ Minh Hùng, TTƯT.TS.BS Phạm Hữu Tùng, BS.CKII Nguyễn Quốc Thái, TS.BS Trần Thanh Bình, ThS.BS.CKII Trần Hiếu Nhân, BS.CKII Hồ Thị Bích Thủy, BS.CKI Đặng Lê Bích Ngọc; điều trị Gan Mật Tụy kỹ thuật hiện đại với TS.BS Phạm Công Khánh, BS.CKII Võ Ngọc Bích; thăm khám và tư vấn bệnh lý nội tiêu hóa với ThS.BS.CKII Lê Thanh Quỳnh Ngân, BS.CKI Huỳnh Văn Trung, BS.CKI Hoàng Đình Thành, ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc Bích, ThS.BS.CKI Đoàn Hoàng Long; phẫu thuật trong điều trị các bệnh lý hậu môn trực tràng như ThS.BS Nguyễn Văn Hậu, ThS.BS Ngô Hoàng Kiến Tâm, ThS.BS Nguyễn Thanh Biên…

Các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp cũng dẫn đầu với các kỹ thuật hiện đại trong phẫu thuật nội soi ổ bụng với các tên tuổi chuyên gia như TTƯT.PGS.TS Triệu Triều Dương, ThS.BS.CKII Nguyễn Văn Trường, ThS.BS Lê Văn Lượng… Các chuyên gia thuộc lĩnh vực nội soi tiêu hóa tiêu biểu như TS.BS Vũ Trường Khanh, BSNT Đào Trần Tiến, BSNT Hoàng Nam, BS.CKII Bùi Quang Thạch…

Ngoài ra, bệnh viện còn được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Trên đây là tổng quan các thông tin liên quan đến phương pháp phẫu thuật nội soi cắt đại tràng, quy trình thực hiện, ưu nhược điểm, biến chứng có thể gặp phải và các trường hợp chỉ định, chống chỉ định thường gặp. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, người bệnh đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích liên quan đến vấn đề điều trị và chăm sóc sức khỏe.

Mổ cắt bỏ khối u đại tràng hết bao nhiêu tiền?

Tùy từng phương pháp mà bác sĩ chỉ định hoặc phương pháp phẫu thuật phù hợp với người bệnh, chi phí phẫu thuật sẽ khác nhau. Chi phí phẫu thuật ung thư đại tràng theo phương pháp mổ mở thường dao động 10 – 15 triệu đồng. Chi phí mổ nội soi ung thư đại tràng thường dao động từ 20 – 30 triệu đồng.

1 ca mổ u não hết bao nhiêu tiền?

Chi phí phẫu thuật u màng não Chi phí dao động trong khoảng từ 40.000.000 đến 100.000.000 đồng bao gồm phương pháp thực hiện ca phẫu thuật, đội ngũ y bác sĩ, thuốc, vật tư y tế và các dịch vụ hỗ trợ. Sau phẫu thuật u màng não, bệnh nhân cần thời gian để hồi phục và điều trị hậu quả sau mổ.

Mổ ung thư đại tràng sống được bao lâu?

Như đã đề cập ở trên, việc điều trị ung thư đại tràng di căn nếu hiệu quả thì bệnh nhân có thể sống trên 5 năm. Trường hợp này chỉ chiếm 10 đến 20%. Tức là cứ 100 người điều trị ung thư đại tràng thì chỉ có khoảng 10 đến 20 người có thể sống sau 5 năm.

Phẫu thuật nội soi trực tràng bao nhiêu tiền?

Phẫu thuật nội soi đại tràng: Chi phí khoảng 20-30 triệu đồng. Tuy phương pháp này đắt hơn phẫu thuật thường nhưng có nhiều ưu điểm hơn như không đau, không chảy máu, vết sẹo nhỏ, mang lại tính thẩm mỹ cao nên ngày càng được sử dụng phổ biến.