Mô hình ngân hàng trung ương Mỹ

Cục dự trữ liên bang Mỹ (Federal Reserve – Fed) là NHTW của Hoa Kỳ, và là nơi phát hành cũng như kiểm soát nguồn cung đồng dollar Mỹ (USD).

Fed được thành lập vào năm 1913, với trụ sở được đặt tại thủ đô Washington. Dưới trụ sở, Fed cũng có 12 ngân hàng Dự trữ khác trong hệ thống (Federal Reserve Districts) tại 12 bang khác nhau tại Mỹ.

Mô hình ngân hàng trung ương Mỹ
Hệ thống các Ngân hàng Dự trữ tại Mỹ

Mục tiêu của Fed

Giống nhiều NHTW khác, mục tiêu kiểm soát lạm phát luôn được Fed đặt lên hàng đầu. Cụ thể, các chính sách tiền tệ của Fed đều hướng đến 3 mục tiêu chính:

  • Giữ vững lạm phát ổn định ở mức 2% (mục tiêu này đã được điều chỉnh thành trung bình 2% trong cuộc họp tháng 9/2020)
  • Tối đa hóa việc làm, hướng đến mục tiêu tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên nằm trong khoảng 4.7-5.8%.
  • Duy trì lãi suất dài hạn ở mức vừa phải.

Chủ tịch & Hội đồng Thống đốc

Chủ tịch (Chairman) hiện tại của Fed là ông Jerome Powell, cũng là một thành viên trong Hội đồng Thống đốc (Board of Governors) của Fed. Hội đồng Thống đốc là hội đồng đứng đầu trong tổ chức của Fed, chịu trách nhiệm về các quyết định chính sách tiền tệ. Hội đồng gồm 7 thành viên, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và 5 thành viên khác. Chủ tịch và Phó Chủ tịch được Tổng thống lựa chọn trong số 7 thành viên, và được chấp thuận bởi Thượng viện. Một nhiệm kỳ của Chủ tịch và Phó chủ tịch thường kéo dài 4 năm.

Hiện tại, Hội đồng Thống đốc của Fed chỉ còn 5 thành viên (2 vị trí trống), cùng với một chức vụ Phó chủ tịch Giám sát được bổ sung kể từ năm 2017. Các thành viên trong hội đồng hiện bao gồm:

  • Ông Jerome H. Powell, Chủ tịch
  • Ông Richard H. Clarida, Phó Chủ tịch
  • Ông Randal K. Quarles, Phó chủ tịch giám sát
  • Bà Michelle W. Bowman
  • Bà Lael Brainard
Mô hình ngân hàng trung ương Mỹ
Chủ tịch Jerome Powell

Chính sách tiền tệ

Giống như nhiều NHTW khác, Fed cũng có những công cụ chính sách tiền tệ như dự trữ bắt buộc, lãi suất và OMO. Ngoài ra kể từ tháng 11/2008, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Fed đã lần đầu tiên sử dụng chính sách nới lỏng định lượng lần đầu tiên trong tiền lệ của NHTW này.

Lãi suất điều hành và lãi suất chính sách

Lãi suất chính sách mà Fed quy định là lãi suất liên bang (Federal funds rate). Đây là mức lãi suất mục tiêu mà Fed hướng tới đối với lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm, thông qua tài khoản của các ngân hàng thương mại đặt tại Fed, nhằm đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Do đó lãi suất này được Fed quy định trong một phạm vi, bởi lãi suất liên ngân hàng biến động khá nhiều và NHTW này không thể kiểm soát được trực tiếp. Hiện tại, lãi suất Fed funds đang ở phạm vi 0.00-0.25%, được Fed điều chỉnh vào ngày 16/3/2020 trong cuộc họp FOMC bất thường. Fed đã hạ lãi suất khẩn cấp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát.

Mô hình ngân hàng trung ương Mỹ
Lãi suất quỹ liên bang (biên trên) qua từng năm. Nguồn: Federal Reserve, ảnh: Tradingeconomics

Một loại lãi suất khác cũng được Fed đưa ra trong chính sách tiền tệ, đó là lãi suất tái chiết khấu (discount rate). Đây là mức lãi suất mà các ngân hàng thương mại phải trả khi vay tiền tại Fed, có đảm bảo bằng giấy tờ có giá như trái phiếu Kho bạc, với kỳ hạn tương đối ngắn (còn được gọi là vay thông qua cửa sổ chiết khấu (discount window)). Lãi suất tái chiết khấu được chia làm một số loại nhỏ hơn, bao gồm lãi suất tín dụng sơ cấp (primary credit rate)lãi suất tín dụng thứ cấp (secondary credit rate). Lãi suất sơ cấp được áp dụng khi các tổ chức tín dụng đáp ứng được một số yêu cầu của Fed, nếu không họ sẽ phải vay với mức lãi suất thứ cấp. Lãi suất sơ cấp thường có giá trị bằng mức giới hạn trên của lãi suất quỹ liên bang, trong khi lãi suất thứ cấp cao hơn lãi suất sơ cấp 50 điểm cơ bản. Hiện tại, các mức lãi suất này đang lần lượt ở mức 0.25% và 0.75%.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Cũng trong cuộc họp FOMC bất thường vào ngày 16/3 vừa qua, các thành viên cũng đã thống nhất hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của toàn bộ các tài khoản tiền gửi về mức 0%. Điều này góp phần làm gia tăng hơn nữa cung tiền, hạ lãi suất trên thị trường và kích thích nền kinh tế.

Nới lỏng định lượng (Quantitative Easing – QE)

Nếu như OMO chỉ dừng lại trong phạm vi mua trái phiếu chính phủ mà các ngân hàng thương mại nắm giữ, thì QE như một phiên bản nâng cấp của OMO, khi đó NHTW sẽ mua thêm nhiều giấy tờ có giá hơn như trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu trên thị trường thứ cấp (bạn đọc có thể xem thêm tại bài viết về QE của Dubaotiente tại đây).

QE được Fed áp dụng lần đầu tiên vào tháng 11/2008, thời gian sau của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ. Các chính sách trước đó tỏ ra không hiệu quả bởi (1) nó không thể làm tăng cung tiền đủ để kích thích nền kinh tế hồi phục và (2) sau khi một loạt các ngân hàng như Lehman Brothers phá sản, các ngân hàng thương mại tỏ ra dè chừng hơn khi cho vay vì lo ngại tình trạng vỡ nợ, dẫn đến lượng cung tiền được bơm vào hệ thống các ngân hàng rơi vào bẫy thanh khoản. Gói QE đầu tiên (sau được đặt tên là QE1) với quy mô 600 tỷ USD cho các loại trái phiếu được bảo đảm bằng nhà ở (MBS), sau đó đến tháng 3/2009, quy mô của gói QE1 được mở rộng thêm 750 tỷ USD cho MBS và 300 tỷ USD trái phiếu Kho bạc.

Cho đến nay, Fed đã tung ra tổng cộng 4 gói QE. Gói QE gần nhất được tung ra vào ngày 23/3/2020, khi đại dịch COVID-19 tàn phá nền kinh tế, với quy mô không giới hạn.

Chương trình cho vay Main Street

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, ngoài chương trình QE không giới hạn, Fed cũng đưa ra chương trình cho vay Main Street, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn do đại dịch. Fed Boston là ngân hàng chịu trách nhiệm chính về chương trình này, họ thành lập một cơ sở tín dụng chuyên biệt, cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông qua chương trình này, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các khoản vay nhằm hỗ trợ vấn đề thanh khoản. Kỳ hạn của khoản vay lên tới 5 năm.

Cuộc họp Ủy ban Thị trường mở Liên bang

Những quyết định về chính sách tiền tệ của Fed chỉ được thảo luận và quyết định trong cuộc họp Ủy ban Thị trường mở (Federal Open Market Committee – FOMC). Cuộc họp này được tổ chức định kỳ 8 lần trong một năm, đôi khi cũng có thể có các cuộc họp bất thường như ngày 16/3/2020 vừa rồi. Chi tiết về cuộc họp này bạn hãy xem tại một bài viết của Dubaotiente tại đây.

Biên bản của cuộc họp FOMC cũng sẽ được công bố 3 tuần sau cuộc họp.

Biểu đồ Dot Plot

Đây là một vấn đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm sau mỗi cuộc họp FOMC. Biểu đồ này thể hiện dự báo của các quan chức Fed về lãi suất quỹ liên bang vào cuối mỗi năm, thường sẽ là cuối năm hiện tại và 2 năm sau đó, và dự báo về lãi suất dài hạn cũng sẽ được họ dự báo trên biểu đồ. Mỗi dấu tròn trên biểu đồ thể hiện dự báo của một thành viên. 19 quan chức của Fed sẽ đưa ra dự báo của họ về lãi suất, bao gồm 7 thành viên trong Hội đồng Thống đốc, và 12 chủ tịch Fed tại 12 Ngân hàng Dự trữ trong hệ thống của Fed. Tuy nhiên hiện tại Hội đồng Thống đốc đang có hai ghế bỏ trống, nên trong biểu đồ Dot Plot dưới đây, bạn sẽ chỉ nhìn thấy 17 dấu tròn tại mỗi cột. Có thể dễ dàng nhận thấy, trong các năm 2020 và 2021, toàn bộ 17 thành viên đều dự báo lãi suất sẽ nằm trong phạm vi 0.00-0.25%, 15 thành viên dự báo lãi suất sẽ không đổi cho đến năm 2022, và lãi suất dài hạn được dự báo nhiều nhất ở mức 2.5%.

Mô hình ngân hàng trung ương Mỹ
Biểu đồ Dot Plot kỳ họp 16/9/2020. Ảnh: Federal Reserve

FED là gì? Tìm hiểu về Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ? Các thông tin cơ bản về Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED)?

Hệ thống Dự trữ Liên bang không thuộc “sở hữu” của bất kỳ ai. Nó được tạo ra vào năm 1913 bởi Đạo luật Dự trữ Liên bang để phục vụ như là ngân hàng trung ương của quốc gia. Hội đồng Thống đốc là một cơ quan của chính phủ liên bang, báo cáo và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Quốc hội. Vậy Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ được hiểu như thế nào?

Mô hình ngân hàng trung ương Mỹ

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

1. FED là gì?

– Cục Dự trữ Liên bang (tiếng Anh: Federal Reserve System – Fed), hệ thống Dự trữ Liên bang (FRS), thường được gọi đơn giản là Fed, là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ và được cho là tổ chức tài chính quyền lực nhất trên thế giới. Nó được thành lập để cung cấp cho đất nước một hệ thống tài chính tiền tệ an toàn, linh hoạt và ổn định. Ngân hàng trung ương là một tổ chức tài chính được đặc quyền kiểm soát việc sản xuất và phân phối tiền và tín dụng cho một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia. Trong các nền kinh tế hiện đại, ngân hàng trung ương thường chịu trách nhiệm hoạch định  chính sách tiền tệ  và điều tiết các ngân hàng thành viên.

– Lịch sử hình thành: Fed được thành lập theo Đạo luật Dự trữ Liên bang , được Tổng thống Woodrow Wilson ký vào ngày 23 tháng 12 năm 1913, để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính năm 1907. Trước đó, Mỹ là cường quốc tài chính lớn duy nhất không có ngân hàng trung ương. Sự ra đời của nó đã bị kết thúc bởi các cuộc khủng hoảng tài chính lặp đi lặp lại ảnh hưởng đến nền kinh tế Hoa Kỳ trong thế kỷ trước, dẫn đến sự gián đoạn kinh tế nghiêm trọng do các ngân hàng thất bại và phá sản kinh doanh . Một cuộc khủng hoảng vào năm 1907 đã dẫn đến những lời kêu gọi thành lập một thể chế có thể ngăn chặn sự hoảng loạn và gián đoạn.

– Quyền hạn: Fed có quyền hành động rộng rãi để đảm bảo sự ổn định tài chính và nó là  cơ quan quản lý chính  của các ngân hàng là thành viên của Hệ thống Dự trữ Liên bang. Nó đóng vai trò là người  cho vay phương sách cuối cùng  đối với các tổ chức thành viên không có nơi nào khác để vay. Thường được gọi đơn giản là Fed, nó có nhiệm vụ đảm bảo có sự ổn định tài chính trong hệ thống. Nó cũng là cơ quan quản lý chính của các tổ chức tài chính của đất nước.

– Hệ thống Fed: Hệ thống được tạo thành từ 12 Ngân hàng Liên bang khu vực . Các công ty này có trụ sở tại Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas và San Francisco.

– Nhiệm vụ của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ:   Các mục tiêu chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang gồm hai mặt : thúc đẩy các điều kiện kinh tế đạt được (1) giá cả ổn định và (2) việc làm bền vững tối đa. Các nhiệm vụ của Fed có thể được phân loại thêm thành bốn lĩnh vực chung:

+ Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động đến các điều kiện tiền tệ và tín dụng trong nền kinh tế Hoa Kỳ để đảm bảo việc làm tối đa, giá cả ổn định và lãi suất dài hạn vừa phải .

+ Giám sát và điều tiết các tổ chức ngân hàng nhằm đảm bảo sự an toàn của hệ thống tài chính ngân hàng Hoa Kỳ và bảo vệ quyền tín dụng của người tiêu dùng.

+ Duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và có rủi ro hệ thống .

+ Cung cấp các dịch vụ tài chính, bao gồm vai trò nòng cốt trong việc vận hành hệ thống thanh toán quốc gia, các tổ chức lưu ký, chính phủ Hoa Kỳ và các tổ chức chính thức nước ngoài.

– Cơ cấu tổ chức của Fed: Có bảy thành viên của Hội đồng Thống đốc, những người được đề cử bởi tổng thống và được Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận. Mỗi thống đốc phục vụ tối đa 14 năm, và mỗi lần bổ nhiệm thống đốc được bổ nhiệm hai năm để hạn chế quyền lực của tổng thống. Ngoài ra, luật pháp quy định rằng các cuộc hẹn đại diện cho tất cả các lĩnh vực rộng lớn của nền kinh tế Hoa Kỳ.

– Fed độc lập: Sự độc lập của ngân hàng trung ương đề cập đến câu hỏi liệu những người giám sát chính sách tiền tệ có nên bị ngắt kết nối hoàn toàn với lĩnh vực chính phủ hay không. Những người ủng hộ sự độc lập thừa nhận ảnh hưởng của chính trị trong việc thúc đẩy chính sách tiền tệ có thể ủng hộ việc tái bầu cử trong thời gian gần nhưng gây ra thiệt hại kinh tế lâu dài về sau. Những người chỉ trích sự độc lập nói rằng ngân hàng trung ương và chính phủ phải được phối hợp chặt chẽ trong chính sách kinh tế của họ và các ngân hàng trung ương phải có sự giám sát về mặt quy định.

– Fed cũng được coi là độc lập vì các quyết định của nó không phải được tổng thống hoặc bất kỳ quan chức chính phủ nào khác phê chuẩn. Tuy nhiên, nó vẫn phải chịu sự giám sát của Quốc hội và phải hoạt động trong khuôn khổ các mục tiêu chính sách kinh tế và tài khóa của chính phủ. Lo ngại về việc mở rộng bảng cân đối của Cục Dự trữ Liên bang và các gói cứu trợ rủi ro  cho các công ty như American International Group, Inc. (AIG) đã dẫn đến yêu cầu tăng cường  tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.5 6 Các cuộc gọi gần đây ở Washington để “kiểm toán” Cục Dự trữ Liên bang có khả năng làm suy yếu tình trạng độc lập của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ.  Fed được coi là độc lập vì các quyết định của nó không cần phải được phê chuẩn.

– Nguồn thu nhập chính của Fed là phí lãi đối với một loạt chứng khoán của chính phủ Hoa Kỳ mà họ đã mua được thông qua các hoạt động thị trường mở (OMO) . Các nguồn thu nhập khác bao gồm lãi đầu tư bằng ngoại tệ, lãi cho vay các tổ chức lưu ký và phí dịch vụ –  chẳng hạn như thanh toán bù trừ séc và chuyển tiền –  được cung cấp cho các tổ chức này. Sau khi thanh toán các khoản chi phí, Fed chuyển phần còn lại của khoản thu nhập của mình cho Bộ Tài chính Hoa Kỳ .

– Hệ thống thanh toán của Cục Dự trữ Liên bang, thường được gọi là Fedwire, di chuyển hàng nghìn tỷ đô la hàng ngày giữa các ngân hàng trên khắp Hoa Kỳ. Giao dịch là để thanh toán trong ngày. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính 2008  , Fed đã chú ý nhiều hơn đến rủi ro tạo ra bởi độ trễ thời gian giữa thời điểm các khoản thanh toán được thực hiện sớm trong ngày và khi chúng được giải quyết và đối chiếu. Các tổ chức tài chính lớn đang bị Fed gây áp lực để cải thiện việc giám sát thời gian thực đối với các khoản thanh toán và  rủi ro tín dụng , vốn chỉ có sẵn vào cuối ngày.

– Hội đồng Thống đốc của Cục Dự trữ Liên bang chịu trách nhiệm thiết lập các yêu cầu về dự trữ . Đây là lượng tiền mà các ngân hàng bắt buộc phải giữ để đảm bảo họ có đủ để đáp ứng các khoản rút tiền đột ngột. Nó cũng đặt ra lãi suất chiết khấu , là lãi suất mà Fed tính đối với các khoản vay dành cho các tổ chức tài chính và các ngân hàng thương mại khác. Mặt khác, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) là cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ chính của Cục Dự trữ Liên bang. Nó chịu trách nhiệm cho các hoạt động thị trường mở bao gồm cả việc mua và bán chứng khoán của chính phủ.

– FOMC bao gồm Hội đồng Thống đốc – được gọi là Hội đồng Dự trữ Liên bang (FRB) – chủ tịch của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, và chủ tịch của bốn Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực khác phục vụ trên cơ sở luân phiên.

– Ủy ban chịu trách nhiệm về các quyết định chính sách tiền tệ, được phân thành ba lĩnh vực – tối đa hóa việc làm, ổn định giá cả và điều tiết lãi suất dài hạn. Hai điều đầu tiên được gọi là nhiệm vụ kép của Fed. Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu, bao gồm cả Fed, cũng đã sử dụng một công cụ được gọi là  nới lỏng định lượng (QE)  để mở rộng tín dụng tư nhân, hạ lãi suất và tăng hoạt động đầu tư và thương mại thông qua việc ra quyết định của FOMC. Nới lỏng định lượng chủ yếu được sử dụng để kích thích các nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái khi tín dụng khan hiếm, ví dụ như trong và sau  cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 .