Mì omachi có tốt không

PGS-TS Lê Bạch Mai - nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho biết tin đồn mì gói độc hại, nguyên nhân gây bệnh tim mạch, suy thận, hại gan, ung thư là thiếu căn cứ. “Người tiêu dùng cần hiểu rõ các chất phụ gia được phép cho vào trong thực phẩm, bao gồm cả trong mì ăn liền đều được quy định giới hạn về hàm lượng an toàn, nằm trong tiêu chuẩn cho phép, được cơ quan quản lý kiểm soát chặt chẽ”, PGS-TS Lê Bạch Mai nói.

Mì omachi có tốt không

Là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng mì ăn liền lại dính nhiều “tin đồn” thất thiệt

Mì ăn liền đã được Ban kỹ thuật Codex quốc tế thiết lập tiêu chuẩn CODEX STAN 249-2006 (tiêu chuẩn của Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế). Tại Việt Nam, Tổng Cục đo lường chất lượng Việt Nam cũng ban hành TCVN 7879:2008 đối với các sản phẩm mì ăn liền. Theo đó, mì ăn liền của các nhà sản xuất lớn ở Việt Nam đều phải đảm bảo tuân thủ các quy định về nguồn gốc xuất xứ, thành phần nguyên liệu và phụ gia sử dụng, hàm lượng cho phép…

Do vậy, người tiêu dùng có thể tin tưởng, an tâm chọn loại mì ăn liền được cơ quan chức năng cấp phép lưu hành và giám sát chất lượng, được sản xuất bởi những công ty uy tín, áp dụng quy trình sản xuất hiện đại.

Đồng quan điểm, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết thế giới chưa ghi nhận kết quả nghiên cứu khoa học nào chứng minh mì gói là nguyên nhân gây ung thư. Những tin đồn về tác hại của mì gói khiến người tiêu dùng rơi vào tình trạng vừa ăn vừa lo.

Phân tích dưới góc độ của một chuyên gia công nghệ thực phẩm, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, trên thực tế, việc sản xuất mì ăn liền ở các công ty uy tín đều phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, sử dụng nguyên liệu nằm trong danh mục quy định của Bộ Y tế và rất phổ biến như: bột mì, muối ăn, bột ngọt, dầu chiên, ớt, tỏi, hành, rau củ sấy khô…

\n

Việc kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào ở các công ty lớn, có uy tín cũng rất chặt chẽ, đảm bảo tất cả yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế. Vì thế, không thể có tình trạng nguyên liệu bị hư hỏng hoặc không rõ nguồn gốc được đưa vào sản xuất.

Vấn đề dầu chiên và quá trình chiên, theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, cũng đã được các công ty có uy tín kiểm soát chặt chẽ, chủ động khống chế được sự hình thành các chất không tốt cho cơ thể người tiêu dùng.

Đầu tiên phải kể đến việc dùng loại dầu không dễ bị biến chất trong quá trình chiên, giúp không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Loại dầu này có nguồn gốc từ dầu cọ (dầu thực vật), sản xuất bằng phương pháp làm lạnh tự nhiên. Cùng với đó, việc kiểm soát nhiệt độ chiên ổn định (khoảng 160 - 165 độ C) và rút ngắn thời gian chiên để không xuất hiện quá trình Acrolein (hình thành do sự phân hủy của glycerin ở nhiệt độ trên 180 độ C), nên loại bỏ được nguyên nhân gây ung thư trong quá trình chiên thực phẩm.

Không những thế, trong quá trình chiên, mỗi lượt mì đi qua chảo chiên chỉ mất khoảng 2,5 phút và làm hao hụt một lượng dầu nhất định. Do đó, dầu mới sẽ được bổ sung đều đặn, liên tục thông qua hệ thống định lượng tự động. Đồng thời, dầu luôn được kiểm soát mức độ ô xy hóa theo TCVN và Codex để đảm bảo nằm trong giới hạn chất lượng cho phép (nhỏ hơn hoặc bằng 2 mg KOH/gram dầu).

Từ những tìm hiểu, phân tích thực tế, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, người tiêu dùng không cần lo lắng về tính an toàn của mì ăn liền. Thay vào đó, người tiêu dùng nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng cân bằng và vận động hợp lý. Khi ăn mì ăn liền, nên bổ sung thêm rau xanh (rau muống, cải xanh, xà lách xoong, nấm rơm, rau thơm…); hải sản (tôm, mực, cua…); thịt (heo, bò, gà); cá, trứng… để tô mì thêm giàu dinh dưỡng và ngon miệng.

Bằng những chiêu thức quảng cáo quá sự thật, nhiều nhãn hiệu mì gói đã lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng để giành lợi thế về mình trong cuộc đua cạnh tranh khốc liệt giành thị phần. Hàm lượng thành phần của mì khoai tây so với mì khác không có sự khác biệt.

Theo số liệu thống kê không chính thức, tại Việt Nam có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền với sản lượng 6 tỷ gói một năm. Nước ta là thị trường rất hấp dẫn đối với sản phẩm này, vì thế đã xảy ra những cuộc cạnh tranh khốc liệt và các chiêu thức quảng cáo cũng được nhiều doanh nghiệp lợi dụng triệt để, hòng giành lợi thế về mình.

Do xem quảng cáo quá nhiều, không ít người tiêu dùng mặc định cho rằng sợi mì Omachi được làm từ khoai tây, ăn loại mì này đảm bảo chất lượng và không bị nóng. Những lời quảng cáo đánh trúng tâm lý tiêu dùng khiến giá cả và số lượng tiêu thụ loại mì này tăng theo cấp số nhân.

Trước đây, các phương tiện truyền thông từng xôn xao việc nhãn hiệu mì Omachi quảng cáo 100% làm từ khoai tây, nhưng bên trong bao bì của gói mì, lượng bột khoai tây chỉ có 5%. Điều này cũng khiến người tiêu dùng hoang mang một thời gian, rồi mọi việc lại chìm vào quên lãng.

Cho đến nay, khi vấn đề chất lượng an toàn thực phẩm trong nước tiếp tục đặt ra, nhiều người tiêu dùng mới cảm thấy băn khoăn, không biết chất lượng các sản phẩm này có thực sự như quảng cáo?

Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, đại học Bách Khoa Hà Nội, để sản xuất mì gói, ngoài bột mì, nhà sản xuất còn đưa những loại bột khác vào thay thế như: ngô, sắn, thậm chí là bột gạo, bột từ củ như khoai tây. Nhưng tất cả các loại bột ấy đều thua kém bột mì vì hàm lượng gluten thấp.

Mì omachi có tốt không

Omachi đánh tráo khái niệm gây sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Ảnh minh họa.

Do lượng gluten thấp nên những loại bột này chỉ là giải pháp thay thế cho bột mì khi nguồn nguyên liệu này bị hạn chế.

Bên cạnh đó, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh cũng cho rằng, các loại mì ăn liền chỉ được pha chế một lượng bột khoai tây nhất định. Ngoài thành phần đó, có thể nhận thấy hàm lượng thành phần của mì khoai tây so với mì khác không có sự khác biệt. Thực tế, khoai tây cũng giống như loại củ quả cung cấp tinh bột khác, đều gây ra cảm giác nóng cho người sử dụng.

Sự thật này bị “tố cáo” ngay trong clip quảng cáo trà thảo mộc Dr. Thanh “ăn bánh snack, khoai tây chiên… nóng trong người…”.

Trong khi nhà sản xuất mì khoai tây Omachi cho rằng sử dụng các sản phẩm từ khoai tây không lo bị nóng thì các nhà sản xuất trà Dr. Thanh lại cho rằng ăn khoai tây chiên sẽ có cảm giác nóng trong người. Vẫn chỉ là khoai tây, nhưng các sản phẩm này lại được gắn mác bổ dưỡng, thanh mát. Vậy đâu là sự thật?

Thực tế, khoai tây cũng giống như loại củ quả cung cấp tinh bột khác, đều gây ra cảm giác nóng cho người sử dụng.

Cũng theo PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh, về cấu trúc, khoai tây, sắn, gạo, dong riềng… đều là tinh bột cả, khi vào cơ thể phải qua quá trình từ tinh bột chuyển hóa thành đường, rồi từ tinh đường vào cơ thể mới sản sinh ra năng lượng…

Tinh bột đó tiêu hóa nhanh bao nhiêu thì khả năng sinh ra năng lượng càng lớn và sinh nhiệt càng nhanh. Vì vậy bột sắn, ngô, khoai tây đều qua quá trình thủy phân, không có cái gì nhanh hơn cái gì.

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, các loại mì ăn liền chỉ được pha chế một lượng bột khoai tây nhất định. Ngoài thành phần đó, có thể nhận thấy hàm lượng thành phần của mì khoai tây so với mì khác không có sự khác biệt. Thực tế, khoai tây cũng giống như loại củ quả cung cấp tinh bột khác, đều gây ra cảm giác nóng cho người sử dụng.

Cũng có loại bột, mạch tinh bột quá dài thì quá trình phân cắt lâu hơn thì nó tiêu hóa chậm hơn… Tuy nhiên bột khoai tây là tinh bột sợi ngắn, vì vậy tiêu hóa còn nhanh hơn tinh bột sắn. Do đó, không có lí gì nói bột khoai tây sinh ra năng lượng chậm hơn tinh bột sắn cả. Nếu lượng tinh bột như nhau thì sinh ra năng lượng như nhau, vậy không thể nói nóng hay không nóng.

Quảng cáo mì khoai tây Omachi cho người tiêu dùng thấy mì lạ do làm từ khoai tây, ít mỡ, dai, ngon mà không sợ nóng… Tuy nhiên, nhìn nhận từ quan điểm khoa học, bột khoai tây khó có thể có chất lượng tốt hơn so với bột mì. Với những phân tích của PGS.TS Nguyễn DuyThịnh ở trên thì dù có hay không hàm lượng khoai tây, thì mì Omachi cũng như sản phẩm khác, đều gây cảm giác nóng trong người.

Theo Th.S Trần Ngọc Hà, chuyên gia truyền thông-maketing, các nhà sản xuất đưa ra những khái niệm để người tiêu dùng nhầm lẫn, hay còn gọi là đánh tráo khái niệm, khiến người tiêu dùng tưởng rằng chất lượng tốt, nhưng thực ra, thành phần tốt thực lại rất ít.

Công nghệ sản xuất mì gói thì ai cũng biết, đều làm từ bột mì và các chất phụ gia khác, nhưng nếu chỉ có một thành phần rất nhỏ như vậy mà quảng cáo nhiều lên thành một thông điệp quảng cáo không bình thường thì đây là đánh tráo khái niệm, làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn, để tin rằng mì được làm từ 100% khoai tây.

Bên cạnh đó, clip quảng cáo mì khoai tây Omachi cho người tiêu dùng nhận thức là ngoại trừ mì này, sử dụng loại khác đều bị nóng? Điều đó cho thấy quảng cáo này dựa trên sự sợ hãi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, rất khó lừa được người tiêu dùng thông thái, bởi quảng bá sản phẩm giữa các doanh nghiệp đều có sự mâu thuẫn, chẳng hạn ví dụ về trà Dr. Thanh và mì Omachi.

Từ sự không rõ ràng này cho thấy sự thiếu trung thực trong quảng cáo, cũng như qua lời quảng cáo mâu thuẫn giữa hai sản phẩm này, người tiêu dùng thông thái sẽ biết đâu là sự thật.

Điều 168 Bộ Luật hình sự có quy định rõ về quảng cáo gian dối. Việc quảng cáo gian dối, ảnh hưởng đến người tiêu dùng có thể bị xử phạt từ 10-100 triệu, thậm chí bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Mì tôm Omachi có tác dụng gì?

Sinh ra từ lúa và tinh chất khoai tây hòa quyện với trứng, ướp từ những hương liệu tuyệt vời , tạo nên từng sợi mì Omachi vàng dai ngon và đầy sức hấp dẫn. Đặc biệt, chất kukoamine trong khoai tây có tác dụng làm đẹp da; chữa thâm quầng; cải thiện sức khỏe; giúp ngủ ngon hơn và làm hạ đường huyết.

Tại sao không nên ăn mì Omachi?

Trước đó, thông báo của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan cho rằng, sản phẩm gói Omachi hương vị tôm chua do Công ty TNHH Qianyu nhập khẩu từ Việt Nam bị phát hiện có chứa Ethylene Oxide chưa được phê duyệt. Theo đó, cơ quan này đã yêu cầu thu hồi để tiêu hủy.

1 gói mì tôm Omachi có bao nhiêu calo?

Các loại mì thông dụng
Hàm lượng calo
1 gói mì Omachi 80g
345 calo
1 gói mì Koreno 100g
365-590 calo
1 gói mì Gấu đỏ 75g
284 calo
1 gói mì tôm hùm 3 Miền 75g
380 calo
Mì tôm bao nhiêu Calo? Ăn mì tôm có béo (mập) không? - Bách hóa XANHwww.bachhoaxanh.com › an-mi-tom-song-co-beo-khong-955005null

Mì Omachi có tác hại gì?

Nó là hóa chất gây kích ứng và gây đột biến cao, được coi là làm tăng nguy cơ sẩy thai, dị tật di truyền và ung thư ở người, đồng thời ảnh hưởng đến chu kỳ sinh sản của động vật. EU xếp C₂H₄O vào nhóm hóa chất thể gây ung thư và đột biến cao, đã bị cấm ở Liên minh châu Âu (EU) từ năm 1981.