Mẹo chữa đau răng bằng bấm huyệt

Đau răng khiến cho bạn bị sa sút về sức khỏe, tinh thần. Mỗi khi ăn uống luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và làm ảnh hưởng tới chất lượng sống. Ngay sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách bấm huyệt chữa đau răng trong y học cổ truyền để – một phương pháp chữa bệnh ít ai biết đến.

Dân gian ta vẫn thường có câu nói: thứ nhất đau mắt, thứ nhì đau răng. Đây là những sự khó chịu, đơn đớn gây ra mệt mỏi trầm trọng cho người bệnh. Trong y học cổ truyền cũng quan niệm đau răng nguyên nhân chính thường do răng bị sâu đến từ thói quen vệ sinh răng miệng kém, thói quen ăn đồ quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay khiến cho phong nhiệt đi vào bên trong cơ thể.

Như đã biết, trên cơ thể người sẽ có những vị trí huyệt đạo khác nhau và chúng đảm nhiệm các vai trò nhất định. Bấm huyệt giúp đả thông các huyệt đạo bị tắc nghẽn, từ đó diệt trừ triệu chứng giúp người bệnh cảm thấy  thoải mái, dễ chịu hơn. Do đó, cách bấm huyệt chữa đau răng được khá nhiều người áp dụng và thực tế đã  mang lại những hiệu quả nhất định.

Mẹo chữa đau răng bằng bấm huyệt
Đau răng nguyên nhân chính thường do răng bị sâu

Để thực hiện bấm huyệt giảm đau răng, bạn cần chú ý một số cách sau đây:

Huyệt đạo này nằm ở vị trí phần lõm giữa ngón cái và ngón trỏ. Trong y học cổ truyền, huyệt hợp cốc là huyệt thuộc về kinh dương minh đại trang và được gọi là huyệt khuôn mặt. Việc bấm huyệt đạo này sẽ giúp giảm đau răng nhanh chóng do kinh đại tràng di chuyển qua khu vực miệng, vòm họng và răng lợi:

Hướng dẫn bấm huyệt đau răng: 

  • Bấm huyệt hợp cốc rồi giữ nguyên trong vòng 2 giây, sau đó thả lỏng khoảng 1 giây. 
  • Thực hiện liên tục từ 3 đến 5 phút, đổi tay và thực hiện lại.
Mẹo chữa đau răng bằng bấm huyệt
Trong y học cổ truyền, huyệt hợp cốc là huyệt thuộc về kinh dương minh đại trang

Huyệt giáp xa có vị trí nằm tại khu vực giữa của xương quai hàm ở má. Khi nhai vị trí này sẽ bị lõm xuống. Huyệt đạo này có tác dụng trong việc chủ trị các vị trí đau xuất hiện tại cằm cổ và mặt. Đây là huyệt giảm đau răng rất tốt.

Hướng dẫn bấm huyệt nhức răng: 

  • Trước tiên bạn cần ngồi ngay ngắn, sau đó xác định vị trí của huyệt đạo. 
  • Sử dụng ngón út và ngón cái để sờ và huyệt đạo rồi giữ nguyên, 3 ngón giữa phải đặt thẳng ra phía ngoài. 
  • Tiếp đến, dùng 3 ngón tay này ấn và xoa huyệt giáp xa khi nào thấy tê thì dừng lại. 
  • Thực hiện mỗi lần từ 1 đến 3 phút, mỗi ngày nên áp dụng khoảng vài lần.
Mẹo chữa đau răng bằng bấm huyệt
Bấm huyệt giáp xa và hạ quan giúp trị đau răng

Hạ quan là huyệt đạo có công dụng tốt trong việc điều trị đau răng, nằm tại chỗ lõm ở dưới xương gò má và phía trước tai.

Hướng dẫn bấm huyệt trị nhức răng: 

  • Sử dụng ngón giữa để áp vào huyệt đạo. 
  • Đầu tiên hãy dùng 1 ngón tay, sau đó sử dụng ngón giữa và ngón trỏ thực hiện day, ấn huyệt hạ quan. 
  • Mỗi bên cần thực hiện khoảng 50 lần để cơn đau răng được tan biến.

Trong y học cổ truyền, huyệt thái khê được sử dụng rất phổ biến để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Vị trí của huyệt thái khê nằm tại vị trí giữa đường nối của bở sau mắt cá chân trong và phần mép gân gót.

Hướng dẫn ấn huyệt chữa đau răng: 

  • Sử dụng ngón cái để day vào huyệt thái khê khoảng 100 lần/ bên. 
  • Thực hiện với bên còn lại, mỗi ngày thực hiện 2 lần cơn đau răng sẽ biến mất.

Xem thêm: Tổng hợp TẤT TẦN TẬT Cách chữa đau răng nhanh nhất bạn cần xem ngay!

Mẹo chữa đau răng bằng bấm huyệt
Huyệt thái khê được sử dụng rất phổ biến để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau

Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, bấm huyệt chữa đau răng sẽ đem tới hiệu quả với một số trường hợp. Nhưng nếu muốn việc chữa trị đạt hiệu quả như mong muốn, bạn cần chú ý một số điều sau đây:

Mẹo chữa đau răng bằng bấm huyệt
Mỗi ngày phải tuân thủ nguyên tắc vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Quá trình bấm huyệt trị nhức răng đòi hỏi cần phải bấm vào đúng vị trí của huyệt đạo và kỹ thuật thật chính xác. Vì thế, khi thực hiện bạn cần sử dụng lực mạnh, song phải đảm bảo bản thân chịu được. Muốn hiệu quả tốt nhất, hãy lặp lại sau vài giờ.
  • Khi điều trị nhức răng bằng bấm huyệt trong chế độ dinh dưỡng cần bổ sung một số thực phẩm chứa vitamin, canxi để giúp răng chắc khỏe, ngăn chặn sâu răng. Ngoài ra, không nên bổ sung các thực phẩm quá cứng khiến răng, nướu răng bị tổn thương.
  • Mỗi ngày phải tuân thủ nguyên tắc vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Ngoài ra, cần phải kết hợp sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa.
  • Tới nha khoa để thăm khám tình trạng răng miệng theo định kỳ và có phương án điều trị cho phù hợp.

Xin lưu ý, ấn huyệt trị đau răng chỉ là phương pháp tạm thời giúp giảm bớt đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân. Cách chữa bệnh này không hề giúp điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra tình trạng đau răng. 

Do đó, nhiều trường hợp mặc dù đã bấm huyệt đúng cách nhưng răng vẫn đau. Với trường hợp này, tốt hơn hết bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ tư vấn, chụp chiếu để tìm ra nguyên nhân và có phương án điều trị dứt điểm. Bởi lẽ nguyên nhân gây ra đau răng thường khá phong phú, đa dạng. Tùy vào từng nguyên nhân và cách điều trị cũng sẽ có phần khác nhau.

Trên đây là một số thông tin liên quan tới phương pháp bấm huyệt chữa đau răng chi tiết. Để cơn đau thuyên giảm bạn có thể áp dụng cách này ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu thấy triệu chứng nặng hơn hãy tới ngay bệnh viện hoặc nha khoa uy tín để được thăm khám chi tiết.

Không nên bỏ lỡ:

Đau răng là triệu chứng đau nhức trong hoặc xung quanh răng. Nhẹ có thể do kích ứng nướu tạm thời, có thể điều trị tại nhà. Nhưng đối với tình trạng đau nặng đến ê ẩm; do tủy răng hư thì bạn cần đến gặp nha sĩ. Vậy có cách nào làm giảm cơn đau răng tạm thời hay không? Mời các bạn cùng Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Vũ Thu Thảo tham khảo thêm thông tin về phương pháp bấm huyệt trị đau răng trong bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân gây đau răng

Trước khi tìm hiểu về cách bấm huyệt trị đau răng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tủy răng bên trong răng là vật liệu mềm chứa đầy dây thần kinh, mô và mạch máu. Những dây thần kinh tủy vốn rất nhạy cảm. Do đó, khi chúng bị kích thích hoặc bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn (áp xe); chúng gây ra những cơn đau dữ dội. Những nguyên nhân thường gặp của đau răng có thể là:

  • Sâu răng.
  • Áp xe răng (một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bên trong tủy răng).
  • Gãy răng.
  • Một quả trám răng bị hư hỏng.
  • Các chuyển động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như nhai kẹo cao su hoặc nghiến răng. Những chuyển động này có thể làm mòn răng.
  • Nướu răng bị nhiễm trùng.
  • Mọc răng (răng mọc ra khỏi nướu), hoặc nhổ một chiếc răng ví dụ như răng khôn.
Mẹo chữa đau răng bằng bấm huyệt
Một vài nguyên nhân phổ biến có thể gây ra tình trạng đau răng

Mối liên hệ giữa đau răng và bấm huyệt

Bấm huyệt có thể chữa đau răng không?

Bấm huyệt đã xuất hiện trong Đông Y hơn 2.000 năm. Chúng có tác dụng giúp làm dịu các cơn đau nhức cơ và giảm đau thần kinh. Vì vậy, phương pháp bấm huyệt được sử dụng để chữa lành răng đau.

Bấm huyệt là hành động tạo áp lực lên một huyệt trên cơ thể. Áp lực lên huyệt giúp giảm bớt căng thẳng, khắc phục các vấn đề về lưu lượng máu và giảm đau. Bạn có thể tự xoa bóp, nhờ các nhà bấm huyệt trị liệu hoặc người thân, bạn bè.

Mẹo chữa đau răng bằng bấm huyệt
Phương pháp bấm huyệt có thể giúp thư giãn và làm dịu các cơn đau

Cơ chế bấm huyệt trị đau răng

Bấm huyệt và châm cứu là những liệu pháp tác động vào huyệt. Theo tài liệu, kích thích huyệt giúp giải phóng chất dẫn truyền thần kinh là bradykinin và histamine. Sau đó, các kích thích được dẫn truyền đến hệ thống thần kinh trung ương.

Khi kích thích lên sừng sau của tủy sống, chúng sẽ kích thích tế bào thần kinh enkephalinergic; thông qua các khớp thần kinh, giải phóng enkephalin, một chất chặn của chất P (một chất dẫn truyền thần kinh kích thích cảm giác đau); do đó ức chế cảm giác đau.

Các kích thích tiếp tục giải phóng hormone serotonin, endorphin và hormone ACTH (hormone vỏ thượng thận), và tăng cortisol trong tuyến thượng thận. Vì vậy, bấm huyệt giảm căng thẳng và lo lắng của bệnh nhân.

Bấm huyệt chữa đau răng có hiệu quả?

Theo các bằng chứng hiện tại, tác động vào huyệt có hiệu quả như một phương pháp điều trị triệu chứng đau răng. Việc sử dụng nó ở những bệnh nhân đau khi chờ phẫu thuật giúp cải thiện thể chất và cảm xúc của bệnh nhân.

Xem thêm: Những cách chữa đau răng mà chuyên gia khuyên bạn

Cách bấm huyệt trị đau răng

Chỉ định 

Lưu ý: Bấm huyệt không thể thay thế được việc đến khám nha sĩ. Nhưng nó có thể là phương pháp giảm đau tạm thời tại nhà; cho đến khi bạn sắp xếp được cuộc hẹn với nha sĩ.

  • Đau răng cấp.
  • Đau răng mạn.

Cẩn trọng

Quý độc giả nên đến gặp bác sĩ nha khoa ngay nếu có triệu chứng sau đây:

  • Cơn đau ngày càng trầm trọng hơn hoặc không thể chịu đựng được.
  • Bị sốt.
  • Sưng miệng, mặt hoặc cổ.
  • Khó nuốt hoặc khó thở.
  • Chảy máu miệng.

Các huyệt chữa đau răng

Huyệt Quyền liêu (SI18)

Vị trí huyệt: Huyệt là giao điểm của đường thẳng dọc của bờ ngoài đuôi mắt và đường chân cánh mũi. Nó thường được gọi là lỗ xương gò má.

Tác dụng: Huyệt được sử dụng rộng rãi để làm giảm đau răng, sưng nướu răng và sâu răng.

Huyệt Kiên tĩnh (GB21)

Vị trí huyệt: Huyệt thuộc kinh Đởm, nằm trên ụ cao nhất của bờ vai. Là giao điểm của đường thẳng nối Đại Chùy với đầu ngoài xương đòn, và đường thẳng dọc đi qua núm vú.

Tác dụng: Huyệt này dùng để chữa đau mặt, đau cổ, nhức đầu.

Huyệt Hợp cốc

Vị trí huyệt: Khép ngón cái vào ngón trỏ. Huyệt là điểm cao nhất của cơ bắp ngay ngón trỏ, ngón cái.

Tác dụng: Huyệt đặc trị vùng mặt, trị chứng đau đầu, căng thẳng và các chứng đau cổ khác.

Mẹo chữa đau răng bằng bấm huyệt
Vị trí bấm huyệt Hợp Cốc giúp làm giảm cơn đau răng

Huyệt Giáp xa

Vị trí huyệt: Khi cắn hai hàm răng lại, ngay khớp nhai có 1 cơ co lại, đó là vị trí huyệt.

Tác dụng: Huyệt thường dùng để giảm đau nhức răng miệng.

Huyệt Túc tam lý

Vị trí huyệt: Khi đặt tay lên xương bánh chè, đó thường là điểm đặt của ngón út. Cách xương mác 1 đốt ngón tay hướng ra phía ngoài cẳng chân.

Tác dụng: Điển hình đối với buồn nôn, mệt mỏi và căng thẳng.

Lưu ý khi bấm huyệt trị đau răng

Bấm huyệt có thể thực hiện tại nhà hoặc tại một cơ sở trị liệu. Nếu bấm huyệt tại nhà, hãy chọn một khu vực yên tĩnh để tập trung và tối đa lợi ích của bấm huyệt.

  • Nằm/ngồi với tư thế thoải mái.
  • Trong khi bấm, cố gắng hít thở sâu và thư giãn các cơ tay chân.
  • Xoa bóp hoặc ấn mạnh lên huyệt bằng ngón tay hoặc xương đốt ngón tay.
  • Có thể lặp lại thường xuyên.
  • Nếu có cơn đau dữ dội xảy ra, thì ngừng lại.

Xem thêm: Liệu bạn đã biết vì sao bấm huyệt có thể chữa bệnh?

Những phương pháp đông y khác điều trị đau răng

  • Súc miệng bằng nước muối ấm: Nước muối có thể làm trôi các mảnh vụn giữa các răng của bạn; hoạt động như một chất khử trùng và giảm viêm. Khuấy ½ thìa muối vào một cốc nước ấm và súc miệng thật sạch.
  • Chườm lạnh: Hãy chườm một chút đá lạnh bọc trong khăn lên vùng bị sưng, đau; trong khoảng thời gian 20 phút. Lặp lại vài giờ một lần.
  • Tinh dầu đinh hương: Một chất khử trùng tự nhiên giúp giảm viêm. Chấm một lượng nhỏ dầu đinh hương vào một miếng bông và thoa lên vùng bị đau. Hoặc thêm một giọt dầu đinh hương vào một cốc nước nhỏ và súc miệng kỹ.
  • Tinh dầu vanilla: Chất cồn trong chiết xuất vani làm dịu cơn đau tạm thời. Ngoài ra, chất chống oxy hóa của nó giúp vết thương mau lành. Dùng đầu ngón tay hoặc bông gòn để thoa dịch chiết lên răng và nướu vài lần mỗi ngày.
  • Trà bạc hà: Đặc tính làm dịu của bạc hà có thể được thoa lên vùng đau bằng túi trà bạc hà đã nguội. Giữ túi trà ấm này áp vào răng và nướu.
  • Tỏi: Làm hỗn hợp của một tép tỏi đã được nghiền nát và đắp lên vùng bị ảnh hưởng. Tỏi có thể tiêu diệt vi khuẩn (nó chứa allicin kháng khuẩn) và giảm đau.
Mẹo chữa đau răng bằng bấm huyệt
Chườm đá lạnh có thể giúp bạn làm dịu cơn đau răng

Tóm lại, đau răng là một triệu chứng thường gặp và gây khó chịu cho người bệnh. Việc biết nhiều cách để làm giảm cơn đau thì rất hữu ích; và là một giải pháp tạm thời trước khi bạn đến gặp bác sĩ nha khoa. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về cách bấm huyệt trị đau răng. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!