Lương cơ sở từ 1 7 2023 tăng bao nhiêu

Theo đó, đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 24 ngày 14/5/2023 của Chính phủ để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

Cụ thể, mức lương thực hiện từ ngày 1/7/2023 bằng mức lương cơ sở (1,8 triệu đồng) nhân với hệ số lương hiện hưởng.

Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở, mức phụ cấp từ ngày 1/7/2023 bằng mức lương cơ sở nhân với hệ số phụ cấp hiện hưởng.

Đối với các khoản phụ cấp tính theo phần trăm mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung được tính theo, mức phụ cấp thực hiện từ ngày 1/7/2023 bằng mức lương hiện hưởng từ ngày 1/7/2023 cộng với mức phụ cấp lãnh đạo thực hiện từ ngày 1/7/2023 cộng với mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 1/7/2023 nhân với tỷ lệ phần trăm phụ cấp được hưởng theo quy định. Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

Đối với mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) được tính theo mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 1/7/2023 bằng mức lương cơ sở nhân với hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có).

Đối với đại biểu hội Hội đồng nhân dân các cấp, căn cứ vào hệ số hoạt động phí đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật hiện hành để tính mức hoạt động phí. Cụ thể, mức hoạt động phí thực hiện từ ngày 1/7/2023 bằng mức lương cơ sở nhân với hệ số hoạt động phí theo quy định.

Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, từ ngày 1/7/2023, quỹ phụ cấp được ngân sách nhà nước khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 2 Nghị định số 34, ngày 24/4/2019 của Chính phủ được tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng. Việc quy định cụ thể mức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 2 Nghị định số 34.

Từ ngày 1/8/2023, quỹ phụ cấp được ngân sách nhà nước khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 Nghị định số 33, ngày 10/6/2023 của Chính phủ được tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng. Việc quy định cụ thể mức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 Nghị định số 33.

Đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Công an.

Người làm việc trong tổ chức cơ yếu trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội (không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an), thực hiện tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo cách tính quy định tại thông tư này.

Từ ngày 1-7-2023, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ được điều chỉnh tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng. Với việc tăng lương cơ sở này, lương hưu sẽ được điều chỉnh tăng thế nào?

Mức hưởng lương hưu tối thiểu sẽ tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng lương hưu của người lao động có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được tính toán dựa trên thời gian đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, Điều 56 và Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 lại quy định mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là bằng mức lương cơ sở.

Do vậy, khi lương cơ sở tăng thì mức hưởng lương hưu thấp nhất được tính cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nghỉ hưu vào năm 2023 cũng sẽ tăng theo. Nghĩa là, mức hưởng lương hưu tối thiểu từ ngày 1-7-2023 sẽ tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.

8 nhóm đối tượng được đề xuất tăng lương hưu và trợ cấp hằng tháng từ ngày 1-7-2023

Các đối tượng được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng theo dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, gồm những người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng trước 1-7-2023. Đó là:

(1) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.

(2) Cán bộ cấp xã và người đang hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

(3) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; theo Quyết định trợ cấp cho người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; cho người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng.

(4) Cán bộ cấp xã đang hưởng trợ cấp hằng tháng.

(5) Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng khi tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ.

(6) Công an đang hưởng trợ cấp hằng tháng do tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong công an đã thôi việc, xuất ngũ.

(7) Quân nhân, công an, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân, công an đang hưởng trợ cấp khi tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30-4-1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

(8) Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp tuất hằng tháng trước 1-1-1995.

Ngoài ra, những người ở trên nghỉ hưu và hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng trước ngày 1-1-1995 sau khi đã điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà vẫn dưới mức 3 triệu đồng/tháng thì cũng thuộc đối tượng được đề xuất điều chỉnh.

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1-7-2023 sẽ thế nào?

Điều 2 Dự thảo Thông tư đề xuất cách tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng áp dụng từ ngày 1-7-2023 như sau:

+ Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6-2023 đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Dự thảo Thông tư đã được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng. Cụ thể:

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ tháng 7-2023 = Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp tháng 6-2023 x 1,125.

+ Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6-2023 đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Dự thảo Thông tư chưa được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng. Cụ thể:

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ tháng 7-2023 = Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp tháng 6-2023 x 1,208.

* Bên cạnh đó, đối với người có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng dưới 2,7 triệu đồng/người/tháng thì đều đề xuất điều chỉnh tăng lên mức 3 triệu đồng/tháng.

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau điều chỉnh = Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng trước điều chỉnh + 300 nghìn đồng/tháng;

+ Đối với người có mức lương hưu, trợ bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ 2,7 triệu đồng/người/tháng đến dưới 3 triệu đồng/người/tháng:

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau điều chỉnh = 3 triệu đồng/tháng.

THẢO NGUYÊN

Lương cơ sở từ 1 7 2023 tăng bao nhiêu

Để hưởng mức lương hưu cao nhất cần đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?

Lao động nam cần 35 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa; còn lao động nữ cần 30 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu cao nhất...

Lương cơ sở từ 1 7 2023 tăng bao nhiêu

Người không có lương hưu sẽ được trợ cấp 500.000 đồng mỗi tháng?

Tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) mà Chính phủ đang lấy ý kiến nhân dân, cơ quan soạn thảo (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) đề xuất tăng mức trợ cấp hưu trí xã hội từ 360.000 đồng/người/tháng hiện nay lên 500.000 đồng/người/tháng đối với người từ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, không có trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.

Những ai được tăng lương từ 1 7 2023?

Từ ngày 01/7/2023 đối tượng nào sẽ được tăng lương?.

Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện..

Cán bộ, công chức cấp xã..

Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập..

Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP..

Từ 1 tháng 7 lương hưu tăng bao nhiêu phần trăm?

(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2023/NĐ-CP ngày 29/6/2023 điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng. Theo đó, từ 1/7/2023, tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ 12,5% đến 20,8%.

Khi nào tăng lương tối thiểu vùng 2023?

Xin cảm ơn. Trả lời: Từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng. Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng năm 2023 thực hiện theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, áp dụng từ ngày 1/7/2022 đến thời nay chưa có thay đổi.

Tháng 7 Những ai được tăng lương?

Lần tăng lương thứ nhất vào tháng 7/2023: Riêng đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên, thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 lần mức lương cơ sở.