Lục Vân Tiên được so sánh với ai

So sánh hình tượng người anh hùng trong Lục Vân Tiên và Hoàng Lê nhất thống chí

3,087 từ Văn mẫu

So sánh hình tượng người anh hùng trong Lục Vân Tiên và Hoàng Lê nhất thống chí

Quang Trung và Lục Vân Tiên tuy là hai nhân vật với những cảm hứng khác nhau nhưng đều có những nét đẹp chung. Hãy cùng CungHocVui so sánh hình tượng người anh hùng trong Lục Vân Tiên và Hoàng Lê nhất thống chí để hiểu rõ về vẻ đẹp của hai nhân vật lịch sử này nhé!

Phân tích hình ảnh người anh hùng trong Hoàng Lê nhất thống chí

Nếu Quang Trung là người anh hùng dân tộc tràn đầy nhiệt huyết yêu nước trong kháng chiến thì Lục Vân Tiên là người anh hùng của nhân dân trong đời thường. Quang Trung là người anh hùng dân tộc với đầy đủ những phẩm chất cần thiết để trở thành một lãnh tụ, mang linh hồn của cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại: vừa quyết đoán, vừa mạnh mẽ; thêm vào trí tuệ sáng suốt nhạy bén; oai phong lẫm liệt trong cuộc chiến.

Lục Vân Tiên được so sánh với ai

Tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ

Đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí đã khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ mạnh mẽ, quyết đoán trong mọi tình huống. Ở bất cứ hoàn cảnh nào, nhân vật cũng rất xông xáo, hành động nhanh gọn, có chủ đích. Vừa hay tin giặc đã tràn vào thành Thăng Long, chiếm được cả một vùng rộng lớn, Nguyễn Huệ không một chút e dè, nao núng, nhanh chóng lên kế hoạch đánh giặc.

Chỉ vỏn vẹn trong vòng một tháng (từ ngày 24 tháng 11 đến ngày 30 tháng Chạp), Nguyễn Huệ đã tế cáo trời đất lên ngôi Hoàng đế, đem đại binh ra Bắc, gặp gỡ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp để trưng cầu ý kiến, tuyển mộ binh sĩ, phủ dụ quân lính, hoạch định kế hoạch hành quân, đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với địch sau chiến thắng.

Trí tuệ sáng suốt của người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ thể hiện trong việc phân tích tình hình thời cuộc và tương quan giữa quân ta và quân giặc. Trong lời phủ dụ quân lính ở tại Nghệ An, ông khẳng định chủ quyền dân tộc “đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị”, và vạch rõ dã tâm của giặc rằng “người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác…mưu đồ lấy nước ta đặt làm quận huyện…”, nêu cao truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc, kêu gọi quân lính một lòng cùng nhau chống giặc.

Lục Vân Tiên được so sánh với ai

Quang Trung lẫm liệt trong trận chiến

Vua đồng thời đưa ra những kỷ luật nghiêm minh “chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai…”. Lời phủ dụ này như một bài hịch ngắn nhưng chứa đầy sức mạnh, có tác dụng khơi dậy lòng quân, làm dấy lên truyền thống quật cường của dân tộc.

TOP 7 bài phân tích nhân vật Lục Vân Tiên hay nhất

  • Dàn ý phân tích nhân vật Lục Vân Tiên
  • Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên - Mẫu 1
  • Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên - Mẫu 2
  • Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên - Mẫu 3
  • Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên - Mẫu 4
  • Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên - Mẫu 5
  • Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên - Mẫu 6
  • Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên - Mẫu 7

Dàn ý phân tích nhân vật Lục Vân Tiên

I. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu, đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
  • Giới thiệu về nhân vật Lục Vân Tiên.

II. Thân bài

1. Lục Vân Tiên đánh bại bọn cướp

- Tình huống: Kiều Nguyệt Nga trên đường bị bọn cướp chặn xe, Lục Vân Tiên tình cờ đi qua thấy vậy liền đến cứu giúp.

- Hành động của Lục Vân Tiên:

  • “Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”: sự nhanh trí, gan dạ của Lục Vân Tiên.
  • Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ/Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” - bản lĩnh của một người quân tử, trước khi ra tay chàng đã nêu rõ lý do là vì chính nghĩa, không phải là hành vi đánh lén.
  • Trận đánh diễn ra cay cấn: “bốn phía phủ vây bịt bùng” vô cùng nguy hiểm đối với Lục Vân Tiên.
  • Nhưng chàng vẫn “tả xung hữu đột” chẳng khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.

=> Hình ảnh so sánh Lục Vân Tiên với nhân vật anh hùng Triệu Tử cho thấy sức mạnh, tài năng của nhân vật Lục Vân Tiên.

- Kết quả: bốn phía vớ tan, quang gươm giáo tìm đường chạy, thủ lĩnh Phong Lai không kịp trở tay bị Lục Vân Tiên tiêu diệt.

2. Lục Vân Tiên gặp và trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga

  • Khi nghe tiếng khóc ở trong xe, Lục Vân Tiên hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này?”.
  • Người bên trong trả lời rõ sự tình: “Tôi thiệt người ngay/Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ”.

=> Lục Vân Tiên động lòng trước hoàn cảnh của hai cô gái, khẳng định mình đã dẹp yên bọn cướp.

  • Lục Vân Tiên ngăn không cho hai cô gái ra ngoài: “Khoan khoan ngồi đó chớ ra/Nàng là phận gái ta là phận trai”: giữ đúng chuẩn mực đạo đức, nam nữ thụ thụ bất thân.
  • Lục Vân Tiên hỏi thăm tên tuổi, xuất thân và lý do vì sao gặp nạn trên đường.

=> Từ ngôn ngữ đến cách nói chuyện thể hiện là một con người có học thức, trọng lễ giáo phong kiến.

  • Lục Vân Tiên khi nghe Kiều Nguyệt Nga ngỏ ý báo đáp ân tình thì đã cười và từ chối: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn… Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

=> Thể hiện phương châm sống của một đáng nam nhi: thấy việc nghĩa không làm thì không phải là anh hùng.

III. Kết bài

  • Khẳng định vẻ đẹp của Lục Vân Tiên.
  • Đánh giá về nhân vật Lục Vân Tiên.

Có ý kiến cho rằng truyện Lục Vân Tiên có thể coi là tự truyện, vì giữa tác giả Nguyễn Đình Chiểu và nhân vật Lục Vân Tiên có rất nhiều điểm tương đồng trong cuộc đời và tính cách. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao ?

Mục lục

  • 1 Phiên bản
  • 2 Tóm tắt nội dung (lâm Thi)
  • 3 Tư tưởng chủ đạo
  • 4 Nghệ thuật
  • 5 Đánh giá
  • 6 Ảnh hưởng
  • 7 Chuyển thể
  • 8 Chú thích

Phiên bảnSửa đổi

Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng thể lục bát. Vì được in nhiều lần nên có nhiều văn bản khác nhau, có khi thêm bớt cả nghìn câu thơ. Theo văn bản thường dùng hiện nay, truyện có 2082 câu thơ lục bát, kết cấu theo lối chương hồi.

Tóm tắt nội dung (lâm Thi)Sửa đổi

Lục Vân Tiên quê ở huyện Đông Thành, khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ. Nghe tin triều đình mở khoa thi, Vân Tiên từ giã thầy xuống núi đua tài. Trên đường về nhà thăm cha mẹ, gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành, chàng đã một mình đánh tan bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga. Cảm ân đức ấy, Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên và tự tay vẽ một bức hình chàng giữ luôn bên mình. Còn Vân Tiên tiếp tục cuộc hành trình, gặp và kết bạn với Hớn Minh, một sĩ tử khác.

Sau khi về nhà thăm cha mẹ, Vân Tiên cùng tiểu đồng lên đường đi thi, ghé thăm Võ Công, người đã hứa gả con gái là Võ Thể Loan cho chàng. Từ đây, Vân Tiên có thêm người bạn đồng hành là Vương Tử Trực, tới kinh đô lại gặp Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Thấy Vân Tiên tài cao, Hâm và Kiệm sinh lòng đố kị, ghen ghét. Lúc sắp vào trường thi, Vân Tiên nhận được tin mẹ mất, liền bỏ thi trở về quê chịu tang. Dọc đường về, Vân Tiên đau mắt nặng rồi bị mù cả hai mắt, lại bị Trịnh Hâm lừa đẩy xuống sông. Nhờ giao long dìu đỡ đưa vào bãi, Vân Tiên được gia đình ông ngư cứu mạng. Sau đó, chàng lại bị cha con Võ Công hãm hại đem bỏ vào hang núi Thương Tòng. Được Du thần và ông Tiều cứu ra, Vân Tiên may mắn gặp lại Hớn Minh (vì trừng trị cậu công tử con quan ỷ thế làm càn mà Hớn Minh phải bỏ thi, sống lẩn tránh trong rừng). Hớn Minh đón Vân Tiên về an dưỡng bệnh. Khoa thi năm ấy Tử Trực đỗ thủ khoa, trở lại nhà họ Võ hỏi thăm tin tức Vân Tiên. Võ Công ngỏ ý muốn gả Thể Loan, bị Tử Trực cự tuyệt và mắng thẳng vào mặt, Võ Công hổ thẹn ốm chết.

Nghe tin Lục Vân Tiên đã chết, Kiều Nguyệt Nga thề sẽ thủ tiết suốt đời. Thái sư đương triều hỏi nàng cho con trai không được, đem lòng thù oán, tâu vua bắt Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua. Thuyền đi tới biên giới, nàng mang theo bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự tử. Phật Bà Quan Âm đưa nàng dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Công nhận nàng làm con nuôi, nhưng Bùi Kiệm lại một hai đòi lấy nàng làm vợ. Nguyệt Nga phải trốn khỏi nhà họ Bùi, vào rừng, nương tựa một bà lão dệt vải.

Lục Vân Tiên ở với Hớn Minh, được tiên cho thuốc, mắt lại sáng, liền trở về nhà thăm cha, viếng mộ mẹ, thăm cha của Kiều Nguyệt Nga. Đến khoa thi, chàng đỗ Trạng nguyên và được nhà vua cử đi dẹp giặc Ô Qua. Hớn Minh được tiến cử làm phó tướng. Đánh tan giặc, Vân Tiên một mình lạc trong rừng, đến nhà bà lão hỏi thăm đường và gặp lại Nguyệt Nga. Chàng về triều tâu hết sự tình, kẻ gian ác bị trừng trị, người nhân nghĩa được đền đáp, Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga sum vầy hạnh phúc

1. Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên trong Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng, hội tụ đầy đủ những chuẩn mực của một người anh hùng nghĩa hiệp, tuổi trẻ, tài cao, lòng đầy khát khao được đem công danh, tài năng để cứu người, giúp đời. Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã phần nào thể hiện được tính cách của Lục Vân Tiên. Trên đường đi thi, gặp bọn cướp Phong Lai hoành hành, Lục Vân Tiên xông vào đánh cướp để cứu dân. Đây là một việc nghĩa mà chàng không thể không làm với mục đích cao đẹp, xuất phát từ tấm lòng tự nguyện.

Kêu rằng:

“Bớ đảng hung đồ,

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”

Chỉ một mình, lại không có vũ khí, chàng đã dám bẻ gậy xông vào bọn cướp đông người giáo gươm đầy đủ. Hình ảnh Lục Vân Tiên xông xáo tung hoành được nhà thơ miêu tả thật đẹp sánh ngang với hình ảnh Triệu Tử Long - một dũng tướng thời Tam Quốc:

Vân Tiên tả đột hữu xung,

Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.

Lâu la bốn phía vỡ tan...

Với võ nghệ cao cường, Lục Vân Tiên đã đánh tan bọn cướp và tiêu diệt tên đầu đảng Phong Lai. Hành động của chàng còn tỏ rõ đức độ của người nghĩa hiệp: "Giữa đường thấy sự bất bình chẳng tha". Không sợ nguy hiểm, Vân Tiên sẵn sàng vì nghĩa trừ hại cho dân.

Đánh xong bọn cướp thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên đã ân cần hỏi han, an ủi họ. Hành động của chàng thật đàng hoàng, chững chạc. Tuy có phần câu nệ nhưng vẫn là phong độ giữ lễ của một con người có văn hóa trong khi ứng xử với hai người con gái: “Khoan khoan ngồi đó chớ ra. Nàng là phận gái ta là phận trai”. Vân Tiên đã từ chối cái lạy trả ơn, từ chối lời mời đền đáp, không nhận trâm vàng trao tặng mà chỉ nhận lời cùng Nguyệt Nga làm thơ xướng họa. Câu trả lời “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” và đặc biệt là câu nói của Vân Tiên: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi. Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”, cho thấy một người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Đình Chiểu là thấy việc nghĩa thì tự nguyện làm, và đã làm việc nghĩa thì không cần trả ơn. Đó cũng là quan niệm của nhân dân ta: Làm phúc không cần được phúc. Lục Vân Tiên, qua đoạn trích, không chỉ là một chàng trai tài ba, dũng cảm mà còn là một con người trọng nghĩa khinh tài.

Hình ảnh Vân Tiên đánh cướp được khắc họa thần tình. Cử chỉ, hành động, ngôn ngữ và cách ứng xử của chàng rất đẹp, mang phong thái người anh hùng, người tráng sĩ ngày xưa. Chúng ta không thể nào quên một Vân Tiên quả cảm, nhân hậu, chí khí của cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu.