Lễ hội văn hóa dân tộc chăm lần thứ v năm 2024

Với chủ đề "Bảo tồn văn hóa dân tộc Chăm gắn với phát triển du lịch," Ngày hội chính thức diễn ra trong 4 ngày (18- 21/8) với sự tham gia của gần 2.000 nghệ nhân, nghệ sỹ đến từ 9 tỉnh, thành phố.

Lễ hội văn hóa dân tộc chăm lần thứ v năm 2024
Chương trình biểu diễn nghệ thuật tại đêm khai mạc. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN

Tối 19/8, tại Quảng trường 1/4 (thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên tổ chức lễ khai mạc "Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm lần thứ V năm 2019 tại Phú Yên" và đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt "Di tích Kiến trúc Nghệ thuật Tháp Nhạn."

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tham dự và phát biểu tại ngày hội.

Với chủ đề "Bảo tồn văn hóa dân tộc Chăm gắn với phát triển du lịch," Ngày hội chính thức diễn ra trong 4 ngày (18- 21/8) với sự tham gia của gần 2.000 nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công, vận động viên quần chúng… đến từ 9 tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ và Nam Trung bộ có đông đồng bào Chăm sinh sống cũng như lưu giữ nhiều giá trị văn hóa-lịch sử của đồng bào Chăm gồm Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Phước, An Giang, thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

Các hoạt động chính của ngày hội gồm thi biểu diễn Liên hoan nghệ thuật quần chúng và trình diễn, giới thiệu trang phục truyền thống; triển lãm thành tựu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Chăm của các tỉnh/thành tham gia ngày hội và giới thiệu nghề truyền thống; giới thiệu văn hóa ẩm thực; giới thiệu trích đoạn lễ hội dân gian; thi các môn thể thao truyền thống.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ghi nhận và đánh giá cao việc tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm luân phiên tại các địa phương trong những năm qua.

Qua 5 lần tổ chức, ngày hội đã thực sự trở thành hoạt động có ý nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc, là nơi để đồng bào dân tộc Chăm ở các địa phương gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm đối với việc gìn giữ văn hóa truyền thống, củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Lễ hội văn hóa dân tộc chăm lần thứ v năm 2024
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại lễ khai mạc. (Ảnh: Phạm Cường/TTXVN)

Đồng thời, đây cũng là dịp giới thiệu, tôn vinh và quảng bá các giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc của đồng bào Chăm trong sự thống nhất mà đa dạng của nền văn hóa Việt Nam với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế, góp phần tạo sức hút để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch tại các địa phương; góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam. Ngày hội cần tiếp tục được duy trì tổ chức trong những năm tiếp theo.

Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Chăm nói riêng và cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các địa phương cần đẩy mạnh công tác gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trên nguyên tắc vừa đảm bảo lưu giữ bản sắc văn hóa đặc sắc của từng dân tộc anh em, vừa củng cố, nâng cao tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam; xây dựng những giá trị văn hóa mới, tích cực, phù hợp với sự phát triển của thời đại...

Phó Thủ tướng Chính phủ chúc mừng và biểu dương những thành tích mà ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các địa phương đã đạt được trong sự nghiệp bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Ngoài các di tích đã được vinh danh như thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), các kiến trúc tháp Chăm ở Ninh Thuận... được ghi nhân, việc Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Nhạn (di tích kiến trúc-nghệ thuật thuộc nền văn hóa Chămpa có niên đại từ thế kỷ XI) được công nhận Di tích quốc gia đặc biệt đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời cũng là sự ghi nhận đối với những nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Yên trong thời gian qua.

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt kiến trúc nghệ thuật Tháp Nhạn (thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) cho Đảng bộ và chính quyền nhân dân tỉnh Phú Yên. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã đánh trống khai mạc ngày hội./.

Tối 10.9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh (TP Quy Nhơn), Bộ VH-TT&DL và UBND tỉnh Bình Định tổ chức bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV - năm 2023.

Dự lễ bế mạc có các đồng chí: Nguyễn Thị Phong Vũ - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Trần Văn Thọ - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Ban tổ chức Ngày hội; Nguyễn Thị Hải Nhung - Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VH-TT&DL), Phó trưởng ban Ban tổ chức Ngày hội; cùng đại diện các cơ quan của Bộ VH-TT&DL…

.jpg)

Tiết mục biểu diễn văn nghệ liên khúc dân ca Bana “Hội nhập và phát triển” do đoàn nghệ nhân tỉnh Bình Định biểu diễn.

Theo báo cáo của Ban tổ chức, Ngày hội có sự tham gia của hơn 1.000 nghệ nhân, diễn viên, VĐV đến từ 11 tỉnh miền Trung, gồm: Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Ngày hội diễn ra theo đúng kế hoạch, thực hiện đầy đủ các nội dung, đảm bảo an toàn về mọi phương diện, tạo được không khí phấn khởi, đoàn kết, khơi thêm lòng tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống để đồng bào dân tộc miền Trung tiếp tục nâng cao nhận thức, sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm giữ gìn di sản văn hóa quý báu của dân tộc mình.

.jpg)

Đồng chí Nguyễn Thị Hải Nhung, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VH-TT&DL), Phó Trưởng Ban tổ chức Ngày hội báo cáo tổng kết

Tại lễ bế mạc, Ban tổ chức đã trao các giải A, B, C cho các nội dung thuộc hoạt động văn hóa, gồm: Liên hoan văn nghệ quần chúng; trình diễn trang phục dân tộc truyền thống; trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc tại địa phương; trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; trưng bày, chế biến và giới thiệu ẩm thực. Về nội dung thi đấu thể thao và trò chơi dân gian, Ban tổ chức đã trao cờ giải nhất toàn đoàn cho đoàn VĐV tỉnh Quảng Nam, giải nhì thuộc về đoàn Bình Định và giải ba thuộc về đoàn tỉnh Quảng Ngãi.

(1).jpg)

Tiết mục văn nghệ “Múa tình yêu bên khung dệt” do đoàn nghệ nhân tỉnh Thừa Thiên - Huế biểu diễn.

(1).jpg)

Ban tổ chức Ngày hội trao cờ giải nhất, nhì, ba và khuyến khích toàn đoàn hoạt động thể thao cho đoàn VĐV các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế.

(1).jpg)

Tiết mục văn nghệ múa “Tống quoái” do đoàn nghệ nhân tỉnh Phú Yên biểu diễn.

(1).jpg)

Đại diện Bộ VH-TT&DL tặng bằng khen cho các đơn vị có thành tích xuất sắc tham gia tổ chức thành công Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV - năm 2023 tại Bình Định.

(1).jpg)

Đồng chí Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh (thứ tư bên trái) tặng bằng khen của UBND tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia tổ chức thành công Ngày hội.

(1).jpg)

Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa nhận cờ luân lưu đăng cai tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ V - năm 2026.

(1).jpg)

Tiết mục “Bập bùng đêm hội Rắc Lây” do đoàn nghệ nhân tỉnh Khánh Hòa biểu diễn.

.jpg)

Đồng chí Nguyễn Thị Phong Vũ - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng hoa chúc mừng các đơn vị có thành tích xuất sắc tham gia tổ chức thành công Ngày hội.

Cũng tại buổi lễ bế mạc, đại diện Bộ VH-TT&DL đã trao cờ luân lưu cho lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa - nơi đăng cai tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ V- năm 2026.

Kết quả hoạt động văn hóa nghệ thuật:

* Liên hoan văn nghệ quần chúng: 15 giải A, 16 giải B, 14 giải C

* Trình diễn trang phục dân tộc truyền thống: 4 giải A, 4 giải B và 3 giải C.

* Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc tại địa phương: 4 giải A, 4 giải B và 2 giải C