Làm sao biết hóa đơn có kê khai thuế không

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ quy định về khái niệm hóa đơn điện tử cụ thể như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:
a) Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
b) Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế."

Làm sao biết hóa đơn có kê khai thuế không

Hướng dẫn 03 cách tra cứu hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC? Có thể tra cứu hóa đơn điện tử ở đâu?

Có thể tra cứu hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC ở đâu?

Hiện nay, có thể tra cứu hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC tại website hóa đơn điện tử của Tổng cục Thuế; Cổng thông tin hóa đơn điện tử tại địa chỉ https://hoadondientu.gdt.gov.vn và tra cứu hóa đơn điện tử Fast e-Invoice.

Hướng dẫn tra cứu hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC?

* Tra cứu hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC tại website hóa đơn điện tử của Tổng cục Thuế

Đối với những người lựa chọn tra cứu hóa đơn điện tử tại website hóa đơn điện tử của Tổng cục Thuế thì làm theo các bước dưới đây:

Bước 1: Truy cập website: https://hoadondientu.gdt.gov.vn/.

Bước 2: Nhập mã số thuế, loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, tổng tiền thuế, tổng tiền thanh toán và mã captcha rồi click vào mục “tìm kiếm”.

Bước 3: Kiểm tra kết quả thông tin về hóa đơn tra cứu.

Khi kết quả thông tin về hóa đơn hợp lệ, bạn sẽ thấy được dòng thông tin về trạng thái xử lý hóa đơn hiển thị là Đã cấp mã hóa đơn.

Trường hợp thông báo hiển thị là “Không tồn tại hóa đơn có thông tin trùng khớp với các thông tin tổ chức, cá nhân tìm kiếm” thì khi đó hóa đơn của bạn không tồn tại. Lúc này, bạn cần kiểm tra lại thông tin mà mình đã đăng xem đã đúng hay chưa và thực hiện thao tác tìm kiếm lại.

* Tra cứu hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC tại địa chỉ https://hoadondientu.gdt.gov.vn

Thực hiện tra cứu hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC tại địa chỉ này cụ thể như sau:

Bước 1: Đăng nhập bằng thông tin tài khoản đã được Cơ quan Thuế cấp.

Bước 2: Chọn ô “Tra cứu” rồi click vào “Tra cứu hoá đơn”.

Bước 3: Click chọn ô “Tra cứu hóa đơn điện tử bán ra” hoặc “Tra cứu hóa đơn điện tử mua vào”.

Khi bạn muốn xem thông tin hóa đơn, chọn "Tìm kiếm". Tại nơi hiển thị kết quả, click vào hoá đơn muốn xem để có thể thực hiện các chức năng như: Xem, In, Xuất Excel, Xuất XML.

* Tra cứu hóa đơn điện tử Fast e-Invoice

Để tra cứu hóa đơn điện tử, thực hiện theo 3 cách sau đây:

Tra cứu trực tiếp trên trang tra cứu hóa đơn điện tử https://einvoice.fast.com.vn:

Bước 1: Bạn lấy mã số tra cứu hóa đơn được gửi theo email thông báo phát hành nhận được. Tiếp theo, chọn mục “Mã nhận hóa đơn”, sao chép (Copy) “Mã số tra cứu hóa đơn” rồi dán (Paste) vào mục “Mã số”.

Bước 2: Nhập vào ô “Mã xác thực" với chuỗi ký tự thể hiện trên màn hình.

Bước 3: Bấm "Nhận" để tra cứu.

Tra cứu bằng tệp XML của hóa đơn gốc

Bước 1: Tải tệp XML có sẵn trong Email thông báo phát hành về máy tính. Sau đó tích chọn ô “Hóa đơn gốc (XML)” để tải lên tệp tin hóa đơn điện tử có định dạng XML được gửi theo Email thông báo phát hành nhận được.

Bước 2: Nhập vào ô “Mã xác thực”.

Bước 3: Bấm “Nhận” để tra cứu.

Tra cứu trên website https://invoice.fast.com.vn/

Bước 1: Truy cập trang https://invoice.fast.com.vn/ và click chọn mục “Tra cứu”.

Bước 2: Nhập mã số hóa đơn. Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn chọn ô Xem trực tiếp, Tải hóa đơn gốc (XML) hoặc tải file PDF sau đó bấm nút “Tìm kiếm” để tra cứu.

Hóa đơn trực tiếp hay hóa đơn bán hàng trực tiếp là một loại hoá đơn quan trọng trong bán hàng và kế toán. Hoá đơn trực tiếp là gì? Phân biệt hoá đơn trực tiếp với hoá đơn đỏ? Đọc bài viết dưới đây của MISA meInvoice để có được câu trả lời.

Làm sao biết hóa đơn có kê khai thuế không

Hóa đơn trực tiếp (hay còn gọi là hóa đơn bán hàng trực tiếp/ hóa đơn bán hàng/ hóa đơn thông thường) là loại hóa đơn do chi cục Thuế cấp cho cá nhân/tổ chức kinh doanh sử dụng phương pháp nộp thuế trực tiếp khi giao dịch mua bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ.

Nó còn được coi là hóa đơn bán lẻ dành cho các cửa hàng, hộ cá nhân kinh doanh (không phải các công ty). Theo đó, những cá nhân/tổ chức khi chọn phương pháp nộp thuế trực tiếp thì không được sử dụng hoá đơn GTGT (hoá đơn đỏ).

2. Đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng trực tiếp

Như đã đề cập ở trên, hoá đơn trực tiếp chỉ được áp dụng với cá nhân/tổ chức sử dụng phương pháp kê khai thuế trực tiếp, cụ thể:

  • Các tổ chức kinh doanh nhưng không theo hình thức doanh nghiệp, bao gồm nhà thầu nước ngoài, hợp tác xã, ban quản lý dự án;
  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
  • Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp với tỷ lệ theo doanh thu
  • Các doanh nghiệp sử dụng hoá đơn tự đặt tự in, có rủi ro cao về thuế;
  • Các doanh nghiệp sử dụng hoá đơn tự đặt, tự in, từng bị xử lý sai phạm, phạt hành chính vì trốn, gian lận thuế

Ngoài ra, những đối tượng sử dụng hoá đơn trực tiếp thì không sử dụng hoá đơn điện tử và không thể nộp thuế trực tuyến qua mạng.

3. Mẫu hóa đơn bán hàng trực tiếp

Làm sao biết hóa đơn có kê khai thuế không

4. Mua hóa đơn trực tiếp ở đâu?

Chỉ có hoá đơn được cấp trực tiếp tại Cơ quan thuế mới hợp lệ nên tốt nhất doanh nghiệp cần mua hóa đơn trực tiếp ở Cơ quan thuế để tránh nhiều rủi ro sai phạm không đáng có.

5. Mua hóa đơn bán hàng trực tiếp như thế nào?

Hồ sơ mua hoá đơn trực tiếp lần đầu

Trước tiên, cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ mua hoá đơn trực tiếp lần đầu, bao gồm:

  • Đơn đề nghị mua hóa đơn (Mẫu số 3.3 Thông tư 39/2014);
  • Bản cam kết mẫu số CK01/AC Thông tư 39/2014;
  • Bản sao giấy phép kinh doanh;
  • Giấy ủy quyền của giám đốc công ty;
  • CMND của người mua hoá đơn trực tiếp;
  • Dấu doanh nghiệp

Lưu ý: Người đi mua hoá đơn trực tiếp cũng phải là người làm giấy đề nghị mua hoá đơn.

Hồ sơ mua hóa đơn bán hàng trực tiếp từ lần 2 trở đi

Từ lần 2, cá nhân, tổ chức cũng cần phải chuẩn bị thêm loại giấy tờ sau so với lần đầu:

  • Sổ mua hóa đơn doanh nghiệp được phát khi mua lần đầu;
  • Quyển hóa đơn mua trước liền kề mà doanh nghiệp đang sử dụng

Thủ tục mua hóa đơn trực tiếp

Trước khi mua hóa đơn trực tiếp, doanh nghiệp cần đóng dấu tên và địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi hoá đơn.

Số lượng hóa đơn bán hàng trực tiếp doanh nghiệp được cấp sẽ không vượt quá một quyển năm mươi cho mỗi loại hóa đơn.

Nơi nộp hồ sơ mua hóa đơn bán hàng trực tiếp

Cá nhân, tổ chức tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Ấn chỉ của Chi cục thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp mình.

6. So sánh hóa đơn trực tiếp và hóa đơn VAT

Đối tượng áp dụng

Hoá đơn GTGT (VAT) thường áp dụng cho DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Hoá đơn trực tiếp thì được các doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp sử dụng

Nơi mua hoá đơn

DN sử dụng hoá đơn VAT có thể tự in hoá đơn, mua hoá đơn đỏ của cơ quan thuế, hoá đơn điện tử…

DN sử dụng hoá đơn bán hàng phải mua hoá đơn từ Cơ quan thuế.

Hình thức kê khai

Hoá đơn đỏ: Bắt buộc phải kê khai cả đầu ra và đầu vào đủ điều kiện khấu trừ

Hoá đơn trực tiếp: Chỉ kê khai đầu ra, không kê khai đầu vào

Chữ ký

Hoá đơn đỏ cần có đầy đủ chữ ký của giám đốc DN và người bán

Hoá đơn trực tiếp chỉ cần chữ ký của người bán

Về hình thức

Làm sao biết hóa đơn có kê khai thuế không

Hoá đơn đỏ: Có thông tin thuế suất, không có dấu mộc vuông

Hoá đơn trực tiếp: Không có thông tin về thuế suất, có dấu mộc vuông

*Điểm chung giữa hoá đơn trực tiếp và hoá đơn VAT là chúng đều được tính vào chi phí trực tiếp.

\>>>Hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng có giống nhau không?

7. Một số câu hỏi được quan tâm về hóa đơn bán hàng trực tiếp

Hóa đơn trực tiếp có phải kê khai thuế không?

Người sử dụng hoá đơn trực tiếp không phải kê khai thuế.

Theo Công văn số 3430/TCT-KK ngày 21/8/2014 của Tổng cục thuế:

Hóa đơn bán hàng thông thường (không phải hóa đơn GTGT) không nên kê vào Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào mẫu 01-2/GTGT.”

Sử dụng hóa đơn trực tiếp có được khấu trừ thuế không?

Căn cứ theo Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về điều kiện được khấu trừ thuế GTGT:

Đơn vị có các hóa đơn chứng từ sau: Hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho đơn vị bên phía nước ngoài theo như hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.”

Theo đó, hoá đơn trực tiếp sẽ không được khấu trừ thuế vì đây được coi là một loại hoá đơn thông thường.

Hóa đơn trực tiếp trên 20 triệu có phải chuyển khoản không?

Đối với hóa đơn trực tiếp có giá trị trên 20 triệu đồng thì sẽ có những trường hợp sau:

Trường hợp 1: Bên mua thanh toán tiền mặt, bên bán xuất hóa đơn đỏ trên 20 triệu cho bên mua thì hoá đơn đầu vào trên 20 triệu không chuyển khoản của bên mua không được khấu trừ, bên bán sẽ bị phạt.

Trường hợp 2: Bên mua chuyển khoản cho bên bán bằng tài khoản cá nhân, người bán xuất hoá đơn đỏ cho người mua. Bên bán hành động hợp lệ nhưng hoá đơn GTGT trên 20 triệu của bên mua không được khấu trừ.

Trường hợp 3: Bên mua thanh toán một nửa tiền mặt sẽ được khấu trừ thuế VAT trên số tiền đã chuyển khoản và được tính vào chi phí tương ứng. Chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và phần chưa chuyển tiền thuế GTGT

Trường hợp 3: Hóa đơn đầu vào trên 20 triệu, người mua đã thanh toán một nửa tiền mặt. Bên mua sẽ được khấu trừ thuế GTGT trên số tiền đã thực hiện chuyển khoản và được tính vào chi phí tương ứng với số tiền chuyển khoản. Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và phần còn lại không chuyển khoản tiền thuế GTGT không được khấu trừ bao gồm tiền hàng và tiền thuế GTGT.

Doanh nghiệp có cần thông báo phát hành khi mua hóa đơn trực tiếp từ CQT hay không?

DN không cần thông báo hành khi mua hoá đơn trực tiếp từ CQT, doanh nghiệp có thể sử dụng hoá đơn đã mua ngay trong ngày.

Bên cạnh đó, quý doanh nghiệp & các hộ, cá nhân kinh doanh cũng đừng quên lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử trên cả nước trong giai đoạn sắp tới này nhé.

MISA meInvoice đã vượt qua quá trình thẩm định, xét duyệt khắt khe nhất và được Tổng Cục Thuế lựa chọn là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử. Phần mềm được trang bị và nâng cấp các tính năng mới nhất để đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ về HĐĐT theo Nghị định 123 & Thông tư 78/2021/TT-BTC, cũng như đáp ứng quy định mới nhất về mức thuế suất GTGT 8% theo Nghị quyết 43 & Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

Doanh nghiệp quan tâm phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại đây: