Lã thị kim oanh là ai

Đau ốm triền miên với đủ loại bệnh tật từ huyết áp cao đến đau nhức xương khớp, bệnh tật nên khiến sức khỏe của Lã Thị Kim Oanh ngày càng suy sụp. Chính vì vậy, thời gian gần đây, hầu như thời gian cải tạo của Kim Oanh là điều trị ở bệnh xá của trại. Sức khỏe kém, sợ tiếp xúc, ngại gặp báo chí, Kim Oanh đang cố thu mình thật kín những vết thương cũ.

Lã Thị Kim Oanh, nguyên Giám đốc Công ty Tiếp thị nông nghiệp - phạm nhân đặc biệt ở Trại giam số 5. Người đàn bà một thời thét ra lửa này từng được Chủ tịch nước ân giảm từ án tử hình xuống chung thân. Do cải tạo tốt, chấp hành nghiêm các quy định, năm 2011, sau người đàn bà này có thêm một may mắn nữa là được giảm án xuống còn 20 năm tù giam. Tiếp đó, năm 2012, bà ta được giảm thêm 15 tháng tù, dịp Quốc khánh năm này, Lã Thị Kim Oanh cũng có tên trong danh sách được đề nghị giảm án nhưng chưa đủ điều kiện đặc xá.

Đau ốm triền miên với đủ loại bệnh tật từ huyết áp cao đến đau nhức xương khớp, bệnh tật nên khiến sức khỏe bà ta ngày càng suy sụp. Chính vì vậy, thời gian gần đây, hầu như thời gian cải tạo của Kim Oanh là điều trị ở bệnh xá của trại. Sức khỏe kém, sợ tiếp xúc, ngại gặp báo chí, Kim Oanh đang cố thu mình thật kín những vết thương cũ. Còn nhớ đợt đặc xá dịp Tết Nguyên đán năm 2008, tôi gặp và trò chuyện rất cởi mở với  phạm nhân này. Lã Thị Kim Oanh tự hào khoe thành tích học tập của hai đứa con. Đặc biệt, trong câu chuyện bà ta nhắc đến chồng với vẻ đầy biết ơn.

Lần này, khi đến trại để viết về đặc xá, tôi được Ban Giám thị tạo điều kiện cho gặp bà ta.  Khi biết ý định của tôi, các cán bộ ở phân trại số 4 cho biết, dạo này Lã Thị Kim Oanh  từ chối gặp nhà báo nên cáo ốm. Cũng theo cán bộ này, Lã Thị Kim Oanh bị cao huyết áp, sức khỏe gần đây giảm sút. Nghe vậy, nhưng tôi vẫn muốn thử “vận may” của mình nên vẫn đề nghị được gặp. Nhưng, ở trong phòng bệnh xá, Lã Thị Kim Oanh kiên quyết từ chối, không muốn trả lời bất cứ câu hỏi nào ngoài câu duy nhất: “Tôi ốm lắm…”.  Có thể, những ngày dài chờ tự do khiến người đàn bà này cũng bị ảnh hưởng tinh thần

Phương Thủy

Tính đến nay, Lã Thị Kim Oanh đã có 13 năm cải tạo ở trại giam số 5 Bộ Công an. Phạm nhân này từng lĩnh án tử hình vì tội Tham ô nhưng được Chủ tịch nước ân xá, giảm xuống chung thân.

Người đàn bà từng một thời "thét ra lửa, ném cả chục tỷ đồng của nhà nước qua cửa sổ" Lã Thị Kim Oanh tại trại giam..

Trải qua thời gian dài tù tội và đau khổ, người đàn bà 58 tuổi ấy còn khá mặn mà, ăn nói lưu loát, có thể nhớ rõ được những công việc của mình ở ngoài. “Khi bị tòa tuyên án tử hình, tôi gầy rộc đi vì lo nghĩ. Tôi đã nghĩ đến chuyện hậu sự, căn dặn các bạn tù là nếu mình có đi trước, xin thắp cho nén hương. Còn nếu được ân xá, tha tội chết, nếu có một ngày được ra tù, tôi sẽ đến tận nhà thắp hương cho họ”, Oanh kể.

Đến tháng 6/2006, theo chính sách khoan hồng của Nhà nước, Oanh được ân giảm xuống thành án chung thân, sau đó được chuyển vào Trại 5. Khi được hỏi trong thời gian làm việc lúc nào vất vả nhất, Oanh trả lời: “Đó là khi thành đạt. Khi tôi làm giáo viên ở Trường THPT An Dương dưới Hải Phòng, công việc nhàn hạ và thanh thản. Làm giám đốc là vất vả và khổ nhất vì suốt ngày phải chạy vạy, lo hết dự án này đến dự án khác. Xong dự án này thì đã có dự án kia gối đầu. Có vậy mới có tiền chi trả anh em công nhân. Nếu không có các khu nhà để kinh doanh thì tôi làm sao kiếm ra tiền. Cho nên làm doanh nhân là đau đầu nhất”.

Theo hồ sơ vụ án, 5 năm làm Giám đốc của Công ty Tiếp thị đầu tư nông nghiệp và phát triển nông thôn, Oanh đã gây thiệt hại cho Nhà nước 75 tỷ đồng và khoảng 113.000 USD. Trong đó, một mình Oanh tiêu hết 72 tỷ đồng và 70.000 USD. Số tiền Oanh chi mỗi ngày là 40 triệu đồng.

Nhớ lại chuỗi ngày trước đó, Oanh băn khoăn: “Tôi không hề chối tội, thực sự là tôi có tội. Nhưng tội của tôi không phải là tham ô, mà chỉ là vi phạm luật kế toán thống kê. Mọi người đều biết là tôi chưa được học qua một lớp nào về kinh tế hay quản lý kinh tế, cho nên sai sót là chuyện dễ hiểu. Khi sai rồi, mọi người cũng nên nhìn những thành quả mà chúng tôi đã tạo dựng, tài sản hàng mấy trăm tỷ".

Điều khiến bà day dứt nhất là hai cô con gái phải chịu nhiều tai tiếng từ người mẹ phạm tội. Người ta thường nói người phụ nữ thành đạt trong sự nghiệp sẽ không giỏi quán xuyến gia đình. Lúc này, cùng với nỗi ân hận về những việc làm sai trái, bà Oanh còn một nỗi ân hận ngày đêm ám ảnh đó là không chăm lo cho gia đình tử tế.

Khi được hỏi mọi người có hay đến thăm không, Oanh cười cay đắng: “Không có ai cả. Chỉ có hai đứa con thôi. Tôi vào đây rồi, cũng chẳng dám oán thán những người trước đây từng là cộng sự, vì miếng cơm manh áo nên người ta chẳng dám dính dáng đến tôi nữa. Có thể trong thâm tâm người ta vẫn nhớ vẫn thương”.

Bà Oanh nghĩ nhiều đến chồng và hai con. Chồng vốn là một công chức mẫn cán và nghiêm túc ở cơ quan Bộ Y tế, hai cô con gái ngoan và học giỏi. Phạm nhân này kể, sau khi nhập trại được mấy tháng thì nhận được tin chồng gửi đơn ly dị. "Khi nhận lá đơn ly hôn, tôi không giận chồng, chỉ buồn và khóc. Tôi xin gặp quản giáo nhờ nói giúp để chồng rút đơn vì thương hai đứa con, vì để chúng đỡ mang tai tiếng, chúng còn phải lấy chồng. Chúng đã mang tiếng bởi có một người mẹ tù tội, tôi không muốn chúng tiếp tục phải chịu cảnh bố mẹ bỏ nhau. Thế nên khi ban giám thị đưa tờ đơn đề nghị ly hôn của chồng thì tôi đã thực sự rất sốc. Dù phạm tội, dù đang là một phạm nhân nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ chồng mình sẽ bỏ để đi lấy một người phụ nữ khác", bà Oanh trải lòng.

Phạm nhân này mong muốn nếu được làm lại, bà sẽ chăm lo đến thiên chức của người làm mẹ và làm vợ. Ở hai chức năng này, bà Oanh thấy mình đều làm thiếu hụt và vô trách nhiệm. “Mọi chuyện với tôi là quá muộn rồi. Tôi có tỉnh ngộ thì cũng không giúp được mình nữa. Tôi mong những người phụ nữ khác không giẫm vào vết xe đổ của mình”, bà nói.

Theo An ninh thủ đô

TTCN - Theo kế hoạch, ngày 17-11 tới Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Lã Thị Kim Oanh, giám đốc Công ty Tiếp thị thương mại nông nghiệp - công nghiệp thực phẩm (gọi tắt là Công ty Tiếp thị), cùng các đồng phạm can tội tham ô tài sản, cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Lã thị kim oanh là ai
Lã Thị Kim Oanh người đàn bà dùng nhiều thủ đoạn để moi tiền Nhà nước

Thủ đoạn moi tiền tỉ của Nhà nước 

Trong số các đồng phạm ra tòa với Lã Thị Kim Oanh, có hai bị can nguyên là vụ trưởng và hai nguyên thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn. Làm thế nào Lã Thị Kim Oanh có thể moi hàng trăm tỉ đồng của Nhà nước, đồng thời điều khiển được các ông sếp “bự” đến vậy?

Từ khi thành lập công ty đến khi vụ án bị phát hiện vào tháng 6-2001, Công ty Tiếp thị chỉ lo thủ tục để thực hiện các dự án. Lã Thị Kim Oanh lấy danh nghĩa chủ đầu tư, triệt để tận dụng mối quan hệ để huy động vốn từ nhiều nguồn như ngân hàng, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và cả các cá nhân để moi hàng trăm tỉ đồng rồi chi xài vô tội vạ...

Lã Thị Kim Oanh

Lã Thị Kim Oanh sinh 1955, tốt nghiệp Đại học Sư phạm 1 Hà Nội. Năm 1995, Công ty Tiếp thị thương mại nông nghiệp - công nghiệp thực phẩm do Lã Thị Kim Oanh làm giám đốc chỉ được phép kinh doanh các ngành nghề tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất chuyên ngành nông nghiệp - công nghiệp thực phẩm; tư vấn và đầu tư kỹ thuật cơ điện phục vụ nông nghiệp - công nghiệp thực phẩm.

Cấp dưới của Oanh là Phạm Tiến Bình - phó giám đốc; Đỗ Đức Thuần - kế toán trưởng (đều là bị can trong vụ án) đều chưa kinh qua công tác quản lý cũng như kế toán. Được sự “giúp đỡ” của hai nguyên thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn là Nguyễn Quang Hà và Nguyễn Thiện Luân, Công ty Tiếp thị được bổ sung hàng loạt ngành nghề kinh doanh khác như xây dựng dân dụng, kinh doanh bất động sản, tổ chức vui chơi giải trí, đại lý tiêu thụ hàng hóa... Nhờ vậy, công ty này đơợc giao làm chủ đầu tư nhiều dự án lớn hàng chục tỷ đồng.

Là giám đốc doanh nghiệp nhà nước nhưng Lã Thị Kim Oanh trực tiếp quản lý con dấu, két bạc, tự quyết định chi tiêu, không thông qua thủ quĩ cũng không qua sổ sách. Để vay được tiền, Lã Thị Kim Oanh hứa “khi được ngân sách nhà nước cấp sẽ trả nợ vay”.

Nhưng khi được cấp ngân sách thì bà giám đốc này lại cho chuyển vào tài khoản của Công ty Tiếp thị mà “quên” việc trả nợ. Trong hơn sáu năm làm giám đốc, Lã Thị Kim Oanh đã thụt két hơn 72 tỉ đồng và 110.000 USD; đồng thời làm thiệt hại của Nhà nước trên 34,3 tỉ đồng và 3.000 USD.

Thủ đoạn moi tiền...

Được sự “giúp đỡ” của hai thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn lúc đó, dự án xây dựng khu hội chợ triển lãm thương mại đầu tư nông nghiệp và phát triển nông thôn lọt vào tay chủ đầu tư là Công ty Tiếp thị. Lã Thị Kim Oanh vốn không biết chuyên môn về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, nhưng vẫn được giao chức phó chủ nhiệm điều hành dự án. Mặc dù dự án đã được ngân sách cấp 76,2 tỉ và không thiếu vốn nhưng Oanh vẫn tìm mọi cách làm hồ sơ xin vay tiền của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Ngân hàng Đầu tư phát triển Hà Nội, Ngân hàng Công thương Ba Đình...

Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Oanh được ngân hàng bảo lãnh cho vay 10 tỉ (đến nay còn nợ gần 8 tỉ). Ở Ngân hàng Công thương Ba Đình, Oanh vay 15 tỉ chuyển về cho Công ty Ligico 11 tỉ để trả nợ nhưng thực tế sau đó rút ra chi tiêu, còn 4 tỉ thanh toán trả Công ty Mico nhưng đồng thời lại dùng thủ đoạn sau một ngày rút 4 tỉ đồng ngân sách cấp cho dự án để bỏ túi riêng, không trả cho ngân hàng như đã cam kết.

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quyết định truy tố Lã Thị Kim Oanh tội tham ô tài sản và cố ý làm trái...; Phạm Tiến Bình (phó giám đốc), Đỗ Đức Thuần (kế toán trưởng) tội cố ý làm trái...; Nguyễn Quang Hà, Nguyễn Thiện Luân, Huỳnh Xuân Hoàng và Phan Văn Quán tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

- Điều tra vụ án đã cho thấy hành vi sai phạm của một số cán bộ thuộc ngân hàng, Sở Địa chính - nhà đất, UBND thành phố Hà Nội, Cục Đầu tư phát triển Hà Nội, Tổng Cty Xây dựng và phát triển nông thôn, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Còn tại Ngân hàng Đầu tư phát triển Hà Nội, Oanh lập hai công văn xin vay vốn “thanh toán cho các đơn vị thi công”, có xác nhận của các thứ trưởng Hà và Luân để được vay 17 tỉ. Tuy nhiên, Oanh chỉ trả cho đơn vị thi công 7,5 tỉ và cùng lúc đút túi 7,2 tỉ từ ngân sách.

Tương tự, dự án cải tạo khách sạn 120 Quán Thánh (để làm văn phòng đại diện) được phê duyệt tổng mức đầu tư 34 tỉ, Lã Thị Kim Oanh lập hai công văn, một vay 14,7 tỉ và một vay 25 tỉ từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Thế nhưng, khi đã có tiền Oanh không dùng vào việc thanh toán mua khách sạn mà chi cho “một số việc khác” không có chứng từ chứng minh. Dự án Khu công nghiệp Kim Hoa (Vĩnh Phúc), Oanh vay của ngân hàng 11,6 tỉ đồng để rồi bỏ túi hơn 2,3 tỉ mà thị cho rằng “không biết đi đâu” (!?).

Không chỉ vay vốn ngân hàng rồi “xù” nợ, với hàng loạt dự án xây nhà mà Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn ưu đãi giao cho Công ty Tiếp thị làm chủ đầu tư, Oanh đã huy động vốn góp của hàng trăm cá nhân (là cán bộ công nhân viên trong và ngoài ngành có nhu cầu mua nhà ở), nhưng nhà chưa thấy mà tiền thì biến mất.

Dự án xây nhà để bán tại 161 Sơn Tây (Hà Nội), Oanh thu tiền bán căn hộ (thông qua Công ty Kinh doanh xây dựng nhà Hà Nội) 10,6 tỉ đồng nhưng không nhập quĩ. Oanh còn vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải VN 8,2 tỉ để đầu tư vào dự án. Thực tế Oanh chỉ chi phân nửa số tiền trên cho dự án, còn phân nửa bỏ túi riêng.

Với dự án xây dựng nhà tại Dịch Vọng (từ năm 1994 -2001), Lã Thị Kim Oanh đã huy động vốn của 43 cá nhân và một đơn vị với tổng số tiền 6,3 tỉ và 78.000 USD. Đã vậy Lã Thị Kim Oanh còn mang bốn chiếc ôtô của công ty đem thế chấp để vay 7.400 USD và 60 triệu đồng nhưng không đem tiền về nộp công ty. Cuối cùng, công ty mất số tiền trên, còn ôtô vẫn nằm trong tài sản thế chấp.

Cơ quan điều tra nhận định: “Công ty Tiếp thị không có nhu cầu huy động vốn vì vốn ngân sách nhà nước luôn cấp đầy đủ và kịp thời theo tiến độ dự án. Nhưng Lã Thị Kim Oanh vẫn làm các văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn xác nhận để đi vay các ngân hàng. Việc vay vốn không rõ mục đích sử dụng, không phải để kinh doanh kinh doanh...”.

Khi vụ việc đổ bể, Oanh còn chỉ đạo kế toán trưởng Đỗ Đức Thuần lập hồ sơ chứng từ khống để đối phó với cơ quan chức năng. Thủ quĩ Nguyễn Thị Bình Thục thừa nhận đã ký vào các phiếu thu, phiếu chi nhưng thực tế không được thu tiền và cũng không có tiền chi ra.

Lã thị kim oanh là ai

Biếu xén ào ạt!

Lã Thị Kim Oanh khai: trong quá trình giao dịch với Ngân hàng Hàng hải, Oanh đã chi tiền biếu các cán bộ ngân hàng suốt trong bốn năm từ 1997 - 2000. Tiền biếu đưa vào các dịp lễ tết hoặc khi cán bộ ngân hàng xuống Công ty Tiếp thị kiểm tra việc sử dụng vốn. Việc chi tiền biếu do Oanh trực tiếp đưa, để trong phong bì dán kín, mỗi lần biếu 5 triệu đồng/người.

Tổng số tiền biếu khoảng 300 triệu đồng cho Trần Hữu Bách - nguyên giám đốc ngân hàng; Nguyễn Văn Du - phó giám đốc; Nguyễn Bằng Việt - cán bộ tín dụng; Đinh Văn Sáu - nguyên trưởng phòng tín dụng. Đó là chưa kể trong khi làm thủ tục nhận tiền vay Lã Thị Kim Oanh còn chi tiền biếu cho cán bộ kế toán và thủ quĩ của ngân hàng.

Trong quá trình thực hiện dự án khu sinh hoạt văn hóa và vui chơi giải trí Đống Đa, Hà Nội, giám đốc Oanh vay 7,1 tỉ nhưng đã chi “tào lao” hết 3,4 tỉ. Trong đó có chi đóng góp cho phường và Công an quận Đống Đa mua ôtô hơn 441 triệu đồng; chi cho ông Nguyễn Minh Đăng (nguyên chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc) đi “tham quan và kêu gọi đầu tư” tại Nhật Bản hơn 10.000 USD.

Lã Thị Kim Oanh còn chi tiền biếu tổng cộng 10 tỉ đồng cho các cá nhân có thẩm quyền ký duyệt các dự án, từ xã phường đến quận huyện, các ban, ngành, sở của thành phố Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc, Văn phòng Chính phủ; các ngân hàng liên quan đến việc vay vốn và tiền ngân sách; các bộ có liên quan đến việc thẩm định dự án (mỗi gói quà trị giá từ 500.000 đồng đến 10 triệu đồng trong các dịp lễ 1-5, 2-9 và tết dương lịch, tết âm lịch). Các khoản chi tiếp khách thì vô kể, mỗi lần chi từ 2-10 triệu đồng. “Khoản chi này khoảng 6-7 tỉ đồng”. Ngoài ra, chi phí cho họp báo, cuộc họp, hội thảo, hội nghị cũng lên đến vài tỉ đồng.

Nguyên vụ trưởng, thứ trưởng đã giúp Lã Thị Kim Oanh như thế nào?

Từ việc ký các quyết định bổ nhiệm ban giám đốc Công ty Tiếp thị đến việc ký quyết định bổ sung ngành nghề kinh doanh cho công ty - bất chấp năng lực, trình độ nghiệp vụ chuyên môn không đáp ứng yêu cầu - nguyên thứ trưởng Nguyễn Quang Hà và Nguyễn Thiện Luân đã tạo điều kiện cho Lã Thị Kim Oanh và các đồng phạm tác oai tác quái trong một thời gian dài.

Năm 1997, Hà đã cho Công ty Tiếp thị được vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 10 tỉ đồng. Tiếp đó, không cần kiểm tra nhu cầu thực tế sử dụng vốn của công ty; không cần biết công ty đã trả nợ các khoản vay chưa, Hà đã ký xác nhận và đề nghị Ngân hàng Đầu tư phát triển Hà Nội cho Công ty Tiếp thị vay 7,5 tỉ đồng vốn tín dụng ưu đãi; đề nghị Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải cho vay 24,2 tỉ đồng (và nhiều dự án khác)...

Nghiêm trọng hơn, Nguyễn Quang Hà ký xác nhận nhu cầu, đề nghị ngân hàng cho Công ty Tiếp thị vay tiền và cam kết trả nợ, nhưng khi có tiền ngân sách cấp lại chính Hà ký vào đơn yêu cầu chuyển về tài khoản của công ty mà không trả nợ cho ngân hàng!

Ngày 28-11-1998, Công ty Tiếp thị có công văn gửi Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội xin vay 11 tỉ để “thanh toán khối lượng xây dựng công trình triển lãm cho Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Licogi”. Nguyễn Thiện Luân đặt bút ký với nội dung: “Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn xác nhận yêu cầu trên của Công ty Tiếp thị là đúng sự thật. Đề nghị Ngân hàng Đầu tư và phát triển giúp đỡ”.

Thực tế, giám đốc Oanh vay tiền tỉ từ ngân hàng này để chi tiêu. Cũng chính Nguyễn Thiện Luân đã phê duyệt hợp đồng chuyển nhượng khách sạn 120 Quán Thánh mà không thông qua hội đồng thẩm định giá. Bị can Luân biết việc phê duyệt hợp đồng này là trái qui định nhưng vẫn ký công văn đề nghị Cục Đầu tư chuyển toàn bộ 34 tỉ đồng tiền vay ưu đãi để thanh toán việc mua bán khách sạn này.

Nguyễn Thiện Luân thừa nhận giá của khách sạn này lúc đó chỉ khoảng 23 tỉ đồng. Phan Văn Quán (nguyên vụ trưởng Vụ Tài chính kế toán) và Huỳnh Văn Hoàng đã “tham mưu” cho lãnh đạo ký phê duyệt dự án nói trên. Giám đốc Oanh được sự “giúp đỡ” tận tụy của các vị này đã huy động được hơn 17 tỉ đồng sử dụng cho mục đích... cá nhân.

Tương tự, Nguyễn Thiện Luân cũng đã ký xác nhận nhu cầu vốn cho Công ty Tiếp thị đi vay 12,6 tỉ để triển khai dự án Khu công nghiệp Kim Hoa (Vĩnh Phúc). Điều đáng nói là cả hai dự án công trình triển lãm và Khu công nghiệp Kim Hoa đều được ông Nguyễn Thiện Luân ký xác nhận nhu cầu vay vốn trong khi ngân sách nhà nước đã cấp đầy đủ cho hai dự án này.

Nếu không có sự “giúp đỡ” của các nguyên vụ trưởng, thứ trưởng này thì một ban giám đốc thiếu chuyên môn, kém năng lực của Công ty Tiếp thị có thể làm được những chuyện “động trời” như vậy?