Ký hiệu hợp trong toán học

Table of Contents

  • 1. Các phép toán tập hợp bao gồm
    • 1.1. Phép giao
    • 1.2. Phép hợp
    • 1.3. Phép hiệu
    • 1.4. Phép bù
  • 2. Ví dụ về các phép toán tập hợp 

Đây là phần kiến thức quan trọng khi nhắc đến các phép toán tập hợp lớp 10. Trong nội dung bài viết dưới đây, VOH Giáo Dục sẽ giúp bạn tổng hợp toàn bộ kiến thức về chuyên đề các phép toán trên tập hợp. Các bạn hãy dành thời gian theo dõi nhé.


1. Các phép toán tập hợp bao gồm

1.1. Phép giao

Tập hợp C gồm các phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B gọi là giao của A và B.

Kí hiệu:

Ký hiệu hợp trong toán học
Phép giao (nguồn: internet)

» Xem thêm: Phép giao là gì? Các tính chất cơ bản của phép giao

1.2. Phép hợp

Tập hợp C gồm các phần tử thuộc A hoặc thuộc B được gọi là hợp của A và B.

Kí hiệu:  

Ký hiệu hợp trong toán học
Phép hợp (nguồn: internet)

» Xem thêm: Phép hợp là gì? Bài tập về phép hợp

1.3. Phép hiệu

Tập hợp C gồm các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B được gọi là hiệu của A và B.

Kí hiệu:

Ký hiệu hợp trong toán học
 Phép hiệu(nguồn: internet)

» Xem thêm: Phép hiệu là gì? Lý thuyết và bài tập vận dụng

1.4. Phép bù

Khi B nằm trong A (ký hiệu ) thì phần A \ B được gọi là phần bù của B trong A

Kí hiệu:

Ký hiệu hợp trong toán học
Phép bù(nguồn: internet)

» Xem thêm: Phần bù là gì? Các dạng bài tập phần bù của hai tập hợp

2. Ví dụ về các phép toán tập hợp 

Ví dụ 1: 
Cho 2 tập hợp 

Hãy tìm 
Đáp án: 


Ví dụ 2: 
Cho tập hợp

Tìm phần bù của B trong A:  và phần bù của C trong A:    

Đáp án:

Vì  không tồn tại   

Vì  

Trên đây là những kiến thức được tổng hợp về chủ đề các phép toán trên tập hợp. Hy vọng những kiến thức trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập. Chúc bạn học thật tốt!

I. GIAO CỦA HAI TẬP HỢP

Tập hợp \(C\) gồm các phần tử vừa thuộc tập hợp \(A\), vừa thuộc tập hợp \(B\) được gọi là giao của \(A\) và \(B\).

Kí hiệu \(C=A\cap B\)

Vậy \(A\cap B=\left\{x|x\in A;x\in B\right\}\)

       \(x\in A\cap B\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x\in A\\x\in B\end{matrix}\right.\)

Tập hợp \(A\cap B\) được biểu diễn bởi phần gạch chéo trong biểu đồ Ven sau:

Ký hiệu hợp trong toán học

Ví dụ 1: Xét các tập hợp:

           \(A=\) {\(n\in N\)\(|n\) là ước của 12} ;

           \(B=\) {\(n\in N\)\(|n\) là ước của 18};

           \(C=\) {\(n\in N\)\(|n\) là ước chung của 12 và 18}.

Ta có thể liệt kê phần tử của 3 tập hợp trên như sau:

          \(A=\left\{1,2,3,4,6,12\right\}\)

          \(B=\left\{1,2,3,6,9,18\right\}\)

          \(C=\left\{1,2,3,6\right\}\)

Ta thấy các phần tử của \(C\) đều là phần tử của \(A\) và của \(B\). Do đó \(C=A\cap B\).

II. HỢP CỦA HAI TẬP HỢP

Tập hợp \(C\) gồm các phần tử thuộc tập hợp \(A\) hoặc thuộc tập hợp \(B\) được gọi là hợp của \(A\) và \(B\).

Kí hiệu \(C=A\cup B\)

Như vậy \(A\cup B=\) {\(x|x\in A\) hoặc \(x\in B\)}

               \(x\in A\cup B\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x\in A\\x\in B\end{matrix}\right.\)

Tập hợp \(A\cup B\) còn được biểu diễn bởi phần gạch chéo trên biểu đồ Ven sau:

Ký hiệu hợp trong toán học

Ví dụ 2: Xét tập hợp \(A=\left\{1,3,5,7,9\right\}\) 

               và tập hợp \(B=\left\{2,4,6,8,10\right\}\)

    Khi đó \(C=A\cup B=\left\{1,2,3,4,5,6,7,8,9,10\right\}\)

Ví dụ 3: Giả sử \(A\)\(B\) lần lượt là tập hợp các học sinh giỏi Toán và giỏi Văn của lớp 10E. Biết: \(A=\) {Minh, Nam, Lan, Hồng, Nguyệt} 

   và \(B=\) {Cường, Lan, Dũng, Hồng, Tuyết, Lê}.

(các học sinh trong lớp không trùng tên nhau)

Gọi \(C\) là tập hợp đội tuyển thi học sinh giỏi của lớp bao gồm các học sinh giỏi Toán hoặc giỏi Văn.

Ta có thể viết tập hợp \(C\) bằng cách liệt kê các phần tử như sau:

\(C=\) {Minh, Nam, Lan, Hồng, Nguyệt, Cường, Dũng, Tuyết, Lê}

Ta nói rằng \(C\) là hợp của \(A\) và \(B\).

III. HIỆU VÀ PHẦN BÙ CỦA HAI TẬP HỢP

Tập hợp \(C\) gồm các phần tử thuộc \(A\) nhưng không thuộc \(B\) được gọi là hiệu của \(A\) và \(B\).

Kí hiệu: \(C=A\)\\(B\)

Vậy \(A\)\\(B\)\(=\left\{x|x\in A;x\notin B\right\}\)

       \(x\in\) \(A\)\\(B\) \(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x\in A\\x\notin B\end{matrix}\right.\)

Tập hợp \(A\)\\(B\) còn được biểu diễn bởi phần gạch chéo trên biểu đồ Ven sau:

Ký hiệu hợp trong toán học

Ví dụ 4: Xét 2 tập hợp: 

              \(A=\left\{x\in N|x< 10,x⋮2\right\}\)

             \(B=\left\{x\in N|x< 10,x⋮4\right\}\)

Liệt kê các phần tử của tập hợp \(A\)\\(B\) .

Giải:

Ta có thể liệt kê các phần tử của các tập hợp trên như sau:

    \(A=\left\{0,2,4,6,8\right\}\)

    \(B=\left\{0,4,8\right\}\)

Như vậy \(A\)\\(B\) \(=\left\{2,6\right\}\).

Khi \(B\subset A\) thì \(A\)\\(B\) gọi là phần bù của \(B\) trong \(A\), kí hiệu là \(C_AB\)

(Phần gạch chéo trong biểu đồ Ven dưới đây)

Ký hiệu hợp trong toán học

Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn