Kiến trúc máy tính là gì năm 2024

Các khái niệm cơ bản, sơ lược quá trình phát triển của máy tính điện tử và phân loại kiến trúc máy tính.

ü Kiến trúc máy tính tuần tự: nguyên lý hoạt động của máy tính tuần tự; cấu trúc và nguyên lý hoạt động của đơn vị xử lý trung tâm, bộ nhớ chính; các vấn đề về thiết kế hệ lệnh, thiết kế bộ nhớ.

ü Tổ chức vào/ra, cấu trúc bus, các giao diện truyền dữ liệu; cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị ngoại vi: bàn phím, chuột, màn hình, máy in, đĩa từ, đĩa quang.

ü Một số kiến trúc máy tính hiện đại: CISC và RISC, kiến trúc máy tính song song.

5. MỤC TIÊU HỌC PHẦN:

* Về lý thuyết: Sinh viên sau khi học xong sẽ thu được các kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy tính điện tử và các thiết bị ngoại vi; các kỹ thuật và kiến trúc hiện đại nhằm nâng cao tốc độ và hiệu suất của máy tính.

* Về thực hành: Sinh viên kiểm tra và đánh giá được các thông số chính của máy tính.

* Về kỹ năng: Trang bị cho sinh viên có kỹ năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm. Sinh viên có khả năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, giải quyết và đánh giá một số kỹ thuật cải thiện tốc độ và hiệu suất của máy tính. Sinh viên có khả năng vận dụng các kiến thức của môn học vào trong lĩnh vực nghiên cứu các học phần: kỹ thuật vi xử lý, hệ điều hành, mạng máy tính và truyền số liệu.

6. NỘI DUNG HỌC PHẦN:

PHÂN BỐ THỜI GIAN

STT

Nội dung

Tổng số

tiết

Trong đó

Ghi chú

Lý thuyết

Bài tập, thảo luận, kiểm tra

1

Chương 1

3

3

0

2

Chương 2

18

12

6

3

Chương 3

15

6

9

4

Chương 4

9

6

3

Cộng

45

27

18

CHƯƠNG I - CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Giới thiệu các khái niệm cơ bản, sơ lược quá trình phát triển của máy tính điện tử từ thế hệ thứ nhất đến nay. Trong chương 1 cũng trình bày mô hình 4 loại kiến trúc máy tính: SISD, SIMD, MISD, MIMD theo phân loại của Flynn.

CHƯƠNG II - KIẾN TRÚC MÁY TÍNH TUẦN TỰ

Giới thiệu mô hình kiến trúc và nguyên lý hoạt động của máy tính tuần tự VonNeumann. Trình bày cấu trúc và nguyên lý hoạt động của các thành phần chính trong máy tính: đơn vị xử lý trung tâm, bộ nhớ chính…; các vấn đề về thiết kế hệ lệnh, các chế độ địa chỉ hóa trong lệnh; các vấn đề về mô hình phân cấp bộ nhớ, phân loại, tổ chức và thiết kế bộ nhớ. Chương 2 cũng trình bày tổ chức, hoạt động và các phương pháp thay thế dữ liệu trong bộ nhớ Cache và bộ nhớ ảo.

CHƯƠNG III - TỔ CHỨC VÀO/RA VÀ CÁC THIẾT BỊ NGOẠI VI

Chương 3 trình bày các nội dung cơ bản về cấu trúc bus; tổ chức vào/ra bao gồm phương pháp định địa chỉ thiết bị ngoại vi, cấu trúc giao diện vào/ra và các phương pháp trao đổi dữ liệu giữa CPU và các thiết bị ngoại vi. Trong chương 3 cũng trình bày về các giao diện truyền dữ liệu: nối tiếp, song song; về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị ngoại vi: bàn phím, chuột, màn hình, máy in, đĩa từ, đĩa quang.

CHƯƠNG IV - MỘT SỐ KIẾN TRÚC MÁY TÍNH HIỆN ĐẠI

Nội dung chương 4 cung cấp những vấn đề cơ bản về kỹ thuật đường ống nhằm nâng cao tốc độ thực hiện của máy tính và giới thiệu một số kiến trúc máy tính hiện đại như: kiến trúc CISC và RISC, kiến trúc máy tính song song.

7. GIÁO TRÌNH:

Bài giảng Kiến trúc máy tính – Bộ môn Công nghệ thông tin, ĐH KTQD

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1] Nguyễn Nam Trung, Vi xử lý và cấu trúc máy tính, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

[2] Trần Quang Vinh (2003), Cấu trúc máy vi tính, NXB Giáo dục.

[3] William Stallings (2003), Computer Organization and Architecture Designing for Performance, Sixth Edition, Prentice Hall.

Kiến trúc hệ thống máy tính là gì?

Kiến trúc máy tính (tiếng Anh computer architecture)có thể được định nghĩa là việc lựa chọn và kết nối các thành phần phần cứng một cách khoa học và nghệ thuật, nhằm tạo nên các máy tính đáp ứng được yêu cầu về chức năng, hiệu suất và giá thành.

Kiến trúc Von Neumann gồm những gì?

Kiến trúc Neumann là kiểu kiến trúc máy tính do von Neumann đưa ra bao gồm các thành phần:.

Bộ số học/logic (ALU);.

Bộ nhớ (Memory Unit);.

Bộ điều khiển (CU);.

Thiết bị vào/ra (Input/Output Devices)..

Kiến trúc máy tính là môn học gì?

kiến trúc máy tính là điều kiện cho việc học các môn học về hệ thống tiếp theo như Hệ điều hành, Mạng máy tính. Học xong môn học này sinh viên phải có hiểu biết về nguyên lý cấu trúc và hoạt động máy tính điện tử. Hiểu biết các thông số chính của máy vi tính, biết các cấu trúc và qui trình lắp máy vi tính.

Cấu trúc của máy tính là gì?

Một máy tính bao gồm các bộ phận như sau : Bộ xử lý trung tâm (CPU), Bộ nhớ (Memory), Bộ vào (Input device), Bộ ra (Output device) là những bộ phận chịu trách nhiệm cho hoạt động máy tính, ngoài ra còn các bộ phận phục vụ cho hoạt động xử dụng máy tính như: màn hình, bàn phím, bộ vi xử lý (Microproceser), máy in ( ...