Chiếm hữu tư liệu sản xuất là gì năm 2024

+ Đối tượng sở hữu: Đối tượng sở hữu được chia làm hai loại: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng . Trong đó, sở hữu về tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định.

– Sở hữu về TLSX làquan hệgiữa người và người trong việc chiếm hữu về TLSX, là hình thức xã hội của sự chiếm hữu đó.

1.2-Chế độ SH về TLSX:

– Là quan hệ sở hữuvề TLSXđược luật pháp hóa dưới những hình thức nhất định.

– Chế độ sở hữu về TLSX tồn tại dưới dạng các quyền cụ thể: quyền sở hữu (định đoạt); quyền sử dụng và quản lý; quyền hưởng lợi. Các quyền này có thể tồn tại tập trung thống nhất trong một chủ thể sở hữu, nhưng cũng có thể tách rời phân tán theo các chủ thể sở hữu khác nhau.

– Mỗi chế độ xã hội có một chế độ sở hữuđặc trưng về TLSX. Trong lịch sử, có thể chia chế độ sở hữu về TLSX làm 2 loại: công hữu và tư hữu.

– Ở mỗi nước, trong các giai đoạn khác nhau, bên cạnh chế độ sở hữu đặc trưng, vẫn có thể còn tồn tại chế độ sở hữukhác về TLSX.

2.Vai trò của sở hữu về TLSX

– Là một mặt chủ yếu của QHSX, giữ vị trí chi phối các mặt khác của QHSX.

– Làm nền tảng cho một chế độ xã hội vì mỗi chế độ xã hội luôn phải dưạ trên một chế độ sở hữu nhất định về TLSX. Do vậy bất cứ xã hội nào cũng luôn quan tâm xây dựng và củng cố chế độ sở hữu về TLSX của riêng mình.

3. Sở hữu về TLSX ở nuớc ta hiện nay

3.1- Sự cần thiết khách quan của nhiều hình thức sở hữu về TLSX trong TKQĐ ở nước ta:

– LLSX nước ta phát triển không đều, tất yếu tồn tại nhiều hình thức sở hữu về TLSX.

– Thừa nhận và duy trì nhiều hình thức sở hữu về TLSX hiện nay, là nhằm đa dạng hóa các loại hình tổ chức kinh doanh để thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển.

3.2- Các hình thức sở hữu cơ bản về TLSX ở nước ta hiện nay

* Sở hữu toàn dân:

– TLSX thuộc quyền sở hữu của toàn dân, gồm toàn bộ tài nguyên thiên nhiên của đất nước và các cơ sở vật chất – kỹ thuật thuộc sở hữu nhà nước.

– Sở hữu toàn dân về TLSX ở nước ta hiện nay mang hình thức sở hữu nhà nước. ( Nhà nước trực tiếp đóng vai trò là chủ sở hữu)

– Sở hữu toàn dân về TLSX giữ vai trò chủ đạo, chi phối các loại hình sở hữu khác và cùng với sở hữu tập thể làm nền tảng cho chế độ xã hội mới ở nước ta.

*Sở hữu tập thể :

-TLSX thuộc quyền sở hữu tập thể của các thành viên, gồm các TLSX được tạo ra bằng nguồn vốn tích lũy của mỗi đơn vị kinh tế tập thể.

– Cùng với sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể tạo dần nền tảng cho chế độ xã hội mới ở nước ta.

– Sở hữu tập thể về TLSX còn góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh các loại hình lao động hiệp tác có phân công. (tập thể hoá TLSX làm cơ sở cho việc phân công chuyên môn hoá lao động trong các đơn vị kinh tế hợp tác).

* Sở hữu tư nhân:

– TLSX thuộc quyền sở hữu tư nhân, gồm hai loại: sở hữu tư nhân TBCN (dùng quyền sở hữu TLSX làm phương tiện bóc lột lao động làm thuê) và sở hữu tư nhân của những người sản xuất nhỏ(dùng quyền sở hữu TLSX làm phương tiện kiếm sống cho bản thân chủ sở hữu).

– Trong TKQĐ lên CNXH, sự tồn tại của sở hữu tư nhân về TLSX là khách quan và cần thiết, để chủ sở hữu làm giàu hợp pháp và góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

* Mối quan hệ giữa các hình thức sở hữu cơ bản về TLSX

– Mỗi hình thức sở hữu có tính độc lập tương đối, nhưng không tồn tại biệt lập mà luôn tác động qua lại và đan xen với nhau.

– Sự tác động qua lại giữa các hình thức cơ bản, tạo nên sự đa dạng của các hình thức sở hữu về TLSX và sự phong phú của các loại hình tổ chức kinh doanh.

II. CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG TKQĐ

1.Khái niệm:

Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, gồm những đơn vị kinh tế cùng dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về TLSX và do đó có hình thức tổ chức quản lý và phân phối tương ứng.

2.Sự tồn tại tất yếu và cần thiết

2.1- Tồn tại tất yếu:

Khi giai cấp công nhân và nông dân giành được chính quyền và bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội thì đòi hỏi khách quan là phải từng bước xây dựng cơ sở kinh tế của chế độ mới.

– Trong đó, quy luật: “QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX” qui định.

– LLSX phát triển không đều về tính chất, trình độ, quy mô tất yếu tồn tại nhiều hình thức sở hữu về TLSX, dẫn tới tồn tại nhiều thành phần kinh tế.

– Khi bước vào TKQĐ, lịch sử đã để lại cho nền kinh tế nước ta một cơ cấu kinh tế đa dạng trong sở hữu về TLSX và trong quá trình cải tạo QHSX cũ, xây dựng QHSX mới làm xuất hiện thêm những hình thức sở hữu về TLSX mới, làm cho cơ cấu kinh tế nước ta phong phú, đa dạng về TPKT.

– Duy trì và phát triển nhiều thành phần kinh tế cũng là để xây dựng QHSX mới phù hợp với sự phát triển của LLSX.

2.2 – Cần thiết:

– Nhằm khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế quốc dân..

– Tăng nhanh sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

– Thể hiện sự tự do, dân chủ trong đời sống kinh tế xã hội.

– Tạo điều kiện sử dụng nhiều hình thức kinh tế quá độ phù hợp trong xây dựng CNXH.

2.3- Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong TKQĐ:

– Theo Lênin: Thông thường có 3 thành phần: kinh tế SXHH nhỏ; kinh tế TBCN và kinh tế XHCN.

– Ở nước ta hiện nay có 4 thành phần: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

3. Đặc trưng của từng thành phần kinh tế

3.1- Kinh tế nhà nước

-Gồm doanh nghiệp nhà nước; các tổ chức kinh tế khác của Nhà nước và tài sản thuộc sở hữu nhà nước.

– Dựa trên sở hữu toàn dân về TLSX.

– Giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể làm nền tảng cho nền kinh tế quốc dân:

+ Phát triển trong những ngành, lĩnh vực trọng yếu.

+ Là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

+ Nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế – xã hội và chấp hành pháp luật.

+ Đi đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

+ Hỗ trợ, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác hoạt động có hiệu quả theo định hướng XHCN.

3.2- Kinh tế tập thể :

– Dựa trên sở hữu tập thể về TLSX, với hình thức phổ biến là hợp tác xã.

– Là hình thức liên kết tự nguyện giữa những người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ; không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn

– Cùng với kinh tế nhà nước đóng vai trò nền tảng của nền kinh tế quốc dân.

3.3- Kinh tế tư nhân:

– Gồm các cơ sở kinh doanh dựa trên sở hữu tư nhân về TLSX, sử dụng lao động của gia đình hoặc thuê mướn lao động.

– Là một trong những động lực của nền kinh tế.

3.4- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

– Gồm các cơ sở có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

– Được khuyến khích phát triển theo quy hoạch.

4. Đặc điểm tồn tại của các thành phần kinh tế

– Các thành phần kinh tế là những bộ phận cấu thành nền kinh tế quốc dân; cùng tồn tại thống nhất trong nền kinh tế quốc dân; đều bình đẳng trước pháp luật; được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp; đều là động lực cho sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.