Khoảng cách chụp chân dung

Chụp chân dung bằng Lens nào ?

Hôm qua sau khi chiasẻbài viết về những tác phẩm nghệ thuật đương đại của Mona Kuhn thì bị nghệ sĩ lớn nào đó report với facebook làm bị ban 24 tiếng. Nên hôm nay lời lẽ viết dễ đụng chạm. Ai biết rồi thì dừng đọc từ hàng này để khỏi mất lòng nhé.

Mấy nghệ sĩ nhiếp ảnh lâu năm và những người mới chơi ảnh thì thường ra rả rằng chụp chân dung phải chụp tiêu cự từ 85mm tới 135mm vì ở tiêu cự đó tỷ lệ người mẫu sẽ cân đối nhất rồi xoá phông tốt nhất v.v..v . Rồi đến lượt các tệ nạn gia teen xoá phông bắt đầu với chiến dịch săn tìm 135mm F2 để chụp phông xoá luôn cả teen. Vậy đâu là tiêu cự chụp chân dung đẹp nhất? Có phải 85mm tới 135 hay không ?

Nhiều người chắc sẽ dị ứng khi nghe câu trả lời muôn thuở rằng vấn đề là bạn đang chụp cái gì và như thế nào ? Vậy chụp gì và như thế nào là sao ?

Thứ nhất cần phải xác định 1 điểm quan trọng: Chả có cái gì gọi là tele thì chụp được xa hơn normal rồi normal thì chụp được xa hơn wide. Không có khái niệm gần-xa gì ở đây cả. Chỉ có 1 khái niệm duy nhất là tele càng dài thì góc nhìn sẽ càng hẹp. Chỉ thế thôi. Nếu bạn muốn làm chủ tiêu cự, bố cục, thì hãy nhớ khái niệm rộng-hẹp và nên quên đi khái niệm gần-xa càng sớm càng tốt. Seriously !

Khoảng cách chụp chân dung

Vậy làm chủ điều gì ở tiêu cự giúp người chup làm chủ được bố cục , góc máy và định hình phong cách hay trường phái. Bow tạm gọi nó là Hiệu Ứng Tiêu Cự. Hiệu Ứng Tiêu Cự là gì ?

1-Perpective : gần to xa nhỏ => tỷ lệ mặt mập hơn ốm hơn => chính vì vậy các bác cả hay khuyên chụp 85mm tới 135mm => cái này nghe riết chán lắm rồi

2-Khi góc nhìn hẹp hơn => nghĩa là tele càng dài thì khoảng cách từ chủ thể đến backgound (hoặc đến chủ thể thứ 2 đứng phía sau) sẽ gần hơn => cái này mới quan trọng.

3- Khi góc nhìn hẹp hơn => nghĩa là tele càng dài thì background ( hoặc chủ thể thứ 2 sẽ lớn hơn )

Khoảng cách chụp chân dung
Cũng là chụpnửangười con bé, nhưng tele càng dài thì con bé càng ngồi gần cái cửa hơn (2), và tele càng dài thì cái cửa càng lớn hơn (3). Tiệu cự ngắn hơn thì con bé gần gũi và sinh động hơn, tiêu cự càng dài thì con bé càng lạnh lùng và có khoảng cách hơn ( 1 ). Vấn đề là bạn muốn hình ảnh của mình có thêm thông tin ( cái cửa, cái ghế ), hay muốn hạn chế thông tin (teen xoá phông), bạn muốn cảm xúc con bé gần gũihơn hay xa lạ hơn.

Khoảng cách chụp chân dung
Ảnh: Fer Juaristi

Với khoảng cách giữa hai nhân vật này thì với tiêu cự này cho làm cho chúrểcao bằng đầu gối cô dâu

Khoảng cách chụp chân dung
Ảnh: Fer Juaristi

Cũng với khoảng cách tương đương giữa cô dâu chú rể, tiêu cự dài hơn sẽ làm cho mẫu nam lớn hơn và gần mẫu nữ hơn. Nếu chụp với tiêu cự dài hơn nữa như 200mm chẳng hạn, thì trông chúrểsẽ cao bằng cô dâu ( hoặc hơn ) và cả hai người này sẽ như đứng tựa vào vai nhau.

Ngày xưa mấy bác bề trên hay bảo không có tiền mua ống zoom để chụp thì cứ zoom chân đi, ý nói đi lùi lại vài bước. Đây là quan điểm cực kỳ sai lầm cho cho người mới tập chụp vì những người chuyên nghiệp khi chụp ống fixed góc rộng không phải vì để có view được nhiều hơn cũng không hẳn vì chất lượng ống kính tốt hơn mà chủ yếu là vì cái Hiệu Ứng Tiêu Cự của cái ống kính đó. Nếu muốn view nhiều hơn thì dùng ống 300mm chạy lên đồi chụp xuống cũng được vậy.

Giả sử bạn đi vào 1 bối cảnh như dưới đây và trong đầu bạn muốn chụp 1 tấm như vầy thì bạn sẽ phải biết dùng tiêu cự nào để có được tỷ lệ của backgound tương ứng với mẫu như vậy. và bạn cũng sẽ biết tiêu cự mình đang gắn trên máy có chụp được như vậy hay không. Chứ không phải loay hoay chụp hết góc này góc nọ coi có góc nào đẹp hay không, nếu không thì về xoá . Đó là điểm khác biệt giữa người chụp có định hướng và không có định hướng .

Khoảng cách chụp chân dung
Ảnh: Fer Juaristi

Nếu bạn cảm thấy thích hình ảnh của một ai đó, hãy tập phân tích xem họ đang chụp ở tiêu cự gì và vì sao họ chọn tiêu cự đó trong bối cảnh đó. Ví dụ bạn cảm thấy thích ảnh cưới của anh Liebehuman Nguyen vì nhẹ nhàng cảm xúc như những tấm ảnh dưới đây. Bạn sẽ phải hiểu rằng anh chụp ống 35mm nhưng không phải để lấy hết cảnh mà anh luôn bám sát vào chủ thể để có được hiệu ứng tiêu cự gần to xa nhỏ giúp ảnh có cảm xúc hơn, thần thái người mẫu được nhấn mạnh hơn và backgound có nhiều thông tin hơn là dùng 135mm hay 70-200mm như các nghệ sĩ nhiếp ảnh bây giờ. Đó cũng là 1 phần nhỏ để nhận diện phong cách nhiếp ảnh của anh.

Khoảng cách chụp chân dung
Ảnh: Liebehuman Nguyen
Khoảng cách chụp chân dung
Ảnh: Liebehuman Nguyen

Đây chỉ mới là vài cái cơ bản về hiệu ứng tiêu cự, chưa bàn tới những cái khác như ống fixed ống zoom ống mở lớn mở nhỏ gì cả. Nắm được nó sẽ giúp người chụp có định hướng hơn. Tức là khi tới location thì chỉ việc liếc 1 vòng đã biết được với bối cảnh này mình sẽ chụp được những gì, góc nào, vì sao chụp với góc đó, và chụp góc đó với tiêu cự nào sẽ có hình ảnh như ý. Chứ không cầm cái ống thụt ra thụt vào chạy lăn tăn kiếm góc hay chụpnửatiếng đồng hồ vẫn chưa có tấm có bố cục ưng ý. Đó là tầm quan trọng của việc chụp có định hướng khi hiểu rõ hiệu ứng tiêu cự.

Vậy thì cơ bản bạn có thể biết những câu trả lời như tuỳ xem bạn chụp cái gì không phải là câu trả lời trịch thượng, ra vẻ haygiấunghề gì cả nhé. Và để trả lời câu hỏi chính, chụp chân dung bằng lens gì thì bạn sẽ phải hỏi chính mình về quan niệm ảnh chân dung của bạn là gì ? Ảnh có nhiều thông tin về thần thái, tính cách, bối cảnh môi trường trường xung quanh.v.v.v hay chỉ đơn thuần là diện mạo ngây thơ, cân đối, thân hình hấp dẫn của mấy em teen xoá phông là đủ.

Cácvấn đề khác liên quan đến hiệu ứng tiêu cự như chụp Fixed, ống Zoom, máy Crop máy FullFrame, ống mở lớn mở nhỏ, góc cao góc thấp, chụp gần chụp xa, bố cục hiện đại, cổ điểnv. v.v. ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc hình ảnh như thế nào thì sẽ được trình bày trong một bài khác nhé.

By Bow Letrinh ©bow101 ( tả chô tằng nào chôm bài không trích nguồn)

Facebook Comments