Kỳ thi đại học đang đến rất gần với các bạn học sinh và hầu hết các bạn đều rất lo lắng với việc lựa chọn trường phù hợp với nguyện vọng, năng lực của bản thân. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho các bạn các thông tin về học viện khoa học quân sự nhé!

Show

Nếu bạn đang mong muốn có thể tìm hiểu nhiều hơn về học viện khoa học quân sự như: lịch sử của trường, ưu nhược điểm hay các ngành đào tạo, mức học phí, điểm chuẩn và những cách thức đăng ký vào trườnghãy cùng theo chân chúng tôi qua bài viết này nhé điểm chuẩn học viện khoa học quân sự năm 2021 giúp cho mọi người tham khảo chi tiết hơn.

I. Đôi nét về Học viện Khoa học Quân sự (MSA)

Học gì và làm gì là một vấn đề luôn được hầu hết bạn trẻ quan tâm trong thời đại ngày nay, bởi nó cũng là bước đầu để có thể định vị được vị trí bản thân trong tương lai của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, thay vì quá vội vàng với câu hỏi Học viện Khoa học Quân sự ra làm gì? Cùng xem xét và tìm hiểu xem ngôi trường này có điểm gì hấp dẫn các bạn nhé! Với tên gọi đầy đủ trong tiếng Anh là Military Science Academy, hay còn viết tắt là MSA. Học viện Khoa học Quân sự là một cơ sở đào tạo trực thuộc khối quân đội và hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng nước ta.

Thành lập vào năm 1957, Học viện Khoa học Quân sự chính là sự kết hợp hoàn hảo dựa trên 3 cơ sở đào tạo khác, bao gồm: Đại học Ngoại ngữ Quân sự, Trường Sĩ quan Trinh sát Kỹ thuật và Trường Sĩ quan Quân báo. Học viện hiện nay có 2 cơ sở nằm ở cả miền miền Nam và miền Bắc, trong đó trụ sở chính nằm tại Quận Hoàng Mai, Hà Nội. Học viện Khoa học Quân sự được nhắc tới như một cơ sở đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu chuyên nghiệp về các lĩnh vực liên quan đến quân sự. Cụ thể, hiện nay có các chuyên ngành đang được đào tạo tại Học viện Khoa học Quân sự như sau:
- Các khối ngành Quân sự:

  • Ngành Trinh sát Kỹ thuật
  • Ngành Quan hệ quốc tế
  • Ngành Ngôn ngữ Nga
  • Ngành Ngôn ngữ Anh
  • Ngành ngôn ngữ Trung

- Các khối ngành Dân sự:

  • Ngành ngôn ngữ Anh
  • Ngành Ngôn ngữ Trung

Với đội ngũ cán bộ, giảng viên chất lượng cao, có bề dày kinh nghiệm lâu năm, đã nắm vai trò cốt lõi trong mọi công tác hoàn thành sứ mệnh của Học viện, đó là tạo ra và tiến cử nguồn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ đến các chuyên ngành quân sự, đối ngoại, trinh sát cũng như ngoại ngữ để đáp ứng được những yêu cầu phát triển của đất nước, góp phần xây dựng đất nước trở thành cường quốc trong tương lai gần. Học viện Khoa học Quân sự luôn là ước mơ của nhiều sĩ tử mang trong mình ý chí vững vàng về tư tưởng, chính trị, luôn có mục tiêu đó là trở thành một người quân nhân, một sĩ quan quân đội đĩnh đạc, nghiêm chỉnh, dũng cảm cống hiến tận tụy cho đất nước cùng sự kính trọng đối với Đảng và chính quyền Việt Nam.

II. Giải đáp vấn đề Học viện Khoa học Quân sự ra làm công việc gì?

1. Cơ hội nghề nghiệp cho hệ Quân sự

Chủ đề này luôn là điểm nóng của các bạn học sinh trước khi phải quyết định cho mình một ngã rẽ chọn ngành, chọn nghề đó chính là những lo sợ về cơ hội nghề nghiệp và khả năng phát triển của ngành đó như thế nào trong tương lai gần nhất. Đấy cũng chính là lý do những câu hỏi mà luôn chiếm được nhưng lượt tìm kiếm đông đảo trên mạng xã hội đó là: học cái gì và ra làm gì. Mặc dù mỗi khi mùa tuyển sinh đại học đến, các trường học cũng có chiến lược tổ chức các sự kiện, hội thảo hướng nghiệp cho các học sinh, tuy nhiên là chưa thật sự trọng tâm và đầy đủ. Trên thực tế, nếu bạn đã được đào tạo tại Học viện Khoa học Quân sự theo hệ Đại học thì khi ra trường đều là sĩ quan trong quân đội. Nếu bạn được đào tạo ở hệ trung cấp và cao đẳng thì khi tốt nghiệp là quân nhân chuyên nghiệp hoặc có thể phát triển lên nữa. Các học viên sẽ tùy vào ngành đào tạo, thời gian đào tạo cũng như năng lực phấn đấu của mỗi cá nhân mà sau khi ra trường, các cá nhân đó có thể đeo các hàm cấp bậc khác nhau.

Khoa học quân sự là gì

Học viên sẽ được phân công công tác tùy vào từng chuyên ngành

Học viên khi học Học viện Khoa học quân sự một khi đã đáp ứng được các điều kiện chuẩn đầu ra, thì sẽ được phong hàm Thiếu úy. Một ví dụ: nếu bạn lựa chọn chuyên ngành trinh sát kỹ thuật, thì khi ra trường bạn sẽ là Thiếu úy Trinh sát kỹ thuật. Còn về cơ hội nghề nghiệp thì sẽ phụ thuộc vào chuyên ngành đào tạo mà các bạn có thể có những điều kiện công tác và vị trí, địa điểm làm việc khác nhau. Thật ra, có một số ý kiến cho rằng sau khi ra trường, các học viên đều được nhà trường phân công, lo liệu công việc cho là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, học viên đều phải tuân theo mọi sự chỉ đạo cũng như phân công công tác của nhà trường cũng như các cấp trên.

Học viên ngành Trinh sát kỹ thuật có thể ở các vị trí như: trung đội trưởng, trợ lý kỹ thuật trinh sát, kỹ sư kỹ thuật... Học viên các ngành ngôn ngữ, có thể được điều động đến giảng dạy các cơ sở trực thuộc quân đội làm giảng viên hay được trở thành chuyên viên nghiên cứu ngôn ngữ, quan hệ quốc tế tại các đơn vị, viện hàn lâm khoa học thuộc quân đội,... Các học viên của Học viện Khoa học quân sự sau khi tốt nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm đó là nhận công tác theo sự phân công của Nhà trường. Toàn bộ học viên sau khi ra trường, đều được hỗ trợ về chi phí hoặc nơi ăn ở, sinh hoạt và các chi phí khác theo chế độ của ngành. Bên cạnh đó, những học viên của Học viện Khoa học Quân sự cấp bằng Đại học (Cử nhân) nếu xem xét đủ điều kiện còn có thể có cơ hội tham gia nghiên cứu học thuật, học tiếp đến hàm Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên sâu.

2. Cơ hội nghề nghiệp cho hệ Dân sự ở Học viện Khoa học Quân sự

Mặc dù so với mấy năm trước thì quy định tuyển sinh đại học của hệ dân sự tại Học viện Khoa học Quân sự đang bị hạn chế, tính đến năm nay, chỉ tiêu cho các ngành dân sự chỉ còn khoảng 50% so với chỉ tiêu năm ngoái, và có dự thảo đến năm 2021 sẽ chấm dứt tuyển sinh đối với hệ này. Tuy nhiên, những thắc mắc về việc học viên hệ dân sự có được phân bổ sẵn các nhiệm vụ công tác như hệ quân sự hay không, có phải tự đi xin việc sau khi ra trường hay không vẫn không ngừng được đưa ra bởi các bạn trẻ. Trên thực tế, như tên gọi của hệ đào tạo này thì hệ dân sự không thuộc trong phạm vi biên chế của Bộ Quốc phòng. Thế nên, các học viên của Học viện Khoa học Quân sự nếu theo học tại hệ dân sự đều phải tự đi xin việc, tự có trách nhiệm đối với sự nghiệp của bản thân mình, nhà trường không có trách nhiệm phân công công tác tại các đơn vị, địa phương thuộc khối quân đội. Sau khi ra trường, các học viên hệ dân sự cũng sẽ được cấp bằng cử nhân như hệ quân sự theo chuyên ngành đã theo học.

Mặc dù phải tự túc từ học phí khi học hay ăn ở và sau khi tốt nghiệp cũng phải chủ động tìm việc làm, tự túc sinh hoạt, ăn ở, tuy nhiên các học viên theo học hệ dân sự vẫn sẽ được trường ưu tiên định hướng nghề nghiệp, tổ chức giới thiệu công tác cho các tổ chức, doanh nghiệp liên kết với trường khi học viên có nguyện vọng,... Nhìn lại thì, học hệ dân sự tại Học viện Khoa học Quân sự thực sự không quá bất công đối với bạn, một phần là do quy định từ trước đến nay sẵn có như thế, một phần là do thí sinh không đủ điều kiện để thi tuyển vào hệ quân sự. Nhưng, với tấm bằng tốt nghiệp các chuyên ngành hệ dân sự ở một trường đại học tầm cỡ như thế này, bạn vẫn có cơ hội nhiều hơn so với các chuyên ngành tương tự tại các cơ sở đào tạo khác, phải không nào?

III. Thi vào Học viện Khoa học Quân sự thí sinh cần có những lưu ý gì?

1. Lưu ý cho thí sinh bị cận thị

Rất nhiều bạn đang có thắc mắc là nếu mình bị bệnh cận thị thì không biết có cơ hội thi vào Học viện Khoa học Quân sự hay không? Theo quy định tuyển sinh của Học viện này thì các thí sinh mắc chứng cận thị không quá 3 Diop, vẫn có thể được thi tuyển vào Học viện Khoa học Quân sự mà không cần phải lo lắng gì cả nhé. Nếu bạn đang bị cận thị nhưng vẫn muốn đăng ký vào Học viện, hãy kiểm tra xem độ cong của kính mình đeo là bao nhiêu Diop. Nếu tình trạng không phù hợp, bạn có thể lựa chọn phương pháp chữa trị như mổ cận thị, hay bạn cũng có thể cân nhắc lại để đăng ký cho mình một con đường khác ngoài Học viện.

2. Lưu ý cho thí sinh nữ

Các trường quân đội nói chung hay Học viện Khoa học Quân sự nói riêng trên cả nước có đối tượng tuyển sinh vào trường chia làm các diện như sau: quân nhân chuyên nghiệp hay cán bộ, viên chức quốc phòng làm việc đủ hoặc trên 12 tháng; hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ; nam thanh niên ngoài quân đội; nữ quân nhân và nữ thanh niên ngoài quân đội. Đối với thí sinh nữ, theo quy định thì kể cả là nữ quân nhân hay nữ thanh niên ngoài quân đội đều có những hạn chế về chỉ tiêu thi vào đối với Học viện Khoa học Quân sự. Được lựa chọn các chuyên ngành như: ngôn ngữ, quan hệ quốc tế về quốc phòng (chỉ với 10% chỉ tiêu). Riêng đối với ngành trinh sát kỹ thuật, Học viện Khoa học Quân sự hiện nay chỉ tuyển thí sinh nam, không tuyển thí sinh nữ.

3. Một số lưu ý khác

Vòng sơ tuyển chính là điểm điển hình và quan trọng cho công tác tuyển sinh đặc thù tại các trường thuộc khối quân đội, công an hiện nay. Hầu hết, thí sinh đều phải trải qua vòng này với các tiêu chí tương đối khắt khe. Theo đó, quy định với chiều cao cho thí sinh nam là từ 163cm trở lên, thí sinh nữ là từ 154cm trở lên. Còn về cân nặng theo quy định cho thí sinh nam là 50kg trở lên, thí sinh nữ là 48kg trở lên.

Mặt khác, các bạn cần để ý đối với các thí sinh nam thuộc diện có hộ khẩu 3 năm trở lên thuộc KV1, vùng hải đảo và thuộc thành phần dân tộc thiểu số được hạ quy định chiều cao xuống còn 162cm trở lên. Với quy định mới nhất của Học viện, thí sinh nam được dự tuyển vào tất cả các trường chỉ cần đáp ứng chiều cao từ 160cm trở nên nếu như thuộc vào 16 dân tộc thiểu số ít người nhất. Còn các tiêu chuẩn khác, phải tuân theo quy định bình thường như các thí sinh thuộc các nhóm đối tượng còn lại. Ngoài các còn vấn đề sức khỏe, bạn cũng cần lưu ý khi đăng ký xét tuyển. Theo quy định, toàn bộ thí sinh khi tham gia dự tuyển vào Học viện đều phải đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1.

Đối với các nguyện vọng 2 trở đi thì thí sinh chỉ được đăng ký vào các cơ sở đào tạo ngoài quân đội hoặc theo học tại hệ dân sự của Học viện Khoa học Quân sự cũng như hệ dân sự của các trường thuộc quân đội ngoài phạm vi Học viện. Các công tác xét tuyển của Học viện sẽ thực hiện xét theo đúng nguyện vọng chuyên ngành mà thí sinh đã đăng ký, xét tổng điểm cho thí sinh từ mức cao nhất đến thấp nhất cho hết chỉ tiêu thì dừng lại. Nếu trường hợp đến một mức điểm nhất định, mà việc xét tuyển vẫn còn thừa chỉ tiêu, trong khi thí sinh có tổng điểm cao hơn số chỉ tiêu thừa, thì thực hiện xét tuyển thêm với các tiêu chí phụ.

III. Học viện Khoa học Quân sự công bố phương thức và lưu ý tuyển sinh 2021

1. Phương thức tuyển sinh

Theo như thông tin thì năm nay, tổng chỉ tiêu của Học viện Khoa học Quân sự là 125. Trong đó ngành Trinh sát kỹ thuật với 51 chỉ tiêu, Ngành ngôn ngữ Anh 44 chỉ tiêu và ngành Ngôn ngữ Nga 15 chỉ tiêu, ngành ngôn ngữ Trung Quốc có 15 chỉ tiêu.

Phương thức tuyển sinh đại học của Học viện Khoa học Quân sự năm 2021 vẫn như năm ngoái đó là xét tuyển trên cơ sở kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (TNTHPT). Đối với ngành đào tạo Ngoại ngữ có môn Ngoại ngữ là môn thi chính, nhân hệ số 2 sau đó quy đổi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; ngành Trinh sát kỹ thuật không xác định môn thi chính. Thí sinh đăng ký và dự Kỳ thi TNTHPT năm 2021 theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thí sinh khi đăng ký xét tuyển vào hệ tuyển sinh đại học quân sự nói chung phải qua sơ tuyển trước tiên, khi có đủ tiêu chuẩn quy định của Bộ Quốc phòng. Riêng ngành Trinh sát Kỹ thuật thì chỉ tuyển thí sinh nam, các ngành đào tạo Ngoại ngữ tuyển thí sinh nam, nữ trong cả nước (63 tỉnh, Thành phố).

2. Lưu ý tuyển sinh đại học 2021

Sau khi có kết quả Kỳ thi TNTHPT, thí sinh đã nộp hồ sơ sơ tuyển vào học viện được điều chỉnh nguyện vọng mình đăng ký xét tuyển là nguyện vọng 1 trong nhóm các trường gồm: Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Quân y, Học viện Phòng không không quân (hệ Kỹ sư hàng không) theo đúng nơi ở và đối tượng tuyển sinh. Thí sinh được điều chỉnh lại nguyện vọng đăng ký xét tuyển giữa các ngành đào tạo khác của học viện.

Trong xét tuyển đợt 1, Học viện chỉ xét tuyển đối với các thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào trường đủ số điểm theo đúng tổ hợp xét tuyển của trường. Học viện hiện nay thực hiện một điểm chuẩn chung giữa các tổ hợp xét tuyển: Tổ hợp A00 và A01 vào đào tạo ngành Trinh sát kỹ thuật; Tổ hợp D01 và D02 vào đào tạo ngành Ngôn ngữ Nga; Tổ hợp D01 và D04 vào đào tạo ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.

Đối với số điểm trúng tuyển của các ngành đào tạo Ngoại ngữ: Thực hiện một điểm chuẩn chung cho cùng đối tượng thí sinh nam hoặc đối tượng thí sinh nữ trong cả nước; Đặc biệt, ngành Trinh sát kỹ thuật xét theo chỉ tiêu riêng của khu vực phía Nam và khu vực phía Bắc. Với Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định mà vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển thêm các tiêu chí phụ.

  • Tiêu chí 1: Thí sinh xét tuyển vào ngành Trinh sát kỹ thuật mà có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển; thí sinh xét tuyển vào các ngành đào tạo Ngoại ngữ có điểm thi môn thi chính cao hơn sẽ trúng tuyển.
  • Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 như nhau, thì xét đến tiêu chí 2, như sau: Thí sinh xét tuyển vào ngành Trinh sát kỹ thuật có điểm thi môn Lý mà cao hơn sẽ trúng tuyển; thí sinh xét tuyển vào các ngành đào tạo Ngoại ngữ có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển.
  • Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2 như nhau thì xét đến tiêu chí 3, như sau: khi xét tuyển vào ngành Trinh sát kỹ thuật các thí sinh có điểm thi môn Hóa hoặc môn tiếng Anh cao hơn sẽ trúng tuyển; thí sinh xét tuyển vào các ngành đào tạo Ngoại ngữ mà có điểm thi môn Văn cao hơn sẽ trúng tuyển.

Khi xét đến tiêu chí 3 mà vẫn chưa đủ chỉ tiêu, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường sẽ báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng xem xét ra quyết định. Khi có hướng dẫn về việc tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, học viện sẽ công bố đến các thí sinh các tiêu chí tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển. Ngoài ra, năm 2021, Học viện sẽ tuyển 5 chỉ tiêu đi đào tạo ở nước ngoài và 20 chỉ tiêu đi đào tạo các trường khác ngoài Quân đội.

IV. Điểm chuẩn Học viện Khoa học Quân sự qua các năm (ảnh chụp hoặc kẻ bảng)

1. Điểm chuẩn Học viện Khoa học năm 2020

Khoa học quân sự là gì

Điểm chuẩn Học viện Khoa học Quân Sự

2. Điểm sàn Học viện Khoa học năm 2020

Học viện Khoa học Quân sự sẽ thông báo về mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển đại học quân sự trong năm 2020 như sau:

- Tổ hợp A00 và A01:
+ Đối với các nam thanh niên miền Bắc: tổng điểm đạt từ 19.00 điểm trở lên
+ Còn đối với nam thanh niên miền Nam: tổng điểm đạt từ 18.00 điểm trở lên

- Tổ hợp D01, D02, D04:
+ Nữ thanh niên (trên toàn quốc): Tổng điểm (chưa nhân hệ số môn Ngoại ngữ) có kết quả đạt từ 24.00 điểm trở lên.
+ Nam thanh niên (trên toàn quốc): Tổng điểm (chưa nhân hệ số môn Ngoại ngữ) có kết quả đạt từ 19.00 điểm trở lên.

3. Điểm chuẩn Học viện Khoa học Quân sự hệ quân sự 2019

Khoa học quân sự là gì

Điểm chuẩn Học viện Khoa học Quân sự hệ quân sự 2019

4. Điểm chuẩn 2018

Khoa học quân sự là gì

Điểm chuẩn Học viện năm 2018

5. Dữ liệu điểm chuẩn Đại học 2016

Khoa học quân sự là gì

Dữ liệu điểm chuẩn đại học 2016

V. Kết luận

Bạn nghĩ sao về những chia sẻ về Học viện Khoa học Quân sự của job123.vn trong bài viết tuyển sinh đại học trên? Nếu nó mang lại những thông tin hữu ích cho bạn hay ghé qua các bài viết khác của chúng mình nhé! Mong các bạn có một kì thi thật thành công.