Khi nói về môi trường và các nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng

Khi nói về môi trường và các nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Môi trường là khoảng không gian?

Khi nói về môi trường và các nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Môi trường là khoảng không gian bao quanh sinh vật, là nơi cung cấp nguồn sống cho sinh vật.
II. Nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật.
III. Khí hậu và các chất vô cơ là những nhân tố sinh thái vô sinh.
IV. Nhân tố hữu sinh gồm các chất hữu cơ và quan hệ giữa sinh vật với sinh vật.

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Khi nói về nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trư?

Khi nói về nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
II. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
III. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là tất cả các nhân tố vật lí và hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
IV. Nhân tố hữu sinh là các chất hữu cơ của môi trường có tác động đến sinh vật.
V. Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 1.

Khi nói về môi trường và nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Môi trường chỉ tác động lên sinh vật, con sinh vật không ảnh hưởng gì đến nhân tố sinh thái.

B. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường có ảnh hưởng gián tiếp tới đời sống của sinh vật.

C. Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

Đáp án chính xác

D. Ngoài giới hạn sinh thái sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Chương I - Phần sinh thái học - Sinh 12

Đề bài

Câu 1: Khi nói về các nhân tố sinh thái, điều nào dưới đây không đúng?

A. Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái.

B. Các loài sinh vật có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái.

C. Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau.

D. Các giai đoạn khác nhau của một cơ thể có phản ứng khác nhau trước cùng một nhân tố sinh thái.

Câu 2: Khi nói về nhân tố sinh thái, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật (nhân tố vô sinh).

B. Các nhân tố sinh thái khi tác động lên cơ thể luôn gây ảnh hưởng trái ngược nhau.

C. Nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau luôn giống nhau.

D. Các nhân tố sinh thái tác động không đồng đều lên các loài sinh vật.

Câu 3: Cho các phát biểu sau:

(1) Các loài khác nhau có phản ứng như nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái.

(2) Nhân tố sinh thái là những tác động của con người đến môi trường.

(3) Trong tự nhiên, sinh vật chỉ có thể tồn tại và phát triển trong một khoảng giá trị xác định của mỗi nhân tố sinh thái.

(4) Môi trường sống của sinh vật là nơi sinh vật làm tổ.

(5) Các nhân tố sinh thái được chia thành nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 2

B. 3

C. 5

D. 4

Câu 4: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào dưới đây không đúng?

(1)Giới hạn sinh thái là một khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái.

(2)Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì vùng phân bố càng rộng.

(3)Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian.

(4)Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ từ 5,6oC đến 42oC.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 5: Cá chép nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 2oC đến 44oC. Điều giải thích nào dưới đây là đúng?

A. Nhiệt độ 2oC gọi là điểm giới hạn dưới, 44oCgọi là điểm giới hạn trên

B. Nhiệt độ 2oC gọi là điểm giới hạn trên, 44oC gọi là điểm giới hạn dưới

C. Nhiệt độ <2oC gọi là điểm giới hạn dưới, 44oC gọi là điểm giới hạn trên

D. Nhiệt độ 2oC gọi là điểm giới hạn dưới, >44oC gọi là điểm giới hạn trên

Câu 6: Đối với mỗi nhân tố sinh thái, khoảng chống chịu là:

A. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó, sinh vật không tồn tại được.

B. Khoảng của nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó nó gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

C. Khoảng của nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

D. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó, sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

Câu 7: Các nhân tố sau đây, nhân tố nào là nhân tố sinh thái vô sinh tác động lên sinh vật?

A. Là các nhân tố sinh thái mà tác động của nó lên sinh vật không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.

B. Là các nhân tố sinh thái mà tác động của nó lên sinh vật bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.

C. Là các yếu tố môi trường không liên quan đến khí hậu, thời tiết…

D. Là các nhân tố sinh thái phụ thuộc vào mật độ quần thể.

Câu 8: Cho các phát biểu sau:

(1) Ánh sáng là nhân tố cơ bản của môi trường tự nhiên, cho phối gián tiếp đến các nhân tố khác.

(2) Để thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau, thực vật chia thành các nhóm cây ưa sáng, ưa bóng và chịu tối.

(3) Đối với động vật, sánh sáng có vai trò quyết định tới khả năng kiếm mồi.

(4) Đối với thực vật, ánh sáng có vai trò quyết định tới quá trình quang hợp.

(5) Có hai nhóm động vật khác nhau: động vật ưa hoạt động ban ngày và động vật ưa hoạt động ban đêm (trong bóng tối).

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 2

B. 3

C. 5

D. 4

Câu 9: Cho các nhóm động vật sau:

(1) Động vật ưa ẩm ít.

(2) Động vật ưa ẩm vừa (trung sinh).

(3) Động vật ưa ẩm.

(4) Động vật chịu khô hạn.

(5) Động vật ưa ẩm nhiều.

(6) Động vật ưa khô hạn vừa.

Dựa vào mối tương quan giữa độ ẩm và nhu cầu nước, động vật được chia thành những nhóm nào?

A. (1), (2), (5)

B. (3), (2), (4)

C. (3), (4), (6)

D. (3), (2), (5)

Câu 10: Ở giai đoạn trứng của loài sâu cuốn lá, tổng nhiệt hữu hiệu là 114,2 và nhiệt độ ngưỡng là 15 ngày, còn nhiệt độ môi trường trung bình là 26ooC. Thời gian phát triển của giai đoạn trứng là bao nhiêu ngày?

A. Thời gian phát triển của giai đoạn trứng là 10 ngày.

B. Thời gian phát triển của giai đoạn trứng là 12 ngày.

C. Thời gian phát triển của giai đoạn trứng là 13 ngày.

D. Thời gian phát triển của giai đoạn trứng là 14 ngày.

Câu 11: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống?

(1) Mỗi loài cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau.

(2) Căn cứ vào sự thích nghi với độ ẩm, động vật được chia thành 2 nhóm: ưa ẩm và ưa khô; thực vật được chia thành 2 nhóm: ưa ẩm và chịu hạn.

(3) Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ nhất định ( khoảng 0ooC đến 50ooC).

(4) Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí là những nhân tố sinh thái vừa có ảnh hưởng trực tiếp vừa có ảnh hưởng gián tiếp đến sinh vật.

(5) Sự tác động của nhân tố sinh thái này lên sinh vật không ảnh hưởng đến tác động của nhân tố khác.

A. 2 B. 1 C. 4 D. 3

Câu 12: Yếu tố nào quyết định số lượng cá thể các quần thể sâu hại lúa là

A. dinh dưỡng B. ánh sáng C. nhiệt độ D. nơi ở

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không đặc trưng cho những loài thực vật chịu khô hạn?

A. Trên mặt lá có rất nhiều khí khổng. B. Rễ rất phát triển, ăn sâu hoặc lan rộng.

C. Lá hẹp hoặc biến thành gai. D. Trữ nước trong lá, thân hay trong củ, rễ.

Câu 14: Ở thực vật, do thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau nên lá của những loài thuộc nhóm cây ưa bóng có đặc điểm về hình thái là:

A. phiến lá mỏng, lá có màu xanh đậm. B. phiến lá dày, lá có màu xanh đậm.

C. phiến lá mỏng, lá có màu xanh nhạt. D. phiến lá dày, lá có màu xanh nhạt.

Câu 15: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa sáng?

A. Lá cây có màu xanh đậm. Hạt lục lạp có kích thước nhỏ.

B. Thân có vỏ dày, màu nhạt.

C. Lá thường xếp nghiêng, do đó tránh bớt những tia sáng chiếu thẳng

D. Quang hợp đạt mức độ cao nhất trong môi trường có cường độ chiếu sáng cao

Lời giải chi tiết

1 2 3 4 5
B D A A A
6 7 8 9 10
B A A B A
11 12 13 14 15
D A A B A

Loigiaihay.com

  • Khi nói về môi trường và các nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng

    Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Chương I - Phần sinh thái học - Sinh 12

    Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Chương I - Phần sinh thái học - Sinh 12

  • Khi nói về môi trường và các nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng

    Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9 - Chương I - Phần sinh thái học - Sinh 12

    Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9 - Chương I - Phần sinh thái học - Sinh 12

  • Khi nói về môi trường và các nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng

    Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 10 - Chương I - Phần sinh thái học - Sinh 12

    Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 10 - Chương I - Phần sinh thái học - Sinh 12

  • Khi nói về môi trường và các nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng

    Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Chương I - Phần sinh thái học - Sinh 12

    Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Chương I - Phần sinh thái học - Sinh 12

  • Khi nói về môi trường và các nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng

    Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Chương I - Phần sinh thái học - Sinh 12

    Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Chương I - Phần sinh thái học - Sinh 12