Kết nối mạng không dây cho máy tính bàn

WiFi đang phổ biến hơn trên các máy tính để bàn, nhưng không phải chiếc PC nào cũng có WiFi. Với WiFi trên PC bạn có thể kết nối mạng mà không cần dây, lưu trữ các điểm phát sóng WiFi cho các thiết bị khác.

Việc bổ sung khả năng bắt/phát WiFi cho PC không còn quá khó khăn. Dưới đây là các cách giúp máy tính để bàn kết nối WiFi, mời các bạn tham khảo.

Tại sao bạn muốn kết nối WiFi cho máy tính để bàn?

Tất nhiên nếu có thể đi dây mạng trong nhà, dùng mạng dây mà không gặp vấn đề gì thì bạn chắc chắn sẽ không nghĩ đến việc kết nối WiFi cho PC. Vì mạng dây bao giờ cũng có tốc độ tốt hơn, ổn định hơn so với WiFi.

Nhưng trong trường hợp, máy tính của bạn phải di chuyển nhiều trong nhà/văn phòng, không thể đi dây hợp lý đến thiết bị thì dùng WiFi sẽ hữu ích hơn. Chưa kể đến việc, với khả năng thu phát WiFi, máy tính đang kết nối mạng dây có thể phát WiFi cho các thiết bị khác của bạn, nếu bạn không có một modem WiFi.

Kết nối mạng không dây cho máy tính bàn

Sử dụng adapter WiFi

Đây là phương pháp thuận tiện và dễ làm nhất cho việc bổ sung WiFi cho desktop. Bạn chỉ cần cắm adapter vào cổng USB trên máy và như vậy là đã có thể sử dụng WiFi. Công đoạn mất thời gian nhất có lẽ đó là lần đầu tiên sử dụng, khi bạn phải tiến hành cài đặt driver. Kể từ lần sau, bạn chỉ cần cắm và chạy mà thôi.

Kết nối mạng không dây cho máy tính bàn

Ưu điểm:

Thuận tiện, dễ dùng: chỉ cần cắm và sử dụng, có thể rút ra khi không dùng tới, có thể mang đi sử dụng trên máy khác.

Giá khá mềm: Ở Việt Nam, bạn có thể mua USB Wifi với giá từ khoảng 200.000VNĐ, thậm chí rẻ hơn. Những thiết bị có giá cao hơn thì sẽ có nhiều chức năng hơn.

Do adapter sử dụng cổng USB, bạn có thể sử dụng 1 chiếc USB hub để việc cắm adapter được linh hoạt hơn - thay vì cố định nó vào cổng USB trên máy - từ đó cho phép bạn đặt adapter ở những vị trí khác để adapter phát WiFi được xa hơn.

Nhược điểm:

Phiền toái lớn nhất mà phương pháp này mang lại đó là việc nó có thể không hoạt động khi PC của bạn rơi vào trạng thái sleep (nói có thể bởi điều này còn tùy thuộc vào model bo mạch chủ). Sleep là chế độ tiết kiệm năng lượng được rất nhiều người dùng tới và nếu sử dụng phương pháp (bổ sung WiFi cho desktop) này, có thể bạn sẽ phải hy sinh điều đó. Cho tới nay, hầu như không có giải pháp nào để khắc phục nhược điểm này, trừ việc bạn tắt tính năng sleep của máy.

Card WiFi PCI

Kết nối mạng không dây cho máy tính bàn

Ngoài cách sử dụng adapter WiFi, bạn có thể gắn thêm card WiFi cho máy tính của mình. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải mở máy tính, lắp card WiFi vào khe PCI Express hoặc PCI Express Mini hay khe chuyên dụng tương tự. Nếu máy tính được thiết kế để dễ dàng tháo lắp và bạn cần tới kết nối ổn định hơn, khoảng cách xa hơn, card WiFi sẽ là sự lựa chọn tốt hơn.

Giá của card WiFi cao hơn USB WiFi một chút, thường rơi vào khoảng 500.000 VNĐ trở lên.

Ưu điểm:

Ưu điểm lớn nhất của card WiFi đó là card có thể tận dụng được số ăng-ten của router. Cụ thể, nếu card WiFi của bạn cũng có 2 (hoặc nhiều hơn 2) ăng-ten, và router của bạn cũng có số ăng-ten tương ứng, kết nối WiFi của bạn sẽ ổn định hơn so với giải pháp adapter ở trên.

Nếu số cổng USB trên máy tính của bạn bị hạn chế về số lượng, trong khi khe PCI trên bo mạch chủ thì lại thừa thãi, thì card WiFi cũng là sự lựa chọn phù hợp hơn.

Nhược điểm:

Như bản chất của từng phương pháp, card WiFi không phải là sự lựa chọn lý tưởng nếu như bạn có nhu cầu sử dụng WiFi cho nhiều desktop. Nó chỉ có thể cố định cho 1 máy mà thôi. Còn adapter thì ngược lại, lý tưởng cho việc mang đi nơi khác để sử dụng cho nhiều máy tính.

Hiện không có nhiều card PCI hỗ trợ chuẩn 801.11ac, và nếu có thì giá bán của chúng cũng đắt hơn so với adapter chuẩn này.

Bo mạch chủ tích hợp WiFi

Kết nối mạng không dây cho máy tính bàn

Có thể nói đây là giải pháp không phù hợp với nhiều người dùng. Bởi điều này đồng nghĩa với việc họ phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để mua bo mạch chủ, trong khi việc đó chỉ để bổ sung WiFi cho máy - điều mà họ có thể tiết kiệm với các giải pháp ở trên. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đang cần nâng cấp máy tính, thì việc lựa chọn bo mạch chủ tích hợp WiFi cũng là nên tính đến.

Trong một số trường hợp, bạn cũng nên cân nhắc nâng cấp cho bo mạch chủ tích hợp WiFi thay cho sử dụng card WiFi hay giải pháp adapter. Đó là khi bạn đang sử dụng một mẫu motherboard đã khá cũ. Lúc này, mặc dù tiền nâng cấp bo mạch chắc chắn sẽ đắt hơn tiền mua card WiFi hay adapter, nhưng bù lại bạn sẽ có được một chiếc PC mới hơn, đủ dùng cho 4 - 5 năm tới.

Một số điểm cần lưu ý khác

Với những phân tích ở trên, hẳn lúc này bạn đã có thể lựa chọn 1 phương pháp tốt nhất cho mình. Tuy nhiên trong quá trình nâng cấp, bạn cần chú ý một số điểm khác như chọn loại adapter có tốc độ phù hợp với tốc độ mạng của mình (chọn adapter chuẩn N thay vì chuẩn G hay thậm chí chọn loại chuẩn AC nếu router của bạn tương thích).

Nguồn: Quantrimang


Bạn muốn kết nối wifi cho máy tính bàn của mình thay vì sử dụng dây mạng lan kết nối trực tiếp với modem wifi đầy bất tiện? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn Cách kết nối wifi cho máy tính bàn và sửa lỗi máy tính bàn không kết nối được wifi vô cùng đơn giản và hiệu quả! Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Kết nối mạng không dây cho máy tính bàn
3 cách kết nối wifi cho máy tính bàn đơn giản

Máy tính bàn có thể bắt wifi được không?

Đa số các máy tính bàn hiện nay chủ yếu sử dụng dây mạng LAN để kết nối trực tiếp với modem wifi, điều này khiến một số người dùng không hề biết rằng, ngoài cách kết nối truyền thống này ra, bạn còn có thể bắt mạng wifi mà không cần dùng dây mạng LAN trên máy tính bàn nếu có các thiết bị hỗ trợ chuyên dụng.

– Không tốn thời gian lắp đặt, tháo gỡ dây mạng từ modem wifi đến máy tính khi cần sử dụng hoặc di chuyển máy tính

– Thoải mái lắp đặt máy tính bàn ở các vị trí mong muốn, không bị phụ thuộc vào kích thước/ độ dài của dây mạng LAN

– Được tùy chọn mạng wifi để kết nối một cách nhanh chóng chỉ cần có pass wifi

– Tiết kiệm diện tích cho không gian làm việc và giải trí tại bàn máy tính, giúp không gian trở nên gọn gàng hơn

Kết nối mạng không dây cho máy tính bàn
Cách kết nối wifi cho máy tính bàn đơn giản

– Phải tốn chi phí mua thiết bị chuyển đổi, tuy nhiên việc sử dụng dây mạng LAN cũng tốn một khoảng chi phí tương đương

– Tốc độ kết nối internet phụ thuộc vào khoảng cách giữa máy và modem wi

Các nhược điểm của việc kết nối wifi cho máy tính bàn không quá nhiều, so với ưu điểm vượt trội mà nó mang lại cho người dùng, chính vì thế đây là giải pháp kết nối mạng internet cho máy bàn mà nhiều người yêu thích lựa chọn.

Xem thêm Khắc phục lỗi Laptop bắt wifi chập chờn và nguyên nhân

Hướng dẫn cách kết nối mạng wifi cho máy tính bàn đơn giản

Bạn mong muốn máy tính để bàn của mình có thể kết nối wifi dễ dàng, nhưng nếu không có phần cứng phù hợp, việc kết nối Wi-Fi là không thể. Hoặc trường hợp máy tính bàn có thể kết nối với Wi-Fi, nhưng nó không được cài đặt thẻ Wifi, lúc này bạn cũng không thể kết nối được wifi cho máy tính được.

Sau đây là một số hướng dẫn kết nối Wifi cho máy tính bàn của bạn: 

USB WiFi là thiết bị thu sóng wifi có thể kết nối với PC qua cổng USB. USB Wifi là một phương pháp thuận tiện và dễ làm nhất trong việc bổ sung WiFi cho máy tính bàn.

Kết nối mạng không dây cho máy tính bàn
Cách kết nối wifi cho máy tính bàn bằng adapter WiFi

Ưu điểm và nhược điểm khi kết nối mạng bằng USB wifi

Việc sử dụng USB WIFI sẽ có một số thuận lợi và bất tiện nhất định như sau:

– Ưu điểm:

Đây là thiết bị có kích thước khá nhỏ gọn, dễ sử dụng và phù hợp với hầu hết với các dòng máy tính bàn có cổng USB. Đặc biệt ở Việt Nam, giá thành USB wifi rất vừa phải, chỉ từ 200.000Đ/1 sản phẩm, phù hợp với nhiều người sử dụng. 

– Nhược điểm:

Điểm yếu lớn nhất mà thiết bị này mang lại đó là nó không thể hoạt động khi máy tính bàn của bạn đang ở chế độ tiết kiệm điện nặng hoặc sleep mode (chế độ ngủ).

Trong quá trình sử dụng, có thể bạn hay để máy tính ở chế độ ngủ, điều này sẽ gây ra việc wifi bị hạn chế, không thể kết nối được với máy. Nếu bạn tắt chế độ sleep đi, việc sử dụng Adapter sẽ dễ dàng và tiện lợi hơn. 

Kết nối mạng không dây cho máy tính bàn
Cách kết nối wifi bằng USB WiFi cho PC

Hãy tham khảo cách kết nối wifi cho máy tính bàn bằng USB dưới đây. 

Bạn chỉ cần mua một chiếc USB WiFi về và cắm thiết bị vào cổng USB máy tính bàn để sử dụng. Đối với lần đầu sử dụng, bạn tiến hành cài đặt như các bước bên dưới. Những lần tiếp theo, bạn chỉ cần cắm vào và sử dụng mà thôi. 

Cách cài đặt USB WiFi vào máy tính bàn

Sau khi mua USB WiFi về, thông thường bạn sẽ được tặng kèm theo một đĩa CD Driver để cài đặt. Hãy cho đĩa cài đặt vào máy tính, nếu đĩa CD có chế độ tự động cài đặt, bạn sẽ nhận được thông báo. Nếu không, bạn thực hiện cài đặt theo các bước sau: 

Bước 1: Trong ổ đĩa driver, bạn nháy đúp chuột phải vào file “autorun.exe”

Kết nối mạng không dây cho máy tính bàn
Cách cài đặt USB WiFi vào máy tính bàn

Bước 2: Lúc này hiển thị cửa sổ mới, bạn nhấn vào tên thiết bị “USB wifi” phù hợp và bấm “Next” => “Next” để thực hiện cài đặt. 

Kết nối mạng không dây cho máy tính bàn
Cách cài đặt USB WiFi vào máy tính bàn

Bước 3: Sau đó, bạn chờ cho máy tính tiến hành cài đặt Driver. Cuối cùng, nhấn chọn “Finish” để kết thúc. 

Kết nối mạng không dây cho máy tính bàn
Cách cài đặt USB WiFi vào máy tính bàn

Bước 4: Sau khi cài đặt xong Driver, bạn cắm USB wifi vào máy tính bàn của mình và thiết lập kết nối Wifi. Lúc này, trên màn hình hiện ra danh sách tất cả các mạng WiFi có thể sử dụng. Bạn chọn tag “Available Network” => “Add to Profile” để chọn thiết bị. 

Kết nối mạng không dây cho máy tính bàn
Cách cài đặt USB WiFi vào máy tính bàn

Bước 5: Lúc này, cửa sổ “Wireless Network Properties” hiện ra. Bạn chỉ cần nhập “Network key” và sử dụng mạng wifi một cách dễ dàng. 

Kết nối mạng không dây cho máy tính bàn
Cách cài đặt USB WiFi vào máy tính bàn

Tuy nhiên, sử dụng USB WiFi sẽ bị hạn chế về tầm thu sóng, tốc độ không quá cao. Bạn chỉ nên sử dụng trong không gian hẹp gia đình. 

>> MUA NGAY USB WIFI GIÁ RẺ TẠI ĐÂY

Nếu bạn muốn máy tính bàn của mình có kết nối mạng ổn định ở khoảng cách xa hơn, card wifi PCI sẽ là sự lựa chọn phù hợp hơn so với USB wifi ở trên.

Để gắn thêm card WiFi cho máy tính bàn của mình, bạn cần phải mở PC và lắp card WiFi vào khe PCI Express hoặc PCI Express Mini hay khe chuyên dụng tương tự.

Giá của card WiFi khoảng từ 500.000 VNĐ, cao hơn so với giá USB wifi

Kết nối mạng không dây cho máy tính bàn
Card Mạng Wifi PCI Express TP-Link

– Ưu điểm:

Ưu điểm lớn nhất của card WiFi đó là card có thể tận dụng được số ăng-ten của router. Cụ thể, nếu card WiFi của bạn cũng có 2 (hoặc nhiều hơn 2) ăng-ten, và router của bạn cũng có số ăng-ten tương ứng, kết nối WiFi của bạn sẽ ổn định hơn so với giải pháp adapter ở trên.

Nếu số cổng USB trên máy tính của bạn bị hạn chế về số lượng, trong khi khe PCI trên bo mạch chủ thì lại thừa thãi, thì card WiFi cũng là sự lựa chọn phù hợp hơn.

– Nhược điểm:

Kết nối mạng không dây cho máy tính bàn
Card mạng TP-Link

Nếu máy tính được thiết kế để dễ dàng tháo lắp bạn có thể tự thực hiện, nhưng trường hợp bạn không am hiểu về cách tháo lắp máy tính bàn thì phải cần đến sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên chuyên nghiệp

Ngoài ra, card WiFi chỉ sử dụng cố định trên 1 chiếc máy tính bàn, không phù hợp với người dùng đang có nhu cầu sử dụng WiFi cho nhiều desktop.

Còn USB wifi thì ngược lại, lý tưởng cho việc mang đi nơi khác để sử dụng cho nhiều máy tính bàn hay laptop khác nhau.

Hiện không có nhiều card PCI hỗ trợ chuẩn 801.11ac, và nếu có thì giá bán của chúng cũng đắt hơn so với adapter chuẩn này.

Ngoài 2 phương pháp tiện lợi trên, sử dụng bo mạch chủ tích hợp WiFi bạn sẽ không phải mất công tháo lắp. Bởi vì bộ phận thu wifi sẽ được tích hợp sẵn trên mainboard, giúp tín hiệu ổn định, an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. 

Kết nối mạng không dây cho máy tính bàn
Cách sử dụng bo mạch chủ tích hợp WiFi

Tuy nhiên, sử dụng bộ mạch chủ WiFi tốn khá nhiều chi phí vì giá thành thiết bị cao. Nếu trường hợp bạn đang cần nâng cấp máy tính, muốn thay thế toàn bộ cả CPU, RAM thì việc lựa chọn bo mạch chủ tích hợp WiFi sẽ phù hợp hơn. 

>> Tham khảo bài viết hữu ích:

Cách sửa lỗi không bắt được wifi cho máy tính bàn 

Trong quá trình sử dụng, thỉnh thoảng máy tính bàn của bạn mắc lỗi không bắt được WiFi, điều này làm ảnh hưởng đến công việc bạn đang làm. Sau đây là một số phương pháp sửa lỗi không bắt được wifi cho máy tính để bàn. 

Đây là lỗi thường xuyên xảy với những người dùng máy tính bàn. Nguyên nhân chính là do bạn đặt để thiết bị wifi quá xa với máy tính hoặc không đúng cách. Có nghĩa là bạn thiết bị wifi ở những nơi có vách ngăn khiến máy tính khó kết nối với wifi. Cuối cùng dẫn đến tình trạng mạng wifi bị yếu, chỉ xuất hiện một vạch. 

Kết nối mạng không dây cho máy tính bàn
Cách sửa lỗi mạng wifi bị yếu chỉ một vạch

Để sửa lỗi này, bạn cần đặt thiết bị wifi đúng vị trí, tránh những nơi quá xa hoặc nơi có vách ngăn so với máy tính để bàn của bạn. 

Trường hợp bạn ở nơi cách wifi quá xa, khó đặt lại vị trí thiết bị, thì bạn có thể tăng cường khả năng bắt wifi bằng cách mua thêm cục phát wifi hoặc bộ kích sóng wifi cho tiện sử dụng. 

Kết nối mạng không dây cho máy tính bàn
Cách kết nối wifi đối với trường hợp biểu tượng wifi bị ẩn

Trường hợp biểu tượng wifi bị ẩn sẽ dẫn đến máy tính bàn của bạn không kết nối được mạng wifi. Nguyên nhân có thể do chủ wifi đó đã ẩn đi hoặc bạn đã không may ấn vào nút nào đó khiến wifi bị ẩn đi. Bạn có thể khắc phục lỗi này như sau: 

Bước 1: Trên màn hình máy tính, ở góc dưới cùng bên phải, bạn hãy chọn vào biểu tượng mạng. Tiếp đó, bấm chọn “Open Network and Sharing Center”.  

Bước 2: Lúc này cửa sổ mới xuất hiện, bạn tìm chọn “Set up a new connection or network”. Sau đó kích chọn “Manually connect to a wireless network” rồi bấm “Next”.  

Bước 3: Hộp thoại mới hiển thị, bạn nhập thông tin wifi mà bạn muốn kết nối như: tên wifi, mật khẩu… Cuối cùng bấm “Enter” là xong. 

Kết nối mạng không dây cho máy tính bàn
Cách kết nối wifi cho máy tính khi bị lỗi sai địa chỉ DNS và IP

Thông thường, địa chỉ DNS và IP động sẽ được quy định nằm trong giới hạn từ lớp A đến lớp C. Có nghĩa là nếu đặt wifi đúng với lớp địa chỉ mạng này thì máy sẽ kết nối được mạng WiFi. Ngược lại, nếu sai địa chỉ DNS và IP thì sẽ không kết nối được mạng. Sau đây là 3 cách kết nối wifi cho máy tính khi bị lỗi sai địa chỉ DNS và IP: 

  • Cách 1: Tắt tường lửa trên máy tính 

Bạn thực hiện theo các bước sau: 

Bước 1: Bạn vào “Start”, nhập tìm “Control Panel” và mở hộp thoại ra. Tiếp đó, bạn lần lượt chọn “System and Security” => “Windows Firewall”.  

Kết nối mạng không dây cho máy tính bàn
Cách tắt chương trình lửa trên máy tính

Bước 2: Lúc này, bạn chọn “Restore defaults” để đặt lại chế độ tường lửa. Cuối cùng, bạn tắt hẳn tường lửa đi và khởi động lại để hoàn thành. 

  • Cách 2: Khởi động lại Wireless Zero Configuration 

Bước 1: Bạn truy cập “Start”, nhập “Control Panel” để tìm và kích chuột mở ra. Sau đó, bạn chọn “Administrative Tools” => “Services”.  

Bước 2: Lúc này, hộp thoại mới xuất hiện, bạn chọn dòng “Wireless Zero Configuration” để khởi động lại. 

  • Cách 3: Tạo một địa chỉ IP mới 

Bước 1: Truy cập hộp thoại Run (Windows + R) => nhậpCmd” để mở, sau đó bạn nhập “Ipconfig/flushdns” => nhấn “Enter”. 

Kết nối mạng không dây cho máy tính bàn
Cách tạo địa chỉ IP mới

Bước 2: Hộp thoại mới xuất hiện, bạn tiến hành nhập lệnh “ipconfig/release” và nhấn “Enter” để chờ lệnh khởi chạy. 

Bước 3: Lúc này, bạn kiểm tra xem máy tính đã kết nối được WiFi chưa. Nếu chưa, bạn truy cập “Internet” nhập lệnh “Ipconfig/renew” => Enter là đã thay đổi được DNS và IP mới cho máy tính bàn. 

Mặc dù máy tính của bạn đã kết nối được với wifi nhưng lại không vào được mạng. Đây cũng là lỗi thường gặp, bạn có thể khắc phục theo các bước sau: 

Bước 1: Dưới góc phải màn hình máy tính, bạn vào biểu tượng mạng và chọn “Network Connections”. Sau đó, tiếp tục chọn “Properties” => “Wireless Networks” => “Association” => “WPA”.  

Kết nối mạng không dây cho máy tính bàn
Cách sửa lỗi có wifi nhưng không vào được mạng

Bước 2: Lúc này sẽ hiển thị danh sách của “Network Authentication” xuất hiện, bạn chọn “Data Encryption” => “TKIP”. 

Bước 3: Bạn tiến hành nhập lại mật khẩu của wifi đang dùng để hoàn tất. 

Kết nối mạng không dây cho máy tính bàn
Cách sửa lỗi có wifi nhưng không vào được mạng

Kết

Như vậy, trên đây là “3 cách kết nối wifi cho máy tính bàn đơn giản” mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng sẽ giúp các bạn trong quá trình sử dụng máy tính bàn được hiệu quả. 

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ bán USB Wifi cho máy tính bàn hay laptop, hãy liên hệ ngay với Kho linh kiện laptop Minh Khoa, chúng tôi nhận cung cấp sỉ và lẻ USB Wifi giá rẻ với đa dạng mẫu mã, chủng loại và mức giá để bạn có thể thoải mái lựa chọn.