Kế tên một số việc làm thể hiện tính dân chủ trong nhà trường

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Câu hỏi: Thế nào là dân chủ?

Hướng dẫn trả lời: - Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội. - Mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc;

- Mọi người góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể hoặc của xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.

Câu hỏi: Kỉ luật là gì?

Hướng dẫn trả lời: Kỉ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc của một tố chức xã hội, nhằm tạo ra sự thông nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung.

Câu hỏi: Em hãy nêu những biếu hiện thế hiện tính dân chủ mà em biết?

Hướng dẫn trả lời: Những biểu hiện thể hiện tính dân chủ:

+ Học sinh được tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch năm học của lớp. + Công nhân được tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch, góp ý cho ban giám đốc của công ti, của nhà máy; + Cán bộ, nhân viên được tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch của cơ quan, góp ý cho lãnh đạo cơ quan...

+ Cử tri tham gia chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân...

Câu hỏi: Những biểu hiện của tính kỉ luật là gì?

Hướng dẫn trả lời: Những biểu hiện của tính kỉ luật:

+ Tất cả học sinh đi học phải đúng giờ, nghỉ học phải có đơn xin phép của cha mẹ hoặc người đỡ đầu; + Học sinh không được ăn quà vặt trong lớp; + Thầy cô giáo lên lớp phải đúng giờ... + Cán bộ, công nhân viên... nghỉ việc phải có lí do, phải là đơn xin phép, phải có sự đề nghị của cán bộ y tế (nếu bị bệnh);

+ Công nhân phải đảm bảo kĩ thuật an toàn trong lao động sản xuất..

Câu hỏi: Nêu những biểu hiện thiếu dân chủ mà em biết.

Hướng dẫn trả lời: Những biểu hiện thiếu dân chủ:

+ Biết bạn mình có khuyết điểm nhưng ngại không góp ý; + Bố mẹ, thầy cô giáo, người lớn chưa lắng nghe ý kiến của trẻ;

+ Khi lớp bị xếp hạng thi đua hàng tuần kém, giáo viên chủ nhiệm không tìm hiểu nguyên nhân, chỉ trách phạt học sinh...

Câu hỏi: Em hãy nêu những việc làm thiếu tính kỉ luật.

Hướng dẫn trả lời: - Những việc làm thiếu tính kỉ luật:

+ Học sinh trốn học, làm việc riêng trong giờ học; + Học sinh không mặc đồng phục, không mang bảng tên, nữ mặc quần chật, váy ngắn, nam học sinh tóc dài... khi đến trường; + Cán bộ, nhân viên đang giờ làm việc bỏ ra ngoài làm việc riêng... + Công nhân không thực hiện đúng kỉ luật an toàn trong sản xuất;

+ Cầu thủ xô xát nhau trên sân cỏ, không tuân theo quyết định của trọng tài...

Câu hỏi: Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào?

Hướng dẫn trả lời: Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào những công việc chung. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
 

Câu hỏi: Tác dụng của việc phát huy dân chủ và kỉ luật trong cuộc sống, trong lao động và hoạt động xã hội là gì?

Hướng dẫn trả lời: Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ góp phần: + Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người; + Tạo cơ hội cho mọi người phát triển; + Xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội.

Câu hỏi: Em hiểu gì về chủ trương của Đảng thể hiện qua câu: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”?

Hướng dẫn trả lời: - Dân biết: Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải phổ biến đến từng người dân. - Dân bàn: Mọi người dân có quyền tham gia ý kiến xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp, pháp luật, các chủ trương của phường, xã... - Dân làm: Thực hiện đúng chủ trương, pháp luật của Nhà nước... - Dân kiểm tra: Góp ý, chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp...

Câu hỏi: Theo em, chúng ta cần rèn luyện tính dân chủ, kĩ luật như thế nào?

Hướng dẫn trả lời: - Mọi người cần tự giác chấp hành kỉ luật.

- Cán bộ lãnh đạo và các tổ chức xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi người được phát huy dân chủ.

- Học sinh phải vầng lời cha mẹ, thầy cô giáo. Thực hiện đúng quy định của lớp, của trường, phát huy quyền dân chủ và có ý thức kỉ luật của một công dân.

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 3: Dân chủ và kỉ luật - trang 9 GDCD lớp 9. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được tóm tắt ngắn gọn, dễ học. Tất cả hệ thống bài tập đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt GDCD 9 bài 3: Dân chủ và kỉ luật nhé.

Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy tiềm năng trí tuệ của mình đóng góp vào những công việc của tập thể.

Câu 1

Theo em, những việc làm nào sau đây có nội dung thể hiện tính dân chủ ? Vì sao ?

a) Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội quy của trường ; học sinh được thảo luận và thống nhất thực hiện nội quy ;

b) Ông Bính - tổ trưởng tổ dân phố - quyết định mỗi gia đình nộp 5.000 đồng để làm quỹ thăm hỏi những gia đình gặp khó khăn ;

c) Nam đến trường dự sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch ;

d) Thầy chủ nhiệm giao cho Hùng điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người đã tích cực phát biểu ý kiến ;

đ) Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ xô xát với nhau trên sân cỏ, không tuân theo quyết định của trọng tài.

Giải chi tiết:

- Những hoạt động thể hiện dân chủ là: (a), (c), (d).

(a) Nhà trường đã tạo điều kiện cho học sinh được thảo luận nội quy và thống nhất thực hiện, đây là một việc làm phát huy quyền dân chủ của học sinh.

(c) Nam đã thể hiện quyền dân chủ của mình là sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch.

(d) Thầy chủ nhiệm đã tạo điều kiện cho Hùng phát huy vai trò trách nhiệm của người cán bộ lớp.

- Những hoạt động thiếu dân chủ, kỉ luật là: (b), (e)

(b) Ông Bính đã tự quyết định số tiền mỗi gia đình phải nộp mà không thông qua bàn bạc với các hộ gia đình => Đây là việc làm thiếu dân chủ.

(e) Các cầu thủ không thực hiện đúng quy định kỉ luật trận đấu và tôn trọng quyết định của trọng tài => Đây là việc làm thiếu kỉ luật

Câu 3

Hãy phân tích và chứng minh nhận định “Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể”.

Giải chi tiết:

Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước. Kỉ luật là những quy định chung của cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động. Dân chủ để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào những công việc chung, kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ thực hiện có hiệu quả. 
Vì vậy thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ góp phần tạo ra sự thống nhất cao về ý chí, nhận thức và hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội. Phát huy dân chủ và kỉ luật là khai thác có hiệu quả tiềm năng của mọi người, tạo ra sự thống nhất trong hành động nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc, vì vậy dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của tập thể

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Hãy kể lại một việc làm của em về thực hiện tốt dân chủ và tôn trọng kỉ luật của nhà trường.

Các câu hỏi tương tự