Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam là ai nội

 

Cha ông xưa đã dạy: Con người có tổ, có tông - Như cây có cội như sông có nguồn”. Vậy nên, đã là người Việt Nam, dù ở địa vị nào, ở bất kỳ nơi đâu, hoàn cảnh nào cũng đừng quên cội nguồn dân tộc, phải nhớ đến quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, gốc rễ tổ tiên và xa hơn nữa là “lịch sử nước nhà”. Tiếp nối truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, Bác Hồ đã nói: “Dân ta phải biết sử ta - Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu nói ấy được Bác viết trong cuốn “Lịch sử nước ta” (1942) với tổng thể 208 câu thơ lục bát dễ hiểu, dễ thuộc, đã tóm lược trên 30 mốc quan trọng trong suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc.

Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam là ai nội

Đoàn viên thanh niên tỉnh nhà tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP.HCM).

Câu nói của Bác như một lời hiệu triệu, nhắc nhở mỗi công dân Việt Nam, mỗi con Lạc cháu Hồng phải có trách nhiệm tìm hiểu về cội nguồn, lịch sử dân tộc, qua đó gìn giữ, phát triển, giáo dục và khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ mai sau. Bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc về quá khứ, nếu không có quá khứ sẽ không có hiện tại và tương lai. “Biết quá khứ” để rút kinh nghiệm, học tập, bảo lưu những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc… để vận dụng, xây dựng và phát triển một nước Việt Nam ngày càng phồn thịnh, đời đời bền vững.

“Biết sử ta” không chỉ đơn thuần là ghi nhớ một vài mốc sự kiện, một vài chiến công hiến hách, một vài tên vị tướng anh hùng mà phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Có nghĩa là phải biết đến tận “chân tơ kẽ tóc”, càng biết nhiều càng thấu hiểu nhiều, càng thấu hiểu nhiều mới càng trân trọng giá trị lịch sử của dân tộc, nhớ ơn những bậc tiền nhân khai sinh nền móng nước nhà, nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ không tiếc máu xương đổi lấy nền độc lập của dân tộc.Khi ta thấu hiểu được những điều đó và thấu hiểu được giá trị lịch sử, ngọn lửa yêu nước mới bùng cháy trong ta, lòng tự hào, tự tôn dân tộc tự khắc lớn mạnh trong ta và ta càng có ý thức, trách nhiệm dựng xây quê hương, đất nước nhiều hơn. Câu nói của Người không chỉ có giá trị ở thời điểm đó, mà có giá trị muôn đời.

Suy ra trách nhiệm của chúng ta

Tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử nước nhà không chỉ để biết, mà còn có giá trị tri thức, khoa học, bảo lưu truyền giáo lại cho con cháu. Lịch sử là những bài học tổng kết từ thực tiễn, không tự dưng mà có và không có một quốc gia nào lại không có lịch sử. Do đó, biết lịch sử nước nhà cũng là cách thể hiện lòng yêu nước, biết “tường gốc tích” là thể hiện trách nhiệm cao với tổ tiên, với nòi giống, với quốc gia. Vậy tuổi trẻ chúng ta phải làm gì?

Đối với đoàn viên, thanh thiếu nhi còn ngồi trên ghế nhà trường thì chúng ta phải có thái độ nghiêm túc, tích cực trong việc học và tìm hiểu lịch sử nước nhà. Hiện nay, tình trạng dạy và học lịch sử ở trường phổ thông nói chung còn nhiều thiếu sót về nhận thức bộ môn, về nội dung, phương pháp dạy học, về những phương tiện cần thiết cho việc truyền giảng. Do đó, chất lượng dạy học và thi đại học môn lịch sử giảm sút đến mức báo động. Tình trạng “mù lịch sử” khá phổ biến: Nhiều bạn trẻ tỏ ra thờ ơ với môn lịch sử, dẫn đến không biết lịch sử, không hiểu lịch sử, nhớ sai các dấu mốc, sự kiện; từ đó không ham thích, không hứng thú với môn học này… Thực ra, nắm vững lịch sử dân tộc sẽ cho ta những hiểu biết về tổ tiên, đất nước, dân tộc mình với chặng đường đấu tranh dựng và giữ nước đầy xương máu, nước mắt của ông cha. Từ đó, chúng ta cảm thấy tự hào, trân trọng giá trị lịch sử, biết ơn những thế hệ đi trước, nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy nền độc lập dân tộc.

Đối với đoàn viên thanh niên không còn ngồi trên ghế nhà trường, thì trách nhiệm của chúng ta càng phải cao hơn đối với lịch sử nước nhà. Chúng ta không chỉ “ôn cố tri tân” lịch sử mà còn có trách nhiệm viết tiếp trang sử nước nhà.Viết bằng cách nào? Viết như thế nào? Đó là hai câu hỏi chúng ta phải đặt ra. Đáp án cho câu hỏi “viết bằng cách nào” chính là hãy sống và làm việc với một tinh thần dân tộc, vì quê hương, vì đất nước. Con người Việt Nam vốn nổi tiếng với những phẩm chất truyền thống quý báu: Giàu lòng yêu nước, cần cù, đoàn kết, thủy chung, hiếu học… đã tạo nên lịch sử và bản chất tuyệt vời của con người Việt Nam. Là thế hệ trẻ, chúng ta phải sống, học tập, làm việc và cống hiến xứng đáng với những phẩm chất, truyền thống, tinh thần dân tộc cao quý ấy. “Viết như thế nào”, hãy thể hiện bằng những hành động, việc làm cụ thể nhất. Qua kết quả hành động và việc làm mới chứng minh được lòng yêu nước, yêu dân tộc, có động lực dựng xây. Đất nước phát triển bền vững thì lịch sử dân tộc mới tồn tại và phát triển dày thêm những trang mới.

Đối với đoàn viên, thanh thiếu nhi tỉnh nhà, chúng ta phải có trách nhiệm tìm hiểu lịch sử tỉnh nhà, xác định việc chung tay xây dựng quê hương Bình Phước ngày càng giàu đẹp là nhiệm vụ của chúng ta. Hàng loạt các địa danh, di tích, chứng tích lịch sử như: Phú Riềng Đỏ (Bù Gia Mập), sóc Bom Bo (Bù Đăng), Nhà giao tế Lộc Ninh, nhà tù núi Bà Rá (Phước Long)… đã khẳng định những dấu mốc lịch sử vang dội trên mảnh đất Bình Phước anh hùng. Trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, quân dân Bình Phước đã cùng miền Nam và cả nước tiến hành nhiều cuộc đấu tranh vô cùng cam go, ác liệt và hy sinh lớn lao nhưng chiến thắng rất vẻ vang, góp phần giải phóng nước nhà.

Bác Hồ đã từng dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đó cũng là trách nhiệm lớn lao của đoàn viên, thanh thiếu nhi, là cách để thế hệ trẻ hôm nay viết tiếp trang sử vẻ vang của dân tộc.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam là ai nội

Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam là ai nội

Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam là ai nội

Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam là ai nội

Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam là ai nội

  • Đang truy cập262
  • Hôm nay22,586
  • Tháng hiện tại1,377,675
  • Tổng lượt truy cập98,560,613

Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam là ai nội

Chọn đáp án: A. Chủ tịch Hồ Chí Minh

Giải thích: Trong tác phẩm nổi tiếng “Lịch sử nước ta”, Bác Hồ có hai câu thơ này: Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lịch sử nước ta là một bài diễn ca lịch sử Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng tác năm 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng. Bài thơ gồm 208 câu thơ lục bát[1] dễ thuộc, dễ hiểu, phù hợp với tình hình Việt Nam lúc bấy giờ là hơn 95% dân số mù chữ.[2][3]

Lịch sử nước ta
Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam là ai nội

Phần đầu bài thơ Lịch sử nước ta

Bài thơ gồm 208 câu lục bát, tiếp sau đó là niên biểu lịch sử Việt Nam, được ông đặt dưới tên gọiNhững năm quan trọng, gồm 30 cột mốc, bắt đầu từ mốc trước Tây lịch "2879 - Hồng Bàng" và kết thúc là mốc:"1945 - Việt Nam độc lập".

Bộ Tuyên truyền của Việt Minh xuất bản và phát xuống cơ sở vào tháng 2-1942.

Phần niên biểu kết thúc là mốc:"1945 - Việt Nam độc lập", đây được coi là một lời "tiên tri" chính xác kỳ lạ. Vì bài thơ viết năm 1941, vậy mà Hồ Chí Minh đã dự đoán chính xác Việt Nam sẽ giành được độc lập vào năm 1945 (Cách mạng Tháng Tám lập ra nước Việt Nam độc lập diễn ra vào đúng năm đó)

Miêu tả cuốn sáchSửa đổi

Cuốn sách được viết bằng tập giấy dó mỏng dính, khổ 9 x 15cm. Trong đó, Hồ Chí Minh đã tường thuật cả tiến trình hơn 4.000 năm lịch sử "dựng nước và giữ nước" cho đến đầu thế kỷ 20. Tất cả chỉ 14 trang (có hai trang mục lục), có nhắc tới đủ hết các triều đại, nhân vật lịch sử Việt Nam. Khi xuất bản cuốn sách này, Hồ Chí Minh vừa là tác giả vừa là biên tập viên, vừa là người trình bày, vừa là họa sĩ minh họa, đồng thời lại là thợ in và sửa morasse. Vào thời gian xuất bản cuốn sách được in bằng thạch bản. Bên trong sách, còn có hình minh họa (sáu bức tranh): ông Đề Thám cưỡi ngựa, Lý Thường Kiệt cầm kiếm, Hai Bà Trưng cưỡi voi xung trận... do chính tay Hồ Chí Minh vẽ.[1]

Câu thơ tiêu biểuSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ a b Hoàng Thái Sơn (18 tháng 5 năm 2013). “"Lịch sử nước ta"- một tác phẩm xuất sắc của Hồ Chí Minh”. Báo điện tử Tổ quốc.
  2. ^ Phạm Hải Yến - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. “Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào Bình dân học vụ”. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2018.
  3. ^ Hoàng Phương (31 tháng 8 năm 2015). “Phong trào diệt giặc dốt 70 năm trước”. Báo điện tử VnExpress.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Toàn văn tác phẩm Lịch sử nước ta tại Wikisource
  • Bài thơ Lịch sử nước ta. Thi viện