Tại sao chúng ta cần dụng Friendly URL trong quá trình xây dựng website

URL thân thiện với SEO là đường link giúp cả người dùng và bot Google đều dễ nắm bắt nội dung nó truyền tải. Đúng như tên gọi, nó là “mũi tên chỉ hướng” giúp công cụ tìm kiếm của Google và khách truy cập đến với bài viết.

Hàng loạt nghiên cứu thực tế cho thấy, URL có vai trò lớn trong quá trình SEO web. Do vậy, bạn nên tối ưu để đảm bảo yếu tố này:

  • URL thể hiện rõ nội dung/thông điệp của bài viết, tức dễ đọc, dễ hiểu.
  • URL ngắn gọn.
  • Cấu trúc URL cần nhất quán.

MOMD Group sẽ mách nước giúp bạn biết đến nguyên tắc KISS để có một URL lý tưởng. Thực ra, đó là từ viết tắt của cụm “Keep it simple, stupid”- dịch “hơi bựa” nhưng rất đúng có nghĩa là “Hãy luôn tối giản mọi thứ, đừng làm nó phức tạp” Hoặc “Đừng ngốc nữa, hãy đơn giản hóa mọi vấn đề”!

URL là gì?

URL là từ viết tắt của Universal Resource Locator. Nó là đường dẫn giúp khách truy cập và công cụ tìm kiếm của Google đi đến bài viết chi tiết của bạn.

7 yếu tố sống còn giúp URL thân thiện với web ai cũng nên biết

Các tài liệu hướng dẫn của Google đã chỉ rõ, “Cấu trúc URL càng đơn giản càng tốt. Đặc biệt, việc đặt URL cần nhất quán sẽ được đánh giá cao hơn ”.

Đây chính là lý do khiến bạn nên chú ý tới việc tối ưu URL để SEO web hiệu quả hơn nữa.

Cụ thể, một đường link thân thiện với SEO được đánh giá trên các tiêu chí sau:

  • URL dễ hiểu.
  • URL ngắn gọn.
  • URL nhất quán trên web.

Bạn có thể xem ví dụ sau đây để dễ hình dung hơn thế nào là một URL nên dùng:

URL thân thiện với SEO  URL không tốt cho SEO 
https://www.example.com/iphone-8 https://www.example.com/index.php?productID=83671

Ngay sau đây, hãy cùng MOMD Group khám phá các tiêu chí, yếu tố để tạo ra một đường link chuẩn nên có. Các thông tin dưới đây được cập nhật mới nhất theo những thay đổi của Google trong năm 2021. Vì thế, bạn đừng bỏ lỡ bất cứ kiến thức nào để giúp quá trình SEO website trở nên đơn giản, có hiệu quả như mong đợi dễ dàng hơn.

Hãy tạo ra một URL dễ đọc, dễ hiểu

Thực tế, não bộ con người có xu hướng ưu tiên các thông tin đơn giản, dễ hiểu. Vì lẽ đó, tối ưu URL để thể hiện chính xác, nổi bật thông điệp bạn muốn truyền tải trong bài viết rất quan trọng.

Điều này sẽ giúp cả bot Google và khách truy cập đều dễ dàng hiểu được ý nghĩa của nội dung thông tin ẩn sau đường link này.

Đừng quên để từ khóa trong URL 

Muốn thể hiện rõ nội dung trong bài viết ngay ở URL thì việc chèn keyword vào đường dẫn là điều không cần phải bàn cãi. Thường từ khóa chính của mỗi bài sẽ nằm trong URL của bài viết đó. Đồng thời, bạn cũng cần phân phổ từ khóa trong các thẻ headings một cách hợp lý nhất. Tránh tình trạng spam từ khóa nhé!

Nhờ thế, bot Google cũng như người dùng sớm biết được bài viết của bạn có thực sự đúng là thứ mà họ đang quan tâm hay không.

Nói không với các từ thừa thãi

Hãy nhớ rằng, mỗi câu từ xuất hiện trong URL đều có một “sứ mệnh” riêng. Bạn nên tránh những từ khó hiểu hoặc vô nghĩa. Nó sẽ chỉ khiến đường link dài hơn và khó hiểu hơn mà thôi. Những tiêu chí về URL thân thiện với SEO luôn được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong các khóa đào tạo SEO tại MOMD Group. 

Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn có thể theo dõi ví dụ sau đây nhé:

URL thân thiện với SEO  https://www.example.com/blog/best-advice-for-copywriter/
URL không tốt cho SEO https://www.example.com/blog/the-best-advice-for-a-copywriter/

Hạn chế nhắc tới các thông số trong URL 

Các thông số trong URL khá khó hiểu, không làm khách truy cập có được thông tin hữu ích. Chưa kể tới, nó còn có thể gây ra hiện tượng trùng lặp nội dung.

Ví dụ: URL dưới đây là một đường dẫn không thân thiện với SEO 

www.example.com/index.php?product=331

Tuy nhiên, ở một số trường hợp nhất định, chúng ta bắt buộc phải dùng thông số. Lúc này, bạn hãy cố gắng tối ưu để các số trở nên đơn giản, dễ hiểu và ít nhất có thể khi xuất hiện ở URL.

Dùng dấu gạch ngang để phân tách các từ.

Sử dụng dấu gạch ngang ( -) để phân tách các từ giúp khách truy cập và bot Google dễ nhận dạng và hiểu được nội dung của đường dẫn. Thực tế thì ngày nay, các thành tố trong URL được phân tách bằng dấu gạch dưới ( _) cũng không ít.

Tuy nhiên các nghiên cứu thực tế cho thấy, người dùng vẫn thích dấu gạch ngang và dễ bị thu hút bởi những URL dạng này hơn cả.

Luôn tối ưu để đảm bảo URL ngắn gọn nhất có thể

URL ngắn gọn luôn được người dùng ưu ái hơn. Vì thế, bạn hãy tối ưu để có được một đường dẫn xúc tích nhất có thể.

Hiện tại không có quy chuẩn hay giới hạn nào cho URL. Tuy nhiên, dù ngắn cỡ nào đi chăng nữa, bạn vẫn cần đảm bảo đường dẫn có tính dễ đọc, dễ hiểu và thể hiện đúng-đủ nội dung thông điệp mà bài viết nói tới.

Cần nhất quán khi đặt URL trên trang web 

Bạn nên cân nhắc để tìm ra một “mô típ” cảm thấy phù hợp nhất khi đặt URL trên trang web của mình. Cấu trúc URL nhất quán cũng rất quan trọng. Nó thể hiện sự khoa học và giúp quá trình lập chỉ mục trở nên nhanh chóng, dễ hiểu hơn.

Mổ xẻ các thành tố của URL: Giải nghĩa chi tiết từng thành phần

Hãy cùng MOMD Group giải phẫu một URL theo hình dưới đây:

Tại sao chúng ta cần dụng Friendly URL trong quá trình xây dựng website

Dễ nhận thấy, cấu trúc của một URL sẽ thường gồm các thành tố sau đây:

  • Giao thức: https://
  • Tên miền phụ: www
  • Miền: example.com
  • Danh mục: about
  • Trang: team
  • Thông số: ?member=kevin
  • Phân mảnh: #experience

Giao thức: HTTP hoặc HTTPs

HTTP hoặc HTTPs được gọi là giao thức. Yếu tố này quyết định đến việc kết nối của bạn có an toàn hay dễ bị tấn công.

Hiện nay, giao thức HTTPs được đánh giá cao hơn cả về tính bảo mật. Nhiều chuyên gia SEO khuyên rằng, chúng ta nên chuyển sang HTTPs. Trong trường hợp bạn đang dùng HTTP và sắp tới sẽ chuyển sang HTTPs, bạn đừng quên thực hiện thao tác chuyển hướng 301 cho các Google  HTTP.

Tên miền phụ

www được gọi là tên miền phụ. Thực tế thì nhiều URL hiện nay có thành tố này, một số lại không. Tuy nhiên, các đường dẫn không có miền phụ nhìn sẽ ngắn gọn hơn.

Vì lẽ đó, nếu các đường link của bạn đang chứa www, bạn nên đổi lại. Và đừng quên chuyển hướng 301 cho hạng mục này nữa bạn nhé! 

Tên miền

Tên miền thường bao gồm tên của doanh nghiệp/sản phẩm/dịch vụ và phần mở rộng. Khi đặt tên miền, bạn nên ưu tiên chọn tên ngắn gọn và dễ nhớ.

Tuyệt hơn nữa nếu bạn có thể “lồng ghép cá tính”, đặc trưng cơ bản của mình vào tên miền nhằm tạo ấn tượng với đối tượng mục tiêu thì càng tốt. Tuy nhiên, dù làm gì cũng cần đảm bảo hai tiêu chí kể trên.

Thư mục xuất hiện trong URL

Tuy các URL ngắn gọn luôn được khuyến khích. Nhưng dù ngắn cỡ nào đi chăng nữa, bạn cũng nên nhóm chúng vào một thư mục có chung chủ đề. Nhờ thế, việc quản lý bài viết trở nên khoa học và chuyên nghiệp hơn.

Các đường link có thể liên quan qua lại với nhau và tác động tích cực hơn với SEO khi nằm trong thư mục hợp lý. Mặt khác, nhờ thế, bạn có những liên kết đa chiều với hệ thống tối đa lên đến 50 website mà vẫn đảm bảo dễ hiểu.

Vậy thư mục trong URL nên xuất hiện như thế nào sẽ thân thiện với SEO hơn cả? Mời bạn cùng theo dõi ví dụ dưới đây:

URL thân thiện với SEO  https://www.example.com/men/socks/tommy-hilfiger/
URL không tốt cho SEO https://www.example.com/men-fashion/socks-for-men/tommy-hilfiger-men/

Nên tối ưu thông số trong URL như thế nào mới chuẩn?

Bạn nên tránh dùng thông số trong URL. Nếu bắt buộc phải dùng thì nên thật đơn giản, dễ hiểu. Bởi yếu tố này chỉ làm “rối trí” người đọc và khiến họ dễ bỏ qua. Trong khi đó, đối với bot Google, nó lại dễ xếp bài viết của bạn vào danh sách có nhiều nội dung trùng lặp.

Phân mảnh trong URL có ý nghĩa gì?

Nói một cách dễ hiểu, “phân mảnh” hay “Fragments” trong URL chính là các ký tự đặc biệt nhằm ‘đánh dấu’ nội dung cụ thể mà bài viết nói tới.

Chẳng hạn như ở URL dưới đây:

https://www.example.com/about/team/#king-kevin

#là phân mảnh còn king-kevin là mã nhận dạng phân mảnh giúp bot Google cũng như khách truy cập dễ hiểu rõ thông điệp ẩn sau đường dẫn họ nhìn thấy là gì.

Casing – thành phần phân biệt, nhận dạng

Casing có nghĩa gốc là “vỏ bọc”, “bảo vệ”. Có thể hiểu thuật ngữ này một cách đơn giản nhất chính là các thành tố được bôi màu theo hình dưới đây:

Tại sao chúng ta cần dụng Friendly URL trong quá trình xây dựng website

Hiện khá nhiều người không để ý nhưng thực tế thì URL phân biệt chữ in hoa và chữ thường. Điều này nghĩa là https://example.com/url-a/https://example.com/url-A/  là hai đường dẫn khác nhau.

Do đó, nếu bạn chủ quan không chú ý tới phần này thì URL sẽ khó được lập chỉ mục. Bởi bot Google sẽ xếp những đường link kể trên vào danh sách có nội dung trùng lặp và đánh giá không cao về bài viết của bạn.

Nếu bạn đang có những URL chứa yếu tố viết hoa, hãy dùng lệnh 301 chuyển hướng để thành URL viết thường. Đây mới là mô típ đường dẫn chuẩn nên áp dụng hiện nay.

Có nên để gạch chéo(/) hay không?

Dấu gạch chéo(/) còn có tên gọi khác là dấu xuyệt trái thường xuất hiện ở cuối URL. Thực tế bạn nên thống nhất ngay từ ban đầu.

Tại sao chúng ta cần dụng Friendly URL trong quá trình xây dựng website

Nếu đã dùng / ở cuối URL thì nên đảm bảo chuyển hướng 301 cho các đường dẫn chưa được tối ưu đồng bộ như kể trên hoặc ngược lại. Bản thân mình thì cho rằng, tốt nhất nên bỏ / bởi URL càng ngắn ngọn thì càng tốt.

Không nên dùng các tiện ích mở rộng trong URL 

Tiện ích mở rộng trong URL chính là các thành tố có dạng .php, .htmlhoặc .aspx. TRước đây, những đường dẫn có chứa thành phần kể trên khá phổ biến. Tuy nhiên, với xu hướng SEO hiện tại, bạn không nên bổ sung những tiện ích này.

Bởi lẽ:

  • Thứ nhất nó khiến URL trở nên dài hơn.
  • Thứ hai, các thành phần kể trên khiến đường link dễ gặp lỗi chính tả, nhất là khi bạn muốn tối ưu lại.
  • Thứ ba, khi muốn chuyển sang nền tảng khác, các yếu tố kể trên khiến quá trình thiết lập khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.

Bạn đừng quên xây dựng kiến ​​trúc thông tin trước khi tạo URL 

Xây dựng kiến trúc thông tin cũng giống như việc lên ý tưởng, hoàn thiện kế hoạch trước khi bắt đầu. Khi đã thực hiện thành công việc này, quá trình triển khai sau đó trở nên đơn giản và hiệu quả hơn hẳn. Mặt khác, bạn còn chuyên nghiệp hơn và tránh các thao tác thừa.

Việc xây dựng kiến trúc thông tin cho URL sẽ giúp chúng ta kết nối các bài viết trên hệ thống dễ dàng hơn. Vì lẽ đó, chúng có tác động qua lại lẫn nhau và mang lại sức mạnh, độ tin cậy lớn hơn cho trang web của bạn. 

Do vậy, bạn nên xác định:

  • Mỗi bài bạn định viết sẽ có URL tối ưu cho thân thiện với SEO có cấu trúc như thế nào?
  • URL đó sẽ nằm ở thư mục nào?
  • Nó có tính kết nối với các đường dẫn nào trong hệ thống các bài viết trên website của bạn?
  • ….

Đừng quên các liên kết qua lại giữa hệ thống URL trên website

URL hiện được dùng để tạo liên kết, xây dựng mối quan hệ nhiều chiều, kết nối các thông tin với nhau. Bạn có thể dựa vào URL đầy đủ hoặc URL rút gọn để làm việc này.

/about/team/

Đây là URL không tham chiếu đến giao thức, không có tên miền và miền phụ.

Khi liên kết nội bộ trong website, bạn nên dùng URL rút gọn. Bởi trong trường hợp bạn thay đổi tên miền, những đường dẫn này vẫn hoạt động, nó chỉ hướng cho khách truy cập đến đúng bài viết ẩn sau link bạn đã chỉ định.

Ngoài ra, các URL rút gọn cũng rất phù hợp với nếu bạn đang trong quá trình thử dựng web, chưa đi vào hoạt động chính thức.

https://www.example.com/about/team/

Là URL có đầy đủ giao thức, tên miền phụ, tên miền.

Tuy nhiên, đối với các URL dẫn đến bài viết chính, quan trọng, bạn không nên dùng dạng ngắn gọn mà hãy ưu tiên các URL đầy đủ những thành tố như chia sẻ kể trên.

Kết luận

URL đóng một vai trò quan trọng thúc đẩy hiệu suất SEO và tăng thứ hạng cho trang web. Bạn đừng quên tối ưu để có được các URL ngắn gọn, dễ hiểu,  nhất quán, chứa từ khóa. Tin rằng với cách này, bạn sẽ sớm gặt hái được thành công hơn nữa đấy!