Kế hoạch lao động cần sử dụng của doanh nghiệp được tính Nhu thế nào

09:29, 01/12/2016

Nội dung này được hướng dẫn tại Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành vào ngày 01/9/2016.

Kế hoạch lao động cần sử dụng của doanh nghiệp được tính Nhu thế nào
Mục lục bài viết

Theo đó, việc xây dựng kế hoạch lao động trong Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Thông tư 26 hướng dẫn thực hiện như sau:

  • Kế hoạch lao động hàng năm của công ty được xây dựng căn cứ vào cơ cấu tổ chức theo quy định về rà soát, sắp xếp cơ cấu tổ chức, lao động và yêu cầu thực hiện khối lượng, chất lượng, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tình hình sử dụng lao động năm trước, vị trí việc làm hoặc chức danh công việc và định mức lao động.

  • Kế hoạch lao động bao gồm: tổng số lao động cần sử dụng, số lượng, chất lượng lao động tuyển dụng mới theo chức danh, vị trí làm việc; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của từng loại lao động.

  • Trong điều kiện khối lượng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh kế hoạch không tăng hoặc đầu mối quản lý, cơ sở sản xuất, kinh doanh của công ty không tăng so với thực hiện của năm trước liền kề thì số lao động bình quân kế hoạch không được vượt quá 5% so với số lao động bình quân thực tế sử dụng của năm trước liền kề.

Xem chi tiết Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/10/2016.

-Thảo Uyên-


Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:


  • Từ khóa:
  • Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH

Tạo tài khoản với

Khi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạn

  • Là văn bản thể hiện mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong thời kì nhất định.

  • Dựa vào nhu cầu của thị trường, thể hiện ở hợp đồng hay đơn đặt hàng.

  • Dựa vảo sự phát triển của kinh tế xã hội: Phát triển sản xuất hàng hoá, thu nhập của dân cư.

  • Dựa vào pháp luật hiện hành: Chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước.

  • Dựa vào khả năng của doanh nghiệp: nguồn vốn, trình độ, công nghệ, lao động, trang thiết bị, nhà xưởng.

  • 5 nội dung chính của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là:

    • Kế hoạch bán hàng

    • Kế hoạch mua hàng

    • Kế hoạch tài chính

    • Kế hoạch lao động

    • Kế hoạch sản xuất

a. Kế hoạch bán hàng: 

  • Bán cái gì? Khi nào bán? Bán bằng cách nào?

Kế hoạch bán hàng = Mức bán hàng thực tế trong thời gian qua +(-) Các yếu tố tăng (giảm)

  • Cơ sở xác định: Tổng hợp nhu cầu thị trường.  Dự đoán nhu cầu thị trường.

  • Ví dụ 1: Mức bán hàng thực tế của danh nghiệp Hữu Hoàng năm qua là 5 tỉ đồng. Năm nay dự kiến phấn đấu thêm 240 triệu đồng. Hãy xác định kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp mỗi tháng trong năm?

    • Trả lời: Mỗi tháng kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp tăng thêm 240 triệu :12 tháng = 20 (triệu đồng)

  • Ví dụ 2: Mức bán hàng thực tế của danh nghiệp Phúc Khang năm qua là 5 tỉ đồng. Năm nay dự kiến phấn đấu thêm 240 triệu đồng. Hãy xác định kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp mỗi tháng trong năm?

    • Trả lời: Mỗi tháng kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp tăng thêm 240 triệu :12 tháng = 20 (triệu đồng)

b. Kế hoạch mua hàng: 

  • Cần mua hàng gì? Khi nào mua? Mua bằng cách nào?...

Kế hoạch mua hàng = Mức bán kế hoạch +(-) Nhu cầu dự trữ hàng hoá

  • Cơ sở xác định: sự phù hợp cả về số lượng, mặt hàng, thời gian… với kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp.

  • Ví dụ: Cửa hàng bác An bán mỗi ngày 10 két bia, để dự trữ 2 két. Hãy xác định kế hoạch mua bia của cửa hàng trong ngày?

    • Trả lời: Kế hoạch mua bia trong ngày của cửa hàng là 12 (két bia)

c. Kế hoạch sản xuất:

  • Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào..

Kế hoạch sản xuất = Năng lực sản xuất 1 tháng x số tháng

  • Cơ sở xác định:  căn cứ vào năng lực sản xuất và  nhu cầu thị trường về sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nhất định (quý,năm….)

  • Ví dụ: Một doanh nghiệp X có năng lực sản xuất 10.000 sản phẩm/ tháng. Nhu cầu thị trường đang cần sản phẩm đó của doanh nghiệp. Xác định kế hoạch sản xuất trong 1 năm của danh nghiệp?

    • Trả lời: Kế hoạch sản xuất trong 1 năm của danh nghiệp X là: 10.000 sản phẩm / tháng x12 tháng =120.000 (sản phẩm)

d. Kế hoạch lao động: 

  • Cần bao nhiêu lao động, tay nghề và trình độ như thế nào? bộ phận nào cần? khi nào cần? Bố trí ra sao?.

Kế hoạch lao động cần sử dụng = Doanh số bán hàng (dịch vụ) / Định mức lao động của một người

  • Kế hoạch lao động của doanh nghiệp thể hiện số lượng lao động cần sử dụng và từng loại lao động phù hợp với kế hoạch lao động.

  • Ví dụ: Danh số bán hàng của doanh nghiệp Y là 12.000 sản phẩm / tháng. Định mức lao động của một người mỗi tháng là 300 sản phẩm. Xác định kế hoạch lao động cần sử dụng của doang nghiệp X?

    • Trả lời: Kế hoạch lao động cần sử dụng của doanh nghiệp Y là 12.000 : 300 = 40 (người)

e. Kế hoạch tài chính: 

  • Huy động bằng cách nào? phục vụ vào mục đích gì? Khi nào cần?....

  • Sản phẩm của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở năng lực sản xuất và căn cứ vào nhu cầu thị trường về sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nhất định (quý, năm…).

Kế hoạch vốn của doanh nghiệp = Vốn hàng hoá + Tiền công + Tiền thuế

  • Cơ sở xác định: căn cứ vào nhu cầu mua hàng hoá, tiền trả công lao động, tiền nộp thuế. 

  • Ví dụ: Danh nghiệp Z dự kiến sử dụng 100 triệu đồng cho việc mua nguyên liệu sản xuất giày dép,100 triệu đồng  trả lương cho công nhân tháng đầu tiên, 10 triệu đồng tiền thuế / năm (nộp thuế một lần). Xác định kế hoạch vốn của doanh nghiệp?  

    • Trả lời: Kế hoạch vốn của doanh nghiệp Z là: 210 (triệu đồng)

Kế hoạch lao động - việc làm là gì? Nhiệm vụ? Vai trò Kế hoạch lao động - việc làm?

Kế hoạch lao động – việc làm là kế hoạch hướng đến hai đối tượng là lao động và việc làm. Nội dung kế hoạch xác định các mục tiêu và nhiệm vụ đối với các yếu tố của kinh tế. Trong quan hệ sản xuất, kinh doanh nói riêng và mục tiêu phát triển kinh tế nói chung. Với góc nhìn của chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh tế diễn ra xoay quanh lao động và việc làm. Lực lượng lao động được xem là đối tượng tiến hành các công việc, hoàn thành nhiệm vụ và tím kiếm các lợi nhuận. Việc làm phản ánh khối lượng công việc được thực hiện tạo ra lợi nhuận. Việc làm càng đa dạng càng đáp ứng được nhu cầu của khác hàng.

1. Kế hoạch lao động – việc làm là gì?

Kế hoạch lao động – việc làm trong tiếng Anh tạm dịch là: Labor and employment plan.

Để hiểu về khái niệm kế hoạch lao động việc làm. Cùng nhìn nhận thông qua hai khía cạnh phản ánh của kế hoạch. Trước tiên, đây là một kế hoạch trong hệ thống các kế hoạch về phát triển kinh tế – xã hội. Thứ hai, kế hoạch này được thực hiện, triển khai nhằm giải quyết các vấn đề xoay quanh lao động và việc làm.

1.1. Trong vai trò phát triển kinh tế – xã hội:

Kế hoạch phát triển Kinh tế- Xã hội là đưa ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ và phương thức chủ yếu nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Do đó có thể hiểu:

Kế hoạch lao động – việc làm là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch phát triển Kinh tế- Xã hội (KT-XH). Với việc xác định các nhóm đối tượng và đưa ra các kế hoạch cụ thể, nhằm hướng đến thực hiện kế hoạch chung. Trong đó kế hoạch đối với lao động nhằm tạo ra lực lượng lao động có đầy đủ các kinh nghiệm, phù hợp với đòi hỏi của phát triển kinh tế. Ví dụ như sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Các kế hoạch lao động cũng là kế hoạch dài hạn và được cải thiện, điều chỉnh qua từng thời kỳ.

Kế hoạch việc làm giúp đưa ra các danh mục xác định phù hợp với các ngành kinh tế. Việc phân bổ, các nhiệm vụ việc làm. Cả hai yếu tố này đều tạo ra các ảnh hưởng lẫn nhau. Lao động là lực lượng cung cấp cho các ngành nghề cụ thể. Trong khi việc làm được thực hiện và hoàn thành bởi lực lượng lao động. Thông qua các lao động trực tiếp hay lao động chí tuệ.

1.2. Về bản chất xây dựng kế hoạch:

Kế hoạch này xác định các yếu tố liên quan tác động lên lao động và việc làm. Cùng với sự liên hệ và tác động giữa hai yếu tố. Kế hoạch này cần được chi tiết với các nội dung:

– Nhằm xác định quy mô, cơ cấu của lực lượng lao động cần huy đông cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Với quy mô lao động thể hiện mức độ hùng hậu với số lượng lớn của lực lượng lao động. Cơ cấu lao động thể hiện yếu tố phân công lao động xã hội. Tức là phản ánh tình trạng việc làm và nhu cầu sử dụng lao động trong các ngành, các thành phần kinh tế.

Cân đối nhu cầu với khả năng cung cấp lực lượng lao động xã hội trong kì kế hoạch.

Xem thêm: Tình trạng thiếu việc làm là gì? Các hình thức của tình trạng thiếu việc làm

Cùng với việc đẩy mạnh các ngành nghề là sự quan tâm đối với lao động. Với các quốc gia có dân số trong độ tuổi lao động đông chưa nói lên được khả năng cung cấp lực lượng lao động. Bởi khi khoa học kỹ thuật càng phát triển đòi hỏi cao hơn trong trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của người lao động. Nhu cầu đặt ra cần được đáp ứng kịp thời bởi lực lượng lao động. Góp phần thuận lợi và tạo đà cho phát triển kinh tế.

– Xác định các chỉ tiêu của thị trường lao động.

Các chỉ tiêu đặt ra đòi hỏi đáp ứng từ thị trường lao động. Tức là với yếu tố việc làm cụ thể, các lao động cần thiết huy động là bao nhiêu. Cũng phụ thuộc vào ngành nghề mà yếu tố lao động phù hợp tiêu chuẩn được xác định.

– Đề xuất các giải pháp, chính sách quan trọng.

Nhằm khai thác, huy động và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động xã hội. Đây là yêu cầu đối với thực hiện công viêc đem đến hiệu quả. Lực lượng lao động cần phải được khai thác trên các tiềm năng mà họ đem lại. Cũng như việc đưa đến hiệu quả trong sử dụng. Đó là việc xem xét, đưa ra chính sách để hiệu quả lao động giải quyết việc làm.

2. Nhiệm vụ:

Kế hoạch lao động – việc làm thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

– Đánh giá thực trạng bảo đảm lao động – việc làm.

Việc đánh giá được thực hiện với chỉ tiêu đặt ra trong kì kế hoạch. Xem xét tình hình thực hiện các kế hoạch phát triển KT-XH. Trong hoạt động cụ thể của một quốc gia hay địa phương được xem xét là phạm vi đánh giá. Theo đó, phụ thuộc vào công việc cần đáp ứng mà kế hoạch đề ra các chỉ tiêu cụ thể. Với các áp dụng hiệu quả được xem như kinh nghiệm trong hoạt động. Tuy nhiên trên cơ sở kế hoạch đề ra, nếu thực tế thực hiện có sự không nhất quán với tác động tiêu cực. Cần xem xét các nguyên nhân, thực trạng, đánh giá tính bảo đảm giữa hai yếu tố. Từ đó đề ra các kế hoạch hiệu quả cho các kỳ kế hoạch tiếp theo.

Xem thêm: Phục hồi không tạo ra việc làm là gì? Nội dung và ví dụ

Ngoài ra cũng cần xem xét tình trạng thu nhập của người lao động. Và bảo đảm các yêu cầu của xã hội đối với lực lượng lao động. Các vấn đề liên quan đến lao động được đảm bảo việc làm giúp họ trong ổn định thu nhập. Tham gia vào các giao dịch hay hoạt động phục vụ nhu cầu. Việc đảm bảo thu nhập giúp họ duy trì đều đặn các giao dịch hay hoạt động phục vụ kinh tế khác.

– Xác định khả năng cung cấp lực lượng lao động kì kế hoạch.

Khả năng cung cấp phản ánh con số về lực lượng lao động trong tuổi lao động, có khả năng cung cấp cho nền kinh tế và cơ cấu của bộ phận này. Cần hiểu đúng khi có nhiều công dân trong độ tuổi lao động. Nhưng các đòi hỏi về trình độ, kinh nghiệm mới đáp ứng yêu cầu trong lao động. Do đó việc xem xét khả năng cung cấp lực lượng lao động phải dựa trên ngành nghề cụ thể cũng như các yêu cầu mà ngành nghề đòi hỏi. Trong các kỳ kế hoạch khác nhau, đại lượng về lược lượng lao động phù hợp cũng phản ánh khác nhau. Nó cũng phụ thuộc vào cơ cấu ngành mà quốc gia đang điều chỉnh.

– Cân đối khả năng với nhu cầu cần có lực lượng lao động kì kế hoạch. Xác định các chỉ tiêu về lao động và việc làm, nhu cầu về lực lượng lao động. Đây là các yếu tố xoay quanh kế hoạch lao động – việc làm.

– Đề xuất giải pháp, chính sách nhằm khai thác huy động và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động xã hội.

Lao động và việc làm là hai yếu tố được nhà nước quan tâm và điều chỉnh. Bởi một quốc gia muốn ổn định xã hội, phát triển kinh tế thì lao động và việc làm là hai tác nhân chủ yếu. Với các giải pháp trong phát huy tối đa sử dụng lao động hay đào tạo kinh nghiệm cho người lao động cũng được các doanh nghiệp triển khai tích cực.

Để khai thác và sử dụng có hiệu quả, ở nước ta vẫn đang tập chung các lao động có trình độ thấp cho hoạt động sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp. Hoạt động giải quyết việc làm và nâng cao tay nghề, kỹ năng cho người lao động cần được triển khai từ từ. Tuân theo lộ trình và kế hoạch đáp ứng lao động.

Mặt khác vai trò của nhà nước cũng được quan tâm trong các chính sách dành cho người lao động. Đó là việc hoàn thiện các chính sách về lao động, việc làm, chính sách tiền lương, trợ cấp hay bảo hiểm. Nhằm mục tiêu bảo vệ người lao động.

3. Vai trò kế hoạch lao động – việc làm:

– Giúp xác định các mục tiêu chiến lược và mục tiêu ngắn hạn trong giải quyết vấn đề về lao động – việc làm.

Với mục tiêu trước mắt, kế hoạch được lập ra giúp xác định và đưa ra phương pháp giải quyết về lao động. Đây là hiện trạng của nhiều quốc gia và ảnh hưởng đến các chính sách của xã hội. Cũng như lao động tạo thu nhập cho cá nhân, tổ chức và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Giá tri nguồn thu chủ yếu từ ngân sách là hoạt động thu từ thuế. Vì vậy mà không có yếu tố lao động sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn ngân sách quốc gia. Việc lập kế hoạch giúp tạo cơ sở để có lộ trình thực hiện trên thực tế. Từ đó phân tích các thuận lợi và những trở ngại trong thực hiện giải quyết lao động – việc làm.

Giải quyết được vấn đề giúp phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các hoạt động phát triển kinh tế diễn ra dựa trên yếu tố lao động. Các thành quả trong lao động mang lại giá trị cho kinh tế cá nhân và đóng góp trong hoạt động kinh tế đất nước. Khi tham gia vào lao động, con người mới tìm được các giá trị tài chính để thực hiện các nhu cầu của bản thân. Với các lực lượng lao động cần trình độ chuyên môn, đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế được hưởng các giá trị lớn hơn. Nhờ đó mà các nhu cầu vật chất và tinh thần cũng nhận xứng đáng. Đây chính là kết quả trong phát triển kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Như vậy trong hoạt động kinh tế, không thể phủ nhận vai trò và đóng góp của lao động – việc làm. Cần thiết đề ra các kế hoạch để đưa đến hiệu quả và phát triển kinh tế. Lao động là lực lượng phản ánh nhu cầu việc làm. Các giá trị việc làm từ lao động đóng góp vào nâng cao nhận thức và tạo ra giá trị cho mỗi người. Từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng đời sống