Huyết áp thay đổi như thế nào khi ngủ khi chạy khi sợ hãi

Huyết áp là gì?

Huyết áp thay đổi như thế nào khi ngủ khi chạy khi sợ hãi

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.

Ở người bình thường, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1-3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8 – 10 giờ sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh hoặc khi xúc động mạnh đều có thể làm huyết áp tăng lên. Và ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể hạ xuống.

Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng một số thuốc co mạch hoặc thuốc co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm huyết áp tăng lên. Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy… hoặc dùng thuốc giãn mạch có thể gây hạ huyết áp.

Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số:

  • Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên), bình thường từ 90 đến 139 mm Hg (đọc là milimét thuỷ ngân).
  • Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới), bình thường từ 60 đến 89 mm Hg.

Khi tim đập, huyết áp sẽ thay đổi từ cực đại (áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm trương). Huyết áp sẽ giảm dần khi máu theo động mạch đi xa khỏi tim.

Huyết áp là áp suất của máu vào thành động mạch. Huyết áp trung bình là dưới 120/80 mmHg. Trên số này sau ba lần đo là bị cao huyết áp.

Cao huyết áp vẫn được coi là tên sát nhân thầm lặng, vì có khả năng giết người mà không báo trước.

Người bị cao huyết áp cần được điều trị lâu dài. Bệnh nhân cần tham dự và hợp tác với bác sĩ trong việc điều trị này. Một trong những hình thức hợp tác rất quan trọng là sự tự đo huyết áp.

Sau đây là mục đích của tự đo huyết áp :

- Biết huyết áp của mình cao thấp là bao nhiêu, để thay đổi nếp sống, giữ gìn ăn uống và coi xem thuốc hạ huyết áp có công hiệu hay không;

- Cho bác sĩ hay kết quả đo huyết áp để bác sĩ điều chỉnh dược phẩm, duy trì huyết áp ở mức độ chấp nhận được;

- Để phòng tránh các hậu quả trầm trọng khi huyết áp đột nhiên lên cao, như tai biến não, heart attack, suy thận, khiếm thị do tổn thương võng mạc…

Do đó, bệnh nhân bị cao huyết áp cần phải thường xuyên đo huyết áp ở nhà một cách đều đặn. Việc này tưởng như giản dị, nhưng cũng có nhiều điều cần lưu ý, để kết quả được chính xác.

Xin nhắc lại là huyết áp thay đổi tùy theo sự hoạt động của cơ thể và tùy theo thời gian trong ngày.

Huyết áp thấp nhất vào ban đêm trong khi ta ngủ, cho tới khi ta thức dậy vào buổi sáng. Ngay sau khi ta đứng dậy rời khỏi giường và bắt đầu sinh hoạt thì huyết áp bắt đầu nhích lên tới cao độ vào buổi trưa. Tới nửa chiều thì huyết áp xuống dần cho tới tối.

Nếu vào buổi sáng mà huyết áp lên cao và tiếp tục cao suốt ngày thì có thể là ta bị cao huyết áp. Nên đo và ghi số kết quả trong vài ngày và cho bác sĩ hay để xác định bệnh.

Một số thắc mắc thường được nêu ra là khi nào đo huyết áp? Đo bao nhiêu lần trong ngày? Tại sao khi đi bác sĩ thì huyết áp cao hơn là khi đo ở nhà? Tại sao kết quả đo không giống nhau sau khi đo hai ba lần? Máy đo huyết áp nào tốt?

1- Bao giờ thì đo và đo mấy lần trong ngày?

Tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, bác sĩ gia đình sẽ cho ta hay là phải đo bao nhiêu lần trong ngày.

Thường thường có thể đo vào buổi sáng trước khi uống thuốc hạ huyết áp hoặc ăn điểm tâm.

Không dưới 1 giờ sau khi vận động cơ thể, hút thuốc lá hoặc uống cà phê.

Nên nhớ là cần ngồi nghỉ thoải mái khoảng 10 phút để cơ thể thích nghi với nhiệt độ trong phòng.

Không đặt máy đo ở cánh tay bị thương hoặc đang được truyền dịch tĩnh mạch.

Phụ nữ đã cắt bỏ một bên nhũ hoa bị bệnh, nên đo ở cánh tay phía bên kia;

Không đo huyết áp ngay sau khi vận động cơ thể hoặc đang trong tình trạng căng thẳng tinh thần.

Ta có thể đo hai lần một ngày trong hai tuần rồi một lần mỗi ngày trước khi uống thuốc. Khi máu đã tương đối bình thường thì chỉ cần đo vài lần trong tuần.

Huyết áp thay đổi như thế nào khi ngủ khi chạy khi sợ hãi

2- Làm gì trước khi đo?

- Đi tiểu dốc hết bầu tâm sự trước khi đo;

- Ngồi nghỉ khoảng dăm ba phút, không nói chuyện trước khi đo;

- Ngồi thoải mái trên một cái ghế có dựa lưng và dựa tay, hai chân thoải mái để xuống sàn nhà, không bắt chéo cẳng chân;

- Vén tay áo, đặt cánh tay lên mặt bàn, ngang tầm trái tim, bàn tay ngửa;

- Nhẹ nhàng quấn vòng bít (băng huyết áp) xung quanh phần trên của cánh tay trần. Quấn vừa chặt để ta vẫn luồn được ngón tay vào giữa vòng và da;

- Nhớ đặt phần dưới của vòng khoảng ½ cm trên nếp gấp của khủyu tay;

3- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới huyết áp?

Huyết áp có thể tạm thời thay đổi trong những hoàn cảnh sau đây:

- Khi ta ở trong tâm trạng lo âu căng thẳng thì huyết áp tăng lên đáng kể và sẽ trở lại bình thường sau khi ta thoải mái thư giãn. Vì thế khi đi khám bệnh huyết áp thường hơi cao hơn khi đo ở nhà vì nhiều người lúc đó cũng hơi hồi hộp. Và cũng vì thế, nên nghỉ vài phút trước khi đo.

- Nghiên cứu cho hay trong khi đo mà ta nói chuyện với người khác hoặc với nhân viên y tế, huyết áp cũng lên cao. Vì thế nên giữ im lặng trong khi đo.

- Nhiệt độ xung quanh như phòng quá lạnh, mạch máu co lại cũng khiến cho huyết áp tạm thời nhích cao.

- Băng huyết áp quá nhỏ so với cánh tay có thể tăng huyết áp tới cả chục mmHg mà băng quá lớn lại cho số đo thấp hơn thường lệ.

- Khi đo, nên để cánh tay trực tiếp với băng huyết áp, vì nếu mặc áo, huyết áp có thể cao hơn thường lệ. Nhớ cất bỏ trang sức vướng víu cánh tay, cổ tay.

- Đo huyết áp khi không ngồi nghỉ mấy phút có thể khiến cho huyết áp tâm thu tạm cao tới 10-20mmHg.

- Vị thế ngồi khi đo cũng quan trọng. Khi đo, nên ngồi hết sức thoải mái trên ghế, dựa lưng vào thành ghế, để cánh tay trên chỗ dựa tay ngang tầm trái tim, hai bàn chân chạm mặt đất, chân để thẳng không bắt chéo. Chéo chân có thể làm huyết tăng vài ba độ; cánh tay thấp hơn tim tăng huyết áp tới 2 độ mà thấp hơn cũng giảm vài ba độ.

- Hút thuốc lá trước khi đo huyết áp sẽ cao hơn, vì chất nicotine trong thuốc lá làm mạch máu co lại và sức ép của máu lên động mạch tăng. Vậy thì đừng hút thuốc lá trước khi đo.

- Rượu và cà phê cũng làm tăng huyết áp, vậy ta nên tránh trước khi đo huyết áp.

- Ăn quá no huyết áp cũng hơi nhích cao, vì thể chỉ đo trước bữa ăn hoặc sau đó vài giờ.

- Và nhớ trút hết bầu tâm sự trước khi đo, vì bàng quang đầy nước tiểu cũng khiến cho huyết áp tâm thu tăng tới 10-15mmHg.

- Nhưng đừng đo huyết áp sau khi đại tiện, huyết áp sẽ cao vì đại tiện cũng là một hoạt động.

- Một vài loại dược phẩm như thuốc chống cảm dị ứng, thuốc steroid, chữa viêm khớp, hen suyễn cũng khiến huyết áp lên cao.

Tóm lại, tự đo huyết áp cũng không lấy gì là khó, chỉ cần để ý tới các điều kể trên là có kết quả chính xác rồi.

Tuy nhiên, cũng xin đừng quên hẹn tái khám với bác sĩ theo đúng ngày hẹn để được theo dõi bởi nhà chuyên môn và cũng để tìm hiểu coi có biến chứng hay không.

1. Như thế nào được gọi là huyết áp thấp?

Áp lực máu tạo ra bằng lực co bóp của tim và sức cản của động mạch đưa máu đến nuôi dưỡng các cơ quan khác cơ thể được gọi là huyết áp. Huyết áp cùng với nồng độ oxy trong máu, nhịp tim,… là những chỉ số giúp đánh giá tình trạng của cơ thể.

huyết áp thấp là một bệnh lý của cơ thể. Người bình thường có chỉ số 120/80mmHg, tụt huyết áp là trình trạng chỉ số huyết áp chỉ nằm trong khoảng 90/60mmHg.

Đối với những người bị huyết áp thấp kéo dài sẽ tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, suy giảm trí nhớ, đặc biệt trong tuổi già.

Huyết áp thay đổi như thế nào khi ngủ khi chạy khi sợ hãi

Những người có chỉ số nằm trong khoảng 90/60 mmHg là huyết áp thấp

Tại sao sự lo âu lại là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp?

Căng thẳng có làm tăng huyết áp không? Thực tế, tình trạng lo âu, hay căng thẳng có mối liên hệ với sự tăng lên tạm thời của huyết áp, nhưng không ảnh hưởng đến cao huyết áp mạn tính. Điều này đúng đối với cả những bệnh nhân bị chứng rối loạn lo âu mạn tính.

Khoảng thời gian lo lắng kích thích phóng thích nội tiết tố là nguyên nhân dẫn đến tim đập nhanh và giảm đường kính mạch máu, cả hai điều này đều dẫn đến tăng huyết áp.

Ảnh hưởng của lo lắng tăng huyết áp trong thời gian ngắn có thể rất lớn, dẫn đến áp lực động mạch tăng lên 30–40%. Tuy nhiên, những thay đổi này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn; nhịp tim, đường kính mạch máu, và huyết áp sẽ trở lại bình thường khi những nội tiết tố này được loại bỏ.

Huyết áp thay đổi như thế nào khi ngủ khi chạy khi sợ hãi

Đối với những người bị rối loạn lo âu mạn tính mà không bị cao huyết mạn tính, hệ thần kinh và tim mạch dường như trở về điểm bình thường để thích nghi với sự gia tăng tự nhiên của nội tiết tố căng thẳng. Cũng như những người không mắc bệnh rối loạn lo âu mạn tính có những đợt căng thẳng, người mắc bệnh lo âu mạn tính cũng có những đợt căng thẳng nhiều, và huyết áp họ sẽ có những phản ứng tương tự trong những khoảng thời gian này.

Huyết áp bị tác động bởi căng thẳng là một mối lo lớn, đó là lý do giải thích vì sao bị stress gây tăng huyết áp. Huyết áp tăng bất thường trong thời gian ngắn cũng có tác hại như bệnh cao huyết áp mạn tính. Những tổn thương xảy ra trên mạch máu, tim và thận đều tương tự như trong hai trường hợp này.

Bất kể là tổn thương xảy ra trong khoảng thời gian ngắn hay kéo dài, chúng đều là những nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp – tăng nguy cơ tổn thương các cơ quan, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tử vong.

>>> Bạn có thể quan tâm: Huyết áp cao uống gì để hạ? Điểm qua TOP 9 loại thức uống giúp hạ huyết áp tại nhà!