Hướng dẫn trò chơi tìm điểm giống nhau

Trò chơi tìm những hình giống nhau là một trò chơi vận động dành cho các bạn nhỏ mầm non nhằm giúp các bé làm quen và nhận biết các loại thực phẩm, động thực vật xung quanh môi trường sống của bé, giúp trẻ rèn luyện và tăng khả năng quan sát, ghi nhớ vị trí đồ vật, hình ảnh từ đó phát triển tốt hơn về trí não. Không chỉ vậy, trò chơi còn có sự tham gia của rất nhiều trẻ nên sẽ là cách giúp kích thích những bé còn nhút nhát có thể mạnh dạn hơn. Chi tiết trò chơi như thế nào, hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!

Người chơi

Trò chơi tìm những hình giống nhau thường dành cho các bạn mầm non độ tuổi từ 1-6 tuổi với sự góp mặt của cả các bạn nam và các bạn nữ
Số lượng người chơi là không giới hạn. Tuy nhiên để đảm bảo về tính trật tự trong khi chơi thì có thể phân chia nhóm nhỏ hoặc số người chơi dao động khoảng 5-15 người.

Không gian chơi

Do trò chơi không yêu cầu phải vận động di chuyển nhiều nên chỉ cần lựa chọn những địa điểm sạch sẽ, an toàn cho bé như lớp học, sân trường,... để tổ chức
 

Dụng cụ chuẩn bị

Trước khi chơi, giáo viên cần chuẩn bị cho trẻ các thẻ bài lô tô có hình các loại thực phẩm như cá, tôm, cua, mực, cam, xoài, chuối, táo, cà chua, bắp cải,... Với mỗi loại thực phẩm sẽ có 2 thẻ lô tô giống nhau.


Hướng dẫn trò chơi tìm điểm giống nhau

Luật chơi

- Khi người chơi lật thẻ thì phải để cho tất cả người chơi còn lại cùng nhìn thấy hình lô tô đó.
- Người chơi lật 2 hình lô tô giống nhau sẽ được chơi tiếp, nếu lật 2 hình lô tô khác nhau thì phải đặt úp thẻ lại và người chơi khác lên chơi.
- Người chơi nào thu về nhiều thẻ nhất thì sẽ giành chiến thắng và sẽ được phần thưởng do cả lớp quy định trước.
 

Cách chơi

- Trước tiên, giáo viên (hay quản trò) sẽ xáo trộn đều các tấm thẻ lô tô và úp mặt hình xuống bàn theo hàng ngang, dọc tùy ý.
- Trẻ chơi đầu tiên lật thẻ bài, khi lật thẻ nếu thấy 2 hình giống nhau thì được thu về chỗ mình và được quyền chơi tiếp lượt thứ hai cho đến khi thấy 2 hình khác nhau thì phải đặt úp thẻ lại ngay vị trí cũ.
- Trẻ thứ hai lên chơi cũng lật lần lượt 2 thẻ để tìm 2 hình giống nhau. Trò chơi được diễn ra như thế cho khi tất cả các thẻ giống nhau được thu về. 
- Sau khi xong thì cô giáo và các bạn cùng kiểm tra và hô to số lượng thu về của mỗi người chơi.
 

Tìm điểm khác biệt giữa hai bức tranh là một dạng trò chơi quen thuộc với các bạn học sinh ở mọi lứa tuổi. Trò chơi giúp rèn luyện khả năng quan sát, đối chiếu hình ảnh và tính kiên nhẫn của người chơi. Chúng ta có thể dễ dàng tạo ra trò chơi này thông qua câu hỏi Điểm ảnh của phần mềm ActivePresenter 8. Đây là một dạng câu hỏi tương tác thú vị với các hình ảnh. Tùy theo yêu cầu trò chơi, người chơi sẽ đưa ra câu trả lời của mình bằng cách nhấp chuột vào một hay nhiều điểm khác biệt giữa hai bức tranh. Đáp án đúng chính là vị trí các điểm ảnh đã được thiết lập trước đó. 

Nội dung chính

  • 1. Thêm Câu Hỏi Điểm Ảnh
  • 2. Thiết Lập Đáp Án Đúng
  • 3. Tùy Chỉnh Câu Hỏi
  • Tùy chỉnh Màu sắc Điểm ảnh
  • Tùy chỉnh Tương tác
  • Tùy chỉnh Phản hồi
  • Lời Kết

Bạn có thể tải về bài giảng mẫu tại đây.

Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách thiết kế trò chơi Tìm điểm khác biệt giữa hai bức tranh cùng phần mềm thiết kế bài giảng điện tử ActivePresenter. 

Bài viết gồm 3 phần chính:

  • Thêm câu hỏi Điểm ảnh
  • Thiết lập đáp án đúng
  • Tùy chỉnh câu hỏi

1. Thêm Câu Hỏi Điểm Ảnh

Bước 1: Thực hiện một trong 2 cách sau để thêm câu hỏi Điểm ảnh trong ActivePresenter 8: 

  • Vào tab Trang đầu > Tương tác > Điểm ảnh.
  • Vào tab Câu hỏi > Điểm ảnh.

Bước 2: Thêm tiêu đề (1) và thêm hình ảnh (2). 

Nhấp vào biểu tượng hình ảnh. Sau đó, chọn một hình ảnh từ máy tính hoặc một hình ảnh từ bài giảng hiện tại.

Lưu ý: Trước khi thêm hình ảnh ở bước 2, bạn cần tạo sẵn một hình ảnh. Hình ảnh này bao gồm hai bức tranh giống nhau với một vài chi tiết khác biệt.  

Bước 3: Chỉnh sửa kích thước hình ảnh đã thêm và bố cục câu hỏi sao cho hợp lý.

2. Thiết Lập Đáp Án Đúng

Sau khi thêm câu hỏi Điểm ảnh, bước tiếp theo, chúng ta sẽ thiết lập đáp án đúng bằng cách thêm các điểm ảnh để xác định các điểm khác biệt giữa hai bức tranh. Mỗi điểm ảnh là một đáp án đúng. 

Như trong ví dụ trên, trò chơi yêu cầu tìm 5 điểm khác biệt giữa hai bức tranh. Vậy, chúng ta cần thêm 5 điểm ảnh tương ứng với 5 điểm khác biệt này. 

Trước hết, các bạn nhấp chuột vào phần đáp án. Sau đó, nhấp vào dấu cộng màu xanh, chọn điểm ảnh dạng Hình tròn hoặc Hình chữ nhật.

Sau khi chọn xong, con trỏ chuột sẽ chuyển thành hình dấu cộng. Hãy nhấp chuột vào vị trí các điểm khác biệt trong hai bức tranh. Theo mặc định, mỗi điểm ảnh bạn thêm được coi là một đáp án đúng. Bạn có thể thực hiện lại thao tác vừa rồi hoặc Sao chép (Ctrl+C) và Dán (Ctrl+V) điểm ảnh, sau đó kéo đến các vị trí mong muốn.  

3. Tùy Chỉnh Câu Hỏi

Để trò chơi trở nên sinh động và thu hút người học, các bạn có thể tùy chỉnh màu sắc điểm ảnh, thêm hiệu ứng âm thanh hay tạo ra những phản hồi thú vị,….

Tùy chỉnh Màu sắc Điểm ảnh

Để tùy chỉnh màu sắc điểm ảnh, nhấp chọn phần đáp án, sau đó trong khung Thuộc tính > tab Kiểu & Hiệu ứng > Điểm ảnh,thay đổi thay đổi màu sắc, độ mờ đục, bán kính của điểm ảnh. Đồng thời, ActivePresenter giúp bạn dễ dàng thay đổi các thuộc tính khác mà bạn muốn.

Tùy chỉnh Tương tác

Chuyển đến tab Tương tác để cài đặt Giới hạn chạm, Điểm & Báo cáo, Sự kiện – Hành động cho trò chơi. 

Thông tin chung

  • Giới hạn chạm: Giới hạn số lần tối đa người chơi được phép nhấp chuột trên ảnh. Ví dụ, khi bạn đặt giá trị cho Giới hạn chạm là 5, ActivePresenter sẽ chỉ ghi nhận 5 lần nhấp chuột đầu tiên trên ảnh. Tuy nhiên, bạn có thể xóa bỏ lần nhấp chuột cũ bằng cách nhấp lại vào vị trí đó. Sau đó, nhấp sang vị trí khác. 

Điểm & Báo cáo

  • Chế độ: Hãy chọn một trong 2 chế độ: Chấm điểm hoặc Thăm dò ý kiến. Chế độ Thăm dò ý kiến giúp thu thập thông tin, ý kiến phản hồi của chơi. Ví dụ: Đánh giá độ khó của trò chơi, mức độ hứng thú với trò chơi… Trong khi đó, chế độ Chấm điểm cho phép thiết lập phần điểm số của trò chơi.
  • Điểm: Thiết lập điểm số của trò chơi tại phần này. Ví dụ, nếu bạn thiết lập 5 điểm, khi người chơi đưa ra câu trả lời đúng, họ sẽ đạt được 5 điểm tương ứng.
  • Số lần thực hiện: Xác định số lần tối đa người chơi có thể chơi trò chơi. Ví dụ, nếu số lần thực hiện có giá trị là 3, người chơi có tổng ba lần tương tác với trò chơi để tìm ra đáp án đúng. Ngược lại, nếu số lần thực hiện được thiết lập là 1, người chơi sẽ chỉ được chơi trò chơi một lần duy nhất. 
  • Hết giờ: Cho phép cài đặt thời gian người chơi thực hiện trò chơi. Ví dụ, bạn cài đặt thời gian cho trò chơi là 3 phút, nếu hết thời gian 3 phút người chơi vẫn chưa đưa ra câu trả lời thì trò chơi sẽ bị vô hiệu hóa; và họ sẽ không thể tiếp tục trò chơi. 

Sự kiện – Hành động

  • Sự kiện – Hành động: Cho phép cài đặt những phản hồi tương tác. Những phản hồi này sẽ xuất hiện sau khi người chơi hoàn thành một câu hỏi. Ví dụ, khi người chơi trả lời đúng câu hỏi, Lớp phản hồi Đúng sẽ hiện ra để thông báo cho họ về kết quả. Ngược lại, nếu trả lời sai, Lớp phản hồi Sai sẽ xuất hiện.  

Tùy chỉnh Phản hồi

Để thiết kế những phản hồi ấn tượng cho trò chơi Tìm điểm khác biệt giữa hai bức tranh, bạn vào tab Khung nhìn > Bản cái phản hồi. Tại đây, bạn có thể thay đổi định dạng, thông tin các lớp phản hồi, màu sắc, phông, hay kích cỡ chữ, nút….

Ngoài ra, bạn có thể thêm âm thanh cho các lớp phản hồi. Hãy vào tab Thêm > Âm thanh > chọn một trong ba lựa chọn:

  • Từ tập tin…: thêm một tệp âm thanh trong máy tính của bạn.
  • Tạo mới: tự tạo âm thanh bằng cách Ghi âm lời giảng
  • Tạo sẵn: thêm một tệp âm thanh có sẵn trong ActivePresenter. 

Lời Kết

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu cách tạo trò chơi Tìm điểm khác biệt giữa hai bức tranh cùng phần mềm thiết kế bài giảng ActivePresenter 8. Rất nhiều trò chơi hấp dẫn sẽ được chúng tôi giới thiệu trong những bài viết và video tiếp theo. Hy vọng, bạn sẽ luôn ủng hộ và trở thành những người đồng hành thân thiết của ActivePresenter.

Xem thêm:

  • Cách Thiết Kế Trò Chơi Đường Về Nhà
  • Cách Thiết Kế Trò Chơi Lật Mảnh Ghép
  • Cách Thiết Kế Trò Chơi Giải Cứu Bãi Biển
  • Cách Thiết Kế Trò Chơi Tô Màu
  • Cách Tạo Trò Chơi Tìm Đồ Vật Bị Ẩn
  • Cách Tạo Trò Chơi Tính Nhẩm