Hướng dẫn gửi hàng bưu điện

Hàng hóa sẽ được để và lưu trong kho qua nhiều chặng. Bởi vậy bạn cần phải bọc hoặc đóng thùng một cách chắc chắn và cẩn thận. Phòng các trường hợp không mong muốn như đồ bị shock (với thiết bị điện tử), bị mẻ do va đập (với hàng dễ vỡ)…. Việc bạn tự đóng gói trước ở nhà luôn đảm bảo món đồ gửi đi được bảo quản cẩn thận.

Bạn có thể sử dụng các vật liệu đóng gói như: túi ni lông, màng bọc ni lông, màng xốp hơi, thùng carton… để đóng gói các mặt hàng dễ vỡ. Lưu ý bọc kỹ các góc cạnh của sản phẩm. Vì trong quá trình vận chuyển có rung lắc thì sản phẩm của bạn vẫn an toàn. Ngoài ra bạn có thể dán thêm một dòng phía bên ngoài bọc “Hàng dễ vỡ, xin nhẹ tay” để nhân viên khi chuyển sẽ lưu ý. Đối với các mặt hàng mang tính giấy tờ quan trọng, bạn cần niêm phong trước khi gửi.

Hướng dẫn gửi hàng bưu điện
Đóng gói hàng hóa bằng thùng carton, màng bọc ni lông, màng xốp hơi…. giúp hàng hóa tránh trầy xước.

Bước 2: Gửi hàng tới bưu cục gần nhất

Bạn có thể tra cứu địa chỉ bưu cục gần nhất ngay trên website http://www.vnpost.vn. Khi đến bưu điện, hàng hóa của bạn sẽ được các nhân viên kiểm tra và báo mức phí cho từng loại hàng hóa. Bạn sẽ được nhân viên hỏi muốn gửi hàng hóa qua bưu điện bằng cách nào: chuyển phát nhanh, bưu phẩm đảm bảo hay gửi bưu kiện. Các nhân viên sẽ sẵn lòng chỉ cho bạn cách ship hàng nếu bạn cần thêm thông tin.

Hướng dẫn gửi hàng bưu điện

Thùng Carton

Hướng dẫn gửi hàng bưu điện

Màng Xốp Hơi

Hướng dẫn gửi hàng bưu điện

Màng Quấn PE

Băng keo

Bạn sẽ cần điền đầy đủ thông tin người nhận về họ tên, số điện thoại, địa chỉ nhận hàng,…vào 1 phiếu gửi hàng. Phiếu thông tin này bạn nên giữ lại 1 bản sao để đến lấy tiền bưu điện thu hộ (nếu có) hoặc đối chiếu nếu có sự cố phát sinh trong quá trình gửi hàng qua bưu điện.

Hướng dẫn gửi hàng bưu điện
Điền đầy đủ thông tin vào phiếu gửi hàng, đồng thời giữ lại một bản để đối chiếu.

Bước 3: Hoàn tất thủ tục gửi hàng bưu điện

Bước cuối cùng, các nhân viên bưu điện sẽ kiểm tra lại một lần nữa các thông tin. Để hàng không thất lạc, địa chỉ của người gửi và người nhận cần chính xác, . Bên cạnh đó cũng sẽ xác nhận cách gửi hàng hóa của bạn tại bưu điện. Nếu các thông tin chính xác thì bạn đã hoàn tất thủ tục gửi hàng.

Vietbox vẫn luôn là lựa chọn cho các shop bán hàng, các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng dịch vụ giao hàng qua bưu điện. Xem thêm các kích thước cũng như các loại thùng carton của Vietbox ở đây nhé!

Chi phí các cách gửi hàng tại bưu điện

Có 4 cách gửi hàng bưu điện phổ biến:

  • Chuyển phát nhanh EMS: dịch vụ chuyển phát từ 6 tới 12 tiếng, tùy thuộc vào địa chỉ gửi và nhận.
  • Bưu phẩm bảo đảm: dịch vụ chuyển phát hàng hóa có gắn số hiệu để theo dõi, định vị trong quá trình chuyển phát.
  • Dịch vụ bưu kiện: Hàng hóa có gắn số hiệu để theo dõi. Thường có cấu trúc đặc biệt, không thể xếp chung với các bưu phẩm khác. Cần có sự lưu ý đặc biệt trong quá trình vận chuyển hàng.
  • Bưu phẩm thường: là dịch vụ chuyển phát bưu phẩm đến địa chỉ nhận qua mạng bưu chính công cộng. Tùy theo mục đích của người gửi mà bưu phẩm có thể được gửi bằng đường sắt, đường thủy, đường bộ, hay hàng không.
    Xem thêm: Cách Kiểm Tra Đơn Hàng Bưu Điện VNPost

Với từng cách gửi hàng bưu điện khác nhau sẽ có cước phí khác nhau. Để thuận tiện cho việc tính toán chi phí bạn có thể tra cứu tại link: http://www.vnpost.vn/vi-vn/tra-cuu-gia-cuoc. Chỉ với vài thao tác đơn giản, điền đầy đủ thông tin là bạn có thể biết được cước phí của gói hàng của mình.

Hướng dẫn gửi hàng bưu điện
Điền đầy đủ thông tin để tra cứu trên hệ thống chính thức của VNPost.

Lời kết

Chúng tôi hi vọng bạn đã nắm rõ cách gửi hàng qua bưu điện trong bài viết này. Nếu bạn có nhu cầu chuyển hàng thường xuyên và cần đơn vị cung cấp các vật liệu gói hàng hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi chuyên cung cấp các vật liệu đóng gói chất lượng cao với số lượng lớn và chi phí cạnh tranh. Chúc bạn có nhiều đơn hàng được chuyển đi an toàn và tiết kiệm.

Là dịch vụ chuyển phát nhanh thư, tài liệu, vật phẩm, hàng hóa từ người gửi đến người nhận giữa Việt Nam trong nước và các nước trên thế giới trong khuôn khổ Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) và Hiệp hội EMS theo chỉ tiêu thời gian được Công ty Cổ phần Chuyển Phát Nhanh Bưu điện công bố trước. Chi tiết xin tham khảo tại website: www.ems.com.vn

Phạm vi cung cấp

Toàn quốc và trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới theo thoả thuận giữa Công ty và Bưu chính các nước thuộc Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) hoặc các đối tác khác.

Khối lượng, kích thước

Khối lượng: - Khối lượng bưu gửi EMS thông thường: Tối đa 31,5kg/bưu gửi. - Đối với bưu gửi là hàng nguyên khối không thể tách rời, vận chuyển bằng đường bộ được nhận gửi tối đa đến 50kg, nhưng phải đảm bảo giới hạn về kích thước theo quy định. - Đối với bưu gửi là hàng nhẹ (hàng có khối lượng thực tế nhỏ hơn khối lượng qui đổi), khối lượng tính cước không căn cứ vào khối lượng thực tế mà căn cứ vào khối lượng qui đổi theo cách tính như sau: Khối lượng qui đổi (kg) = Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao (cm) / 6000 - Đối với bưu gửi quốc tế: Thực hiện theo thông báo của Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện đối với từng nước. Kích thước: - Kích thước tối thiểu: + Ít nhất một mặt bưu gửi có kích thước không nhỏ hơn 90mm x 140mm với sai số 2 mm. + Nếu cuộn tròn: Chiều dài bưu gửi cộng hai lần đường kính tối thiểu 170 mm và kích thước chiều lớn nhất không nhỏ hơn 100mm. - Kích thước tối đa: Bất kỳ chiều nào của bưu gửi không vượt quá 1500mm và tổng chiều dài cộng với chu vi lớn nhất (không đo theo chiều dài đã đo) không vượt quá 3000mm. - Bưu gửi có kích thước lớn hơn so với kích thước thông thường được gọi là bưu gửi cồng kềnh và có quy định riêng phụ thuộc vào từng nơi nhận, nơi phát và điều kiện phương tiện vận chuyển. - Đối với bưu gửi quốc tế: Kích thước thông thường đối với bưu gửi EMS là bất kỳ chiều nào của bưu gửi cũng không vượt quá 1,5m và tổng chiều dài cộng với chu vi lớn nhất (không đo theo chiều dài đã đo) không vượt quá 3m.

Cước phí

Tùy theo từng dịch vụ sẽ có bảng cước giá khác nhau kèm theo phí dịch vụ của các dịch vụ cộng thêm. Bảng cước dịch vụ chuyển phát nhanh EMS trong nước Bảng cước dịch vụ chuyển phát nhanh EMS quốc tế

Dịch vụ cộng thêm

1. Dịch vụ “Phát tận tay”: là dịch vụ mà người gửi yêu cầu phát đến tận tay cho người nhận có họ tên địa chỉ ghi trên bưu gửi. Không chấp nhận sử dụng dịch vụ phát tận tay trong các trường hợp người nhận là các đồng chí Lãnh đạo cấp cao của Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức doanh nghiệp, các địa chỉ là trường học. 2. Dịch vụ “Khai giá”: là dịch vụ mà người gửi có thể sử dụng thêm khi ký gửi bưu gửi, bằng cách kê khai giá trị nội dung hàng gửi. Trong trường hợp bưu gửi bị mất mát, suy suyển người sử dụng dịch vụ được bồi thường theo giá trị bưu gửi. 3. Dịch vụ “Phát ngoài giờ hành chính”: là dịch vụ người gửi yêu cầu phát bưu gửi trong khoảng thời gian từ 17h00 đến trước 21h00 hàng ngày, trừ các ngày lễ Tết theo quy định. 4. Dịch vụ phát hàng thu tiền COD: là dịch vụ mà người gửi có thể sử dụng kèm với dịch vụ EMS để uỷ thác cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thu hộ một khoản tiền của người nhận khi phát bưu gửi (hàng hoá) và chuyển trả khoản tiền đó cho người gửi. 5. Dịch vụ “Báo phát”: là dịch vụ mà người gửi yêu cầu được cung cấp bằng chứng phát bưu gửi có chữ ký người nhận. 6. Dịch vụ “Phát đồng kiểm”: là dịch vụ mà người gửi yêu cầu Bưu điện thực hiện đồng kiểm số lượng sản phẩm trong bưu gửi khi nhận gửi và khi phát tại Bưu điện căn cứ theo biên bản giao nhận do người gửi cung cấp. 7. Dịch vụ EMS_VUN: là dịch vụ đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro cho các mặt hàng nhạy cảm vận chuyển qua đường Hàng không. Hàng không sẽ chất xếp toàn bộ các mặt hàng nhạy cảm trong container có niêm phong và bố trí phục vụ riêng trong toàn bộ quá trình vận chuyển từ bước đặt chỗ, tiếp nhận hàng tại sân bay đi, chất xếp và trả hàng tại sân bay đến. Hàng VUN (hàng nhạy cảm) bao gồm các loại hàng sau: Máy chụp ảnh, máy quay phim, máy tính xách tay, các phương tiện hỗ trợ cá nhân, điện thoại di động, hàng điện tử và các loại hàng hoá có giá trị cao khác. 8. Dịch vụ Rút bưu gửi: là dịch vụ người gửi có thể rút bưu gửi tại bưu cục gốc nếu như thời gian từ lúc nhận gửi đến thời điểm khách hàng đề nghị rút bưu gửi chưa vượt chỉ tiêu thời gian toàn trình. 9. Dịch vụ Thay đổi họ tên địa chỉ người nhận: là dịch vụ người gửi có thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận bưu gửi tại bưu cục gốc nếu như thời gian từ lúc nhận gửi đến thời điểm khách hàng đề nghị thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận chưa vượt quá chỉ tiêu thời gian toàn trình. 10. Dịch vụ nhận tại địa chỉ: là dịch vụ mà người gửi yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đến nhận bưu gửi tại địa điểm do người gửi đề nghị và phải trả một khoản tiền cước theo quy định. 11. Dịch vụ Thu cước ở người nhận (EMSC): là dịch vụ mà người nhận ký hợp đồng với bưu điện để đảm bảo thanh toán toàn bộ cước phí đối với bưu gửi EMS gửi đến người nhận. 12. Dịch vụ người nhận trả tiền (EMS PPA): là dịch vụ mà người gửi ký hợp đồng với bưu điện để chỉ định cho bưu điện thu toàn bộ cước phí từ người nhận khi phát bưu gửi. Dịch vụ EMS lô:là dịch vụ chấp nhận, khai thác, vận chuyển và phát một lô hàng theo dịch vụ EMS bao gồm các bưu gửi được gửi đến một người nhận tại một địa chỉ trong một lần gửi.

Quy định về khiếu nại, bồi thường

1. Thời hiệu khiếu nại: 1.1. Đối với bưu gửi EMS trong nước:

  1. Sáu (06) tháng kể từ ngày kết thúc thời gian toàn trình của bưu gửi đối với khiếu nại về việc mất bưu gửi, chuyển phát bưu gửi chậm so với thời gian toàn trình đã công bố; trường hợp thời gian toàn trình của dịch vụ chưa được công bố thì thời hiệu này được tính từ ngày bưu gửi được chấp nhận.
  2. Một (01) tháng kể từ ngày bưu gửi được phát cho người nhận đối với khiếu nại về việc bưu gửi bị suy suyển, hư hỏng, về giá cước và các nội dung khác có liên quan trực tiếp đến bưu gửi 1.2. Đối với Bưu gửi EMS quốc tế:
  3. Sáu (06) tháng kể từ ngày kết thúc thời gian toàn trình của bưu gửi đối với khiếu nại về việc mất bưu gửi, chuyển phát bưu gửi chậm so với thời gian toàn trình đã công bố.
  4. Một (01) tháng kể từ ngày bưu gửi được phát cho người nhận đối với khiếu nại về việc bưu gửi bị suy suyển, hư hỏng, về giá cước và các nội dung khác có liên quan 2. Mức bồi thường: 2.1. Đối với bưu gửi EMS trong nước: - Trường hợp bưu gửi phát chậm so với thời gian toàn trình: Hoàn lại cước đã thu khi chấp nhận bưu gửi. - Trường hợp bưu gửi bị mất, hư hại hoàn toàn: Mức bồi thường bằng 04 lần mức cước đã thu khi chấp nhận, tối thiểu 200.000 đồng. Riêng đối với các bưu gửi có nội dung là tài liệu đặc biệt: (hồ sơ thầu, vé máy bay, hộ chiếu, sổ gốc hộ khẩu, bằng gốc đại học), bồi thường chi phí làm lại giấy tờ, tối đa 1.000.000 đồng. - Trường hợp bưu gửi bị mất, hư hại một phần: Mức bồi thường tối đa cho mỗi bưu gửi như sau:Số tiền bồi thường: (tỷ lệ % khối lượng bưu gửi bị mất, hư hại một phần) x (mức bồi thường tối đa trong trường hợp bưu gửi bị mất, hư hại hoàn toàn). Trong đó: Tỉ lệ % khối lượng bưu gửi bị mất, hư hại một phần được xác định căn cứ vào biên bản lập có xác nhận của người gửi hoặc người nhận. - Trường hợp bưu gửi bị chuyển hoàn sai do lỗi của Bưu điện: miễn cước chuyển hoàn và bồi thường cước đã thu khi chấp nhận bưu gửi.

Nếu gửi hàng qua bưu điện mất bao lâu?

Thông thường thời gian gửi các loại hàng hóa qua bưu điện sẽ mất từ 5 đến 7 ngày tùy vào địa chỉ giao nhận hàng hóa xa hay gần. Đối với trường hợp địa chỉ nhận hàng thuộc những nơi có địa hình phức tạp, đường đi khó di chuyển thì thời gian giao hàng có thể sẽ lâu hơn từ 2-3 ngày.

Gửi hàng qua bưu điện hết bao nhiêu tiền?

Cước phí gửi đồ qua bưu điện.

10kg gửi bưu điện bao nhiêu tiền?

Sự khác biệt này được thể hiện rõ nhất khi so sánh bảng giá dịch vụ chuyển phát nhanh cho đơn hàng trên 10kg. Khu vực giao hàng nội tỉnh: Đơn hàng có trọng lượng từ 10 đến 11kg, cước phí vận chuyển là 68,000Đ. Đơn hàng có trọng lượng từ 12kg đến 100kg, cước phí vận chuyển sẽ được tăng 2,800Đ cho mỗi 1kg tiếp theo.

Bưu điện hoạt động đến mấy giờ?

1 Thời gian làm việc của bưu điện Việt Nam VNPost Và hầu như mọi nơi này đều có giờ hoạt động giống nhau từ thứ hai đến hết sáng thứ bảy. Cụ thể: Sáng: Từ 7h30 đến 12h00. Chiều: Từ 13h00 đến 19h00.