Hướng dẫn giải toán tiểu học

Giáo trình “Rèn kĩ năng giải toán tiểu học” được biên soạn theo chương trình đào tạo Cử nhân giáo dục tiểu học hệ chính quy, vừa học vừa làm và hệ từ xa.

Nội dung giáo trình được chia thành 12 chương :

Trong mỗi chương, tác giả trình bày một phương pháp giải toán ở tiểu học. Nội dung mỗi chương được chia thành hai phần :

Phần thứ nhất : Nội dung bài giảng được trình bày theo trình tự sau :

- Khái niệm về phương pháp giải toán được trình bày trong chương đó.

- Các bước giải toán khi dùng phương pháp trình bày trong chương. – Lần lượt nêu các ứng dụng của phương pháp đó để giải các dạng toán thường gặp ở tiểu học thông qua các ví dụ minh họa.

- Giới thiệu hệ thống bài tập tự luyện để củng cố kĩ năng giải toán bằng phương pháp đó.

Phần thứ hai : hướng dẫn học viên một số vấn đề về nội dung cũng như phương pháp tự học lí thuyết và vận dụng giải quyết các dạng bài tập điển hình trong chương.

Phần cuối của giáo trình là hướng dẫn giải các bài tập tự luyện.

Vì giáo trình được biên soạn để dùng chung cho cả ba hệ đào tạo: chính quy, vừa học vừa làm và hệ từ xã nên khi sử dụng cho mỗi đối tượng cần lựa chọn những nội dung và hình thức tổ chức dạy học phù hợp cho từng loại đối tượng đã được xác định trong chương trình đào tạo của hệ đó.

Tác giả chân thành cảm ơn mọi sự đóng góp của bạn đọc để nội dung và hình thức của giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.

Tác giả

Giáo trình khác

Gợi ý cho bạn

Hướng dẫn giải toán tiểu học

01 Tháng 11

Các loại ớt cay nhất thế giới

Bạn có biết rằng ớt cay không chỉ là một gia vị phổ biến trong ẩm thực, mà còn là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe? Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được ớt cay, đặc biệt là những loại ớt cay nhất thế giới. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn một số loại ớt cay nhất thế giới, cùng với độ cay và những thông tin thú vị về chúng.

Hướng dẫn giải toán tiểu học

06 Tháng 06

Cơ Thể Tự Chữa Lành: Khám phá Sức Mạnh Tự Nhiên Trong Chúng Ta

Trong cuộc sống hối hả và áp lực hiện nay, chúng ta thường dễ mắc các vấn đề sức khỏe và trở nên phụ thuộc vào các biện pháp y tế truyền thống. Nhưng bạn có biết rằng cơ thể chúng ta có khả năng tự chữa lành và phục hồi? Trong bài blog này, chúng ta sẽ khám phá sức mạnh của cơ thể tự chữa lành và cách tận dụng nó để duy trì và nâng cao sức khỏe của chúng ta.

Hướng dẫn giải toán tiểu học

09 Tháng 06

Bí quyết tập luyện chạy bộ cho người mới bắt đầu

Chạy bộ là một hình thức tập luyện đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để cải thiện sức khỏe và tăng cường thể lực. Đối với người mới bắt đầu, bước đầu tiên là quan trọng nhất và đòi hỏi một sự chuẩn bị cẩn thận để tránh chấn thương và duy trì động lực. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết tập luyện chạy bộ cho người mới bắt đầu.

Hướng dẫn giải toán tiểu học

17 Tháng 05

Lợi ích của thực phẩm sạch đối với sức khỏe con người

Thực phẩm sạch là một khái niệm ngày càng được quan tâm và ưa chuộng trong xã hội hiện đại. Đối với sức khỏe con người, việc tiêu thụ thực phẩm sạch mang lại nhiều lợi ích to lớn. Bài viết này sẽ trình bày về những lợi ích đó trong một phạm vi 5000 từ, từ vai trò của thực phẩm sạch trong việc cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể đến khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Hướng dẫn giải toán tiểu học

30 Tháng 09

Toàn tập về cách sử dụng ssh

SSH là viết tắt của "Secure Shell," đây là một giao thức mạng được sử dụng để thiết lập kết nối bảo mật giữa hai máy tính và cho phép truy cập từ xa vào máy chủ hoặc thiết bị khác qua mạng

Đọc kĩ đề là bước đầu tiên rất quan trọng. Để giải đúng một bài toán học sinh cần đọc thật kĩ đề bài. Đọc kĩ đề bài để xác định bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì, sau đó áp vào dạng toán cụ thể. Thực tế cho thấy rất nhiều học sinh giải toán sai không phải vì bài toán quá khó mà nguyên nhân là do học sinh mới đọc đề bài 1 lần đã vội vàng giải ngay. Có trường hợp học sinh đọc nhầm số dẫn đến giải toán sai.

  • Sau khi đã hiểu được bài toán từ bước 1, học sinh tiến hành tóm tắt bài toán. Khi tóm tắt bài toán yêu cầu đủ dữ kiện: bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì nhưng phải ngắn gọn, loại bỏ những yếu tố không cần thiết, chỉ tập trung vào số liệu và yêu cầu của đề bài. Mỗi dạng toán khác nhau có cách tóm tắt khác nhau. Có thể tóm tắt bài toán bằng lời, bằng hình vẽ, bằng sơ đồ, kí hiệu,... hoặc kết hợp các yếu tố trên sao cho thật ngắn gọn, rõ ràng thiết lập được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Nếu học sinh tóm tắt đúng thì coi như đã hiểu bài.
  • Để tìm ra cách giải của bài toán, thông thường chúng ta sử dụng phương pháp hỏi ngược từ cuối lên. Thành phần nào chưa biết thì phải đi tìm, dựa vào dữ kiện nào, sử dụng phép tính gì,...
  • Bước này thường dành cho học sinh khá giỏi. Sau khi giải xong bài toán, học sinh có thể suy nghĩ tìm ra cách giải khác cho bài toán hoặc lời giải khác. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đúng yêu cầu, đúng đáp số. Đặc biệt, học sinh có thể từ bài toán này phát triển thành các bài toán khác nhau và nêu ra phương hướng giải quyết, có thể ẩn đi 1 thành phần, thêm bước tìm thành phần bị ẩn đi đó,...
  • Đối với những bài toán có lời văn giáo viên cần nêu câu hỏi gợi mở để học sinh nhận biết trong bài toán có lời văn đâu là lời văn có chứa yếu tố toán học, đâu là lời văn không chứa yếu tố toán học. Nhằm tạo điều kiện cho học sinh nắm chắc nội dung bài toán. Sau khi hiểu nội dung bài toán, học sinh biết gạt bỏ những yếu tố phi toán học để nhận ra cốt lõi (nhân) của bài toán để tóm tắt bài toán dưới những hình thức thích hợp. Lưu ý phân tích rõ cho học sinh xác định căn cứ để lập lời giải:
  • Căn cứ vào câu hỏi của bài toán.
  • Căn cứ vào kế hoạch giải bài toán đã lập.
  • Giúp lập lời giải và phép tính là nội dung quan trọng nhất trong quy trình giải toán. Chỉ có nhận thức đầy đủ các bước tiếp đó học sinh mới thực hiện tốt việc lập lời giải và phép tính. Giáo viên cần định hướng cho học sinh mỗi lời giải và phép tính là một bước đi tuần tự hợp lý của việc thực hiện kế hoạch giải bài toán.
  • Dựa vào sự phân tích của bước 3, học sinh tiến hành giải toán. Ở bước này, học sinh lần lượt viết lời giải và các phép tính để tìm ra đáp số cần tìm. Lưu ý lời giải phải có đầy đủ thông tin, chính xác, không viết bằng kí hiệu và viết tắt. Phép tính phải rõ ràng, không làm gộp quá nhiều bước và phải ghi đúng đơn vị. Sau khi ra đáp số, học sinh viết lại kết quả theo đúng yêu cầu. Bên cạnh đó, học sinh cần thử lại kết quả xem có đúng với yêu cầu đề bài hay không.
  • Để ren lyện kĩ cho thuần thục cho học sinh, gióa viên có thể đặt ra các đề toán mới tương tự các đề toán đã giải bằng các cách sau:
  • Thay số liệu bài toán
  • Thay đổi các đối tượng bài toán
  • Thay đổi cả đối tượng lẫn số liệu
  • Thay đổi các từ chỉ quan hệ trong bài toán
  • Tăng số đối tượng trong bài toán
  • Thay câu hỏi đã cho bằng nột câu hỏi khó hơn.

Như vậy, muốn học tốt dạng toán: Giải toán có lời văn, học sinh không chỉ nhớ mẫu rồi áp dụng một cách máy móc mà phải nắm chắc khái niệm, quan hệ toán học, nắm chắc ý nghĩa của phép tính và biết cách tư duy độc lập. Hi vọng bài viết trên hữu ích với các em học sinh.