Hướng dẫn chọn tai nghe Bluetooth

Với tai nghe, chất lượng âm thanh không phải là yếu tố duy nhất trong trải nghiệm âm nhạc. Đôi khi bạn có thể bắt gặp những chiếc tai nghe có chất âm rất tuyệt nhưng đeo 30 phút là đau đầu không chịu nổi.

Hướng dẫn chọn tai nghe Bluetooth

Khi tìm người tư vấn về tai nghe, có lẽ những câu đầu tiên bạn được hỏi sẽ là "Có bao nhiêu tiền?" "Thích nghe nhạc gì", "Thích nhiều bass không?", "Thích chất âm như thế nào". Dĩ nhiên, đó đều là những câu hỏi hợp lý: cuối cùng thì tai nghe là để thưởng thức âm nhạc và phải có tiền thì mới mua được tai nghe.

Nhưng liệu bạn có thể chịu đựng được cảm giác nóng bí do tai nghe thiên bass (vốn thường sử dụng pad giả da) mang lại? Bạn đeo tai nghe vỏ kim loại nặng ký được bao lâu? Bạn có chịu được cảnh âm nhạc thoáng đãng pha với tiếng ồn của văn phòng hay không?

Thế nào là một chiếc tai nghe thoải mái?

Hướng dẫn chọn tai nghe Bluetooth

Đơn giản, đó là một chiếc tai nghe không làm cho bạn... khó chịu. Với tai nghe, sự khó chịu này thường đến từ các yếu tố: chất âm (quá sáng, quá nhiều bass), lực tì lên tai/các bộ phận của tai, mức độ nóng gây ra cho tai, mức độ cách ồn và thậm chí là cả... dây nối.

Cần phải biết mức độ thoải mái của tai nghe gần như không liên quan tới thương hiệu. Trái lại, đây là yếu tố phụ thuộc vào kiểu dáng của tai nghe. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc điểm qua các kiểu dáng tai nghe phổ biến, ưu/nhược điểm về mức độ thoải mái của từng kiểu dáng và cuối cùng là một số mẫu tai nghe dễ chịu/khó chịu nhất.

Tai nghe over-ear (trùm đầu)

Hướng dẫn chọn tai nghe Bluetooth

Với nhiều người, đây có lẽ là kiểu dáng tai nghe dễ chịu nhất. Tai nghe trùm đầu thường có kích cỡ lớn, bao trùm toàn bộ tai của người dùng để tránh gây đau vành tai.

Với kiểu dáng này, mức độ thoải mái sẽ phụ thuộc nhiều nhất vào chất liệu của pad (đệm tai). Các loại tai nghe trùm đầu sử dụng pad nhung sẽ đem lại cảm giác êm ái, thoải mái nhất nhưng lại rất dễ bám bụi và sinh mùi hôi sau thời gian dài. Về mức độ êm ái, pad bọc giả da (pleather) cũng sẽ không thua kém nhưng lại dễ gây cảm giác nóng/bí trong thời gian dài sử dụng, bất kể là phòng của bạn có máy lạnh hay không.

Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến tai nghe over-ear là độ nặng của tai nghe và lực kẹp của headband (quai nối giữa 2 củ tai). Những chiếc tai nghe quá mới sẽ có lực kẹp chặt hơn và do đó dễ gây khó chịu hơn, nhưng nhìn chung đây là vấn đề có thể giải quyết bằng cách kẹp sách ở giữa hoặc đơn giản là chờ đợi theo thời gian.

Tai nghe on-ear (nằm trên tai)

Hướng dẫn chọn tai nghe Bluetooth

Nhìn chung, những chiếc tai nghe này kém thoải mái hơn hẳn loại over-ear. Những chiếc tai nghe on-ear nằm trên vành tai và do đó có thể tạo cảm giác đau nhức chỉ trong vòng một thời gian ngắn.

Bù lại, tai nghe on-ear sẽ không gây cảm giác nóng như tai nghe over-ear khi sử dụng trong thời gian dài. Trọng lượng của các mẫu on-ear cũng thường khá thấp, do đó một số mẫu tai nghe on-ear như Porta Pro hoặc AKG K420 có thể được sử dụng trong hàng giờ đồng hồ mà không cảm thấy khó chịu.

Clip-on (gài trên tai)

Hướng dẫn chọn tai nghe Bluetooth

Do trọng lượng đặt lên toàn bộ vành tai của người nghe nên clip-on có lẽ là loại tai nghe có mức độ thoải mái kém nhất. May mắn là phần lớn các mẫu clip-on đều khá nhẹ ký, nhưng nếu sử dụng trong thời gian dài thì clip-on chắc chắn sẽ không để lại cảm giác dễ chịu.

Neckband (đeo vòng sau cổ)

Hướng dẫn chọn tai nghe Bluetooth

Neckband có thể là biến thể của over-ear, on-ear hoặc earbud. Điểm đặc biệt của loại tai nghe này là trọng lượng sẽ không chịu sự hỗ trợ của đỉnh đầu mà chỉ do lực kẹp của headband hỗ trợ là chủ yếu. Chính vì lý do này mà phần lớn các mẫu neckband cũng thường không đủ thoải mái để sử dụng trong thời gian dài (với ngoại lệ đặc biệt là một số mẫu neckband earbud của Sony).

In-ear (đút tai)

Hướng dẫn chọn tai nghe Bluetooth

Phần lớn người dùng sẽ không cảm thấy vấn đề với kiểu dáng in-ear. Với kiểu dáng nhét tai, in-ear có khả năng cách âm tương đối tốt (dù vẫn chưa đạt đến mức độ của tai nghe có chống ồn chủ động - ANC). Tuy vậy, việc "nhét" một chiếc in-ear vào lỗ tai trong khoảng thời gian dài cũng sẽ khiến nhiều người khó chịu, chưa kể vấn đề vệ sinh cũng cần đặc biệt chú trọng.

Earbud (đặt trong tai)

Hướng dẫn chọn tai nghe Bluetooth

Earbud là kiểu dáng tai nghe được nhiều người biết đến nhất, bao gồm cả 2 chiếc tai nghe lừng danh của Apple: chiếc earbud trắng-xám "vô danh" từng được bán kèm với vô số mẫu iPod trước đây và cả chiếc EarPods được bán kèm iPhone 5 trở đi.

Nhìn chung, nếu được thiết kế không quá lớn hoặc có kiểu dáng hợp lý như EarPods thì earbud sẽ không tạo cảm giác khó chịu. Đáng tiếc, mức độ cách ồn của earbud là khá thấp.

Bên cạnh kiểu dáng, 3 yếu tố dưới đây cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm thưởng thức tai nghe của bạn.

1. Tai nghe đóng và tai nghe mở

Hướng dẫn chọn tai nghe Bluetooth

Với đặc thù môi trường sử dụng là văn phòng hoặc trong phòng trọ có nhiều người, tai nghe dạng đóng sẽ là lựa chọn duy nhất để tránh tiếng nhạc ảnh hưởng tới những người xung quanh. Tuy vậy, cần lưu ý rằng nhiều mẫu tai nghe dạng đóng cũng có mức độ cách âm khá kém và gần như tất cả những chiếc tai nghe dạng đóng cũng không đủ cách âm để chặn hoàn toàn tiếng ồn trên máy bay hoặc tàu xe. Nếu muốn một không gian yên tĩnh, lựa chọn an toàn nhất của bạn là những chiếc tai nghe có trang bị công nghệ khử ồn chủ động (ANC) của Bose, Sennheiser hoặc Sony.

2. Không dây và có dây

Hướng dẫn chọn tai nghe Bluetooth

Dĩ nhiên, lợi ích của tai nghe wireless vẫn là không cần bàn cãi: bạn có thể đeo tai nghe và đi lại thoải mái trong căn phòng để làm bất cứ thứ gì mình muốn. Đáng tiếc rằng lợi ích này cũng đòi hỏi một đánh đổi nhất định: tai nghe không dây sẽ có thêm trọng lượng của pin và do đó nặng ký hơn phiên bản không dây tương đương.

Nhìn chung, phần đông người dùng vẫn chấp nhận những chiếc tai nghe có dây bởi giá của tai nghe không dây vẫn tương đối cao và chất lượng âm thanh có thể không tương xứng với giá tiền.

3. Chất âm

Hướng dẫn chọn tai nghe Bluetooth

Bất kể bạn thích loại âm thanh như thế nào, bạn cũng cần phải chú ý đến giới hạn của mình. Có những người không thể chịu đựng được các dải âm trầm quá bùng nổ, cũng có những người nhạy cảm tới mức hoa mắt chóng mặt khi thưởng thức những chiếc tai nghe thiên sáng như MDR-V6 hay DT880. Nếu bạn phải đối mặt với tình trạng này, các bài đánh giá tai nghe sẽ là nguồn tham khảo hợp lý trước khi đặt ra quyết định mua.

VnReview

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện trên thế giới có hơn 1 tỷ người ở độ tuổi 12-35 đang bị đe dọa sức khỏe thính lực do nghe nhạc âm lượng lớn và liên tục trên các thiết bị di động. Ở Việt Nam, những người trẻ đi khám các bệnh liên quan đến thính lực cũng gia tăng trong những năm gần đây.

Để giúp đôi tai luôn khỏe mạnh, khi đeo tai nghe không dây nghe nhạc, xem phim các bạn nên tuân thủ cách sử dụng tai nghe không dây theo nguyên tắc 60-60: âm lượng không vượt quá 60%, thời gian sử dụng tai nghe liên tục không vượt quá 60 phút. Việc này sẽ giúp bạn bảo vệ thính giác của mình một cách đáng kể.

Hướng dẫn chọn tai nghe Bluetooth

Tính năng Listening Care - Công nghệ âm thanh chất lượng, độc đáo được phát minh bởi các kỹ sư âm thanh chuyên nghiệp của Yamaha, giúp bạn có được cách sử dụng tai nghe không dây hạn chế ảnh hưởng đến thính giác. Listening Care giúp bạn nghe rõ mọi chất âm có tần số thấp một cách chi tiết, chỉ với mức âm lượng vừa phải nhưng vẫn tận hưởng âm nhạc một cách trọn vẹn.

Tìm hiểu chi tiết về công nghệ Listening Care tại đây