Hướng dẫn cắt vải công nghiệp phần cổ

Tùy thuộc vào các bạn thuận tay nào thì ta dùng tay đó để cầm tay cầm của máy cắt. Thông thường đa số đều sử dụng tay phải để cầm tay cầm, tay cầm cần cầm sao càng thả lỏng tự nhiên càng tốt, cần nhẹ nhàng uyển chuyển, không đơ giật như thế đường cắt mới mướt mịn không bị gồ ghề

Trước khi đưa máy cắt vào bàn vải, ta phải dùng ngón trỏ của tay thuận bóp cần chân vịt, tay kia kéo chân vịt lên, sau đó đưa máy cắt vào khi dao cắt tiếp xúc với mặt vải thì bóp cần chân vịt cho chân vịt thả xuống. Các bạn cần lưu ý luôn cho đế máy cắt nằm dưới giấy sơ đồ, để máy cắt đi êm không làm nhăn xéo mặt vải ở dưới.

Khi cắt ở những chỗ cong cua như vòng nách , cổ... thì các bạn vừa điều khiển máy cắt vừa dùng ngón trỏ bóp cần điều khiển giúp cho lực đè chân vịt lên mặt vải là nhỏ nhất nhờ đó giấy sơ đồ và vải sẽ không bị dồn lại.

Lưu ý, sau mỗi lần cắt 1 chi tiết ta phải mài dao cắt lại 1 lần để mài dao các bạn chỉ cần nhấn mạnh cần điều khiển mài dao trên đầu máy.

Cần lưu ý khi cắt vải chính thì ta dùng dao cắt mới nhưng cắt vải lót thì nên dùng dao đã cắt được 3-4 bàn như thế vải sẽ không bị nhai. Ta nên hạn chế thay dây mài mới sẽ làm mòn lưỡi dao rất nhanh.

Ngày nay sự xuất hiện ngày càng nhiều của các nhãn hàng thời trang đã tạo nên làn sóng áp đảo nghề may đo rơi vào tình trạng vắng khách. Trong bối cảnh đó, để lách mình giữa làn sóng đồ hiệu, Kim Vàng không ngừng đổi mới, chuẩn bị những mẫu may sẵn theo xu hướng thời trang cũng như nghiên cứu cách cắt may để đáp ứng yêu cầu về mẫu mã của khách hàng kịp thời. Chưa kể chúng tôi luôn bứt phá để mối quan hệ nhân lên gấp bội bằng cách tạo ra những sản phẩm may đo bền chất , cùng với dịch vụ phi thường và giá thì bất khả chiến bại.

Nội Dung Bài Viết Hiển Thị / Ẩn



Hướng dẫn cắt vải công nghiệp phần cổ
Quy Trình Cắt – May Hàng May Đo Ở Kim Vàng

Mọi người đều biết rằng may đo thực chất là lấy số đo hình dạng cơ thể của một người để may. Tuy nhiên may không chỉ đơn giản là may quần áo, đó cũng là nghệ thuật thiết kế quần áo và làm cho chúng phù hợp với từng người. Vậy có bao giờ quý khách đặt ra câu hỏi quy trình cắt may hàng may đo ra sao? Chất liệu vải như thế nào thường được dùng trong may đo để tạo ra sản phẩm đồng nhất đến vậy? Trong bài viết này, Kim Vàng sẽ lý giải giúp bạn nhé!

Quy Trình Cắt – May Hàng May Đo

Trong hầu hết các trường hợp (trừ hàng may mặc dệt kim một mảnh), hàng may đo được lắp ráp từ một số thành phần. Trong đó Mỗi kiểu quần áo có cách thiết kế riêng, vì vậy việc đo, cắt các hình dạng cũng khác nhau. Các tấm vải cắt sau đó được nối bằng cách sử dụng một loạt các mũi khâu và đường may để sản xuất hàng may đo theo đúng như mẫu quần áo như yêu cầu.

1. Hướng Dẫn Cách Cắt Vải Hàng May Đo

Cắt là một hoạt động nhạy cảm nhất trong ngành may mặc, độ chính xác công việc của người cắt là chìa khóa để duy trì chất lượng cắt tốt. Đây được xem là hoạt động quyết định nhất vì một khi vải đã được cắt, rất ít có thể được thực hiện để khắc phục những sai lầm nghiêm trọng. Dưới đây là từng bước, giải thích ngắn gọn về quy trình Cắt hàng may đo của Kim Vàng sau khi có bản thiết kế ra rập chuẩn theo từng số đo.

1.1 Trải Hoặc Đặt Vải Lên Bề Mặt Phẳng

Khi đã có sẵn rập được thiết kế theo đúng số đo của khách hàng, chúng tôi tiến hành biến một tấm vải thô thành những thành phẩm áo, quần, váy,…Mục đích của công đoạn này là biến hình dạng của nguyên liệu từ dạng tấm sang dạng mảnh ( bán thành phẩm ) để chuẩn bị nguyên liệu cho quá trình may.

Hướng dẫn cắt vải công nghiệp phần cổ
Quy Trình Cắt – May Hàng May Đo Ở Kim Vàng

Tuy nhiên, để cắt đồng thời nhiều ra nhiều bán thành phẩm, cần phải nhờ sự trợ giúp của máy trải, vải được xếp chồng lên nhau theo độ dài hoặc số lớp có thể dài đến 100ft (30.5 m) và dày hàng trăm lớp (áp dụng với hàng may đo đồng phục số lượng lớn).

1.2 Cắt Vải

Sau đó lựa chọn cắt vải thành bán thành phẩm bằng máy cắt phù hợp:

  • Cắt vải bằng máy cắt vải cầm tay.
  • Cắt vải bằng máy cắt công nghiệp. Những máy này có thể là máy cắt theo đường với phương thức hoạt động tương tự máy cưa, phần cắt có lưỡi dao quay, máy có lưỡi nghịch đảo cưa lên và xuống, khuôn chết tương tự máy ép dập hoặc các loại vi tính hóa sử dụng lưỡi cưa hoặc tia laser để cắt vải theo hình dạng mong muốn.

Quá trình cắt có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm:

  • Tất cả những bán thành phẩm bị lỗi ở giai đoạn cắt sẽ bị loại bỏ.
  • Tạo điều kiện cho các bán sản phẩm qua công đoạn may được dễ dàng hơn.
  • Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của các bán thành phẩm (đủ số lượng, đúng cỡ, đúng thông số,..).

Hướng dẫn cắt vải công nghiệp phần cổ
Quy Trình Cắt – May Hàng May Đo Ở Kim Vàng

Đây là công việc cần nhiều kinh nghiệm và không thể nào thiếu đi những người cắt may giỏi trong công đoạn này. Với xưởng may Kim Vàng có đội ngũ công nhân may có tay nghề, nhóm thiết kế thẩm mỹ của chúng tôi sẽ giúp bạn tạo ra cái nhìn hoàn hảo từ chính bộ trang phục mà bạn đặt may đo.

2. May Thành Bán Thành Phẩm Thành Trang Phục Hoàn Thiện

Khi đã có đầy đủ các mảnh bán thành phẩm, lúc này bộ phận may sẽ có trách nhiệm ráp các bán thành phẩm thành sản phẩm hoàn thiện. Tùy thuộc vào kiểu sản phẩm là áo, quần, đầm, váy hay áo khoác và tùy vào chất liệu của sản phẩm sẽ có những đường may khác nhau mà Kim Vàng thường sử dụng cho quý khách:

2.1 Đường May Móc Xích 1 Kim

Đường may móc xích đơn được tạo thành bởi 1 chỉ của kim tạo ra những móc xích tự khóa lấy nhau ở dưới lớp nguyên liệu tạo thành đường may. Dùng để làm đường lược trong may đo và để may túi.

2.2 May Vắt Sổ

Là kiểu may giống như móc xích. Từ một đến hai đường chỉ của kim đến một hoặc hai đường chỉ của móc sẽ tạo thành các móc xích khoác chặt ở mặt dưới, mặt sau, và mặt mép của sản phẩm, giúp cho sản phẩm không bị bung mép.

2.3 Đường May Móc Xích

Mũi may được hình thành bởi 1 kim mang chỉ xuyên qua lớp vật liệu và móc vào chỉ ở mỏ móc và được kéo lên tạo thành đường may ở dưới. Dùng để may những đường may trần 1 kim trên vải dệt thoi.

Bên cạnh đó, Kim Vàng còn trang bị nhiều máy đóng khuy, máy đóng nút để tạo ra những trang phục may đo chuẩn đẹp nhất.

Một Số Chất Liệu Vải Dùng Trong May Đo

Để biết được những loại vải mà bạn đang mặc trên người sẽ ra sao, có đạt được chất lượng tiêu chuẩn hay không thì việc đó rất khó đối với mọi người, đặc biệt chỉ có những người chuyên môn mới nhận biết được. Vì thế, Kim Vàng sẽ kể ra một số loại vải phổ biến dùng để may đo tạo cảm giác thỏa mái nhất.

1. Vải Kaki

Vải kaki là một trong những loại vải dùng để may đo đồng phục. Tuy nhiên với vải kaki này sẽ được sử dụng phổ biến hơn trong việc may đo đồng phục công sở, đồng phục bảo hộ lao động. Vì loại vải này có ưu điểm là dễ dàng giặt ủi, mát mẻ và bền màu.

2. Vải Kate

Dĩ nhiên các loại vải càng tốt thì nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao. Nhưng không phải hàng càng đắt thì càng chất lượng mà người dùng luôn dựa theo độ bền, chất liệu thỏa mái cũng như màu sắc của từng thước vải. Với loại vải kate sẽ có nhiều lựa chọn như: Kate Mỹ, Kate Polin, Kate Ford, …. Tùy từng loại vải mà có giá cả và phù hợp với các đối tượng khác nhau.

3. Vải Cotton

Vải cotton là loại vải được sử dụng phổ biến nhất. Vì chúng có tác dụng hút ẩm, thấm hút mồ hôi nhanh và tác dụng làm mát cơ thể.Với các loại vải CVC 65% cotton, 100% cotton, vải TC 35% cotton,… giúp khách hàng có thể thoải mái lựa chọn loại mà mình ưng ý nhất. Điểm đặc biệt đối với loại vải cotton nằm ở chỗ vải tốt có tác dụng hút ẩm, thấm mồ hôi nhanh và tác dụng làm mát cơ thể. Hơn nữa, thường các đấng mày râu chọn vải cotton chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới.

4. Vải Lanh

Đây là loại vải phù hợp với thời tiết nóng bức, đặc biệt là mùa hè. Hầu hết các chị em phụ nữ đều ưa chuộng loại vải này đặc biệt là giáo viên, dân công sở,…chúng mang lại cảm giác thỏa mái.

Hướng dẫn cắt vải công nghiệp phần cổ
Một Số Chất Liệu Vải Ở Kim Vàng

\===> Khám phá ngay dịch vụ may đo chất lượng ở Kim Vàng tại đây.

Hy vọng qua bài viết trên, quý khách đã hiểu rõ quy trình cắt – may hàng may đo và chọn lựa cho mình những chất liệu vải phù hợp để trang bị cho mình hay cả doanh nghiệp bộ trang phục đẹp nhất và chất lượng nhất.