Hướng dẫn cách làm micro đồ chơi

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .................
TRƯỜNG MẦM NON .................

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:
“Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở lớp 3TD trường mầm
non .................”
Thuộc lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ

Người thực hiện: Đồng .................
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non .................

0

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng chấm sáng kiến huyện Đại Từ.
Tơi ghi tên dưới đây:
Số
T
T

Họ và tên

Ngày
tháng
năm sinh

Nơi
cơng tác
Trường
Mầm
non .........
........

01

Chức
danh

Giáo
viên

Trình
độ
chun
mơn

Tỷ lệ (%)
đóng góp
vào việc tạo
ra sáng kiến

Đại học

100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp hướng dẫn
trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở lớp 3TD trường mầm non
.................”.
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
Họ và tên tác giả: ................. giáo viên trường Mầm Non ..................
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.
Sáng kiến này được áp dụng trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ tại lớp Mẫu
giáo 3 tuổi D do cá nhân tôi được phân công giảng dạy và các lớp mẫu giáo 3 - 4
tuổi khác trong trường mầm non ................. nói riêng và các lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi
trong huyện Đại Từ nói chung. Áp dụng sáng kiến này đáp ứng nhu cầu vui chơi,
tìm tịi, khám phá, trải nghiệm qua đó củng cố những kiến thức, kỹ năng đã lĩnh hội
được từ đó phát huy khả năng tư duy sáng tạo, sự khéo léo và tính kiên trì của trẻ.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Áp dụng từ tháng 9 đến tháng 04 năm học 2018 - 2019.
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Tính mới

1

Để thực hiện tốt sáng kiến: “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 3 - 4
tuổi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở lớp 3TD trường mầm non .................” bảo đảm
các yêu cầu về môi trường giáo dục, hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan
điểm lấy trẻ làm trung tâm.
Sáng kiến này được áp dụng lần đầu tiên tại lớp 3 tuổi D trường mầm
non ................. năm học 2018 - 2019.
Trong trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là
phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp
trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn.
Đồ dùng, đồ chơi mầm non tự làm phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu

giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích
cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với lứa tuổi và đảm bảo
được sự an toàn cho trẻ.
Điểm mới của đề tài nghiên cứu dựa trên thực tế tại lớp mình phụ trách và
những hạn chế tồn tại do nhà trường rút kinh nghiệm để trẻ có thể làm một số đồ
dùng đồ chơi, từ đó đưa ra một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. Giúp cho giáo viên có tính tự giác, cần cù,
chịu khó học hỏi, sáng tạo để tạo ra các đồ dùng, đồ chơi, đồ
dùng học tập phù hợp với trẻ lớp mình và yêu cầu của từng tiết
học, từng hoạt động.
Sưu tầm và tự nghĩ ra làm thế nào để hướng dẫn trẻ tạo ra các đồ dùng đồ
chơi mới từ những nguyên vật liệu phế thải nhằm đáp ứng nhu cầu học và chơi
của trẻ. Nâng cao chất lượng giảng dạy cho trẻ thông qua việc sáng tạo từ các
đồ chơi được tái sử dụng. Từ đó, giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm
và bảo vệ mơi trường. Đồng thời góp phần tạo điều kiện cho trẻ được phát
triển toàn diện. Sáng kiến “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở lớp 3TD trường mầm non .................”lần đầu tiên
được áp dụng tại lớp 3TD. Các biện pháp chưa được đăng trên sách, báo, tài liệu
hay các phương tiện thông tin đại chúng.
2

4.2. Tính khoa học
Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục
mầm non cho trẻ 3 - 4 tuổi. Căn cứ vào thực hiện chuyên đề “xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chăm sóc
giáo dục. Giáo dục Mầm non hiện nay là đổi mới phương pháp giáo dục Mầm
non. Phương pháp giáo dục mầm non theo hướng đổi mới căn cứ vào nhu cầu
khả năng phát triển của trẻ. Trẻ là chủ thể tích cực, trẻ là trung tâm giáo viên là
người tạo cơ hội hướng dẫn, gợi ý các hoạt động tìm tịi, khám phá của trẻ.

Sáng kiến có cơ sở lý luận sâu sắc, có luận cứ khoa học xác thực, các biện
pháp đưa ra đều có khả thi dễ áp dụng thực tế cho thấy sau 8 tháng thực hiện đã
đạt được kết quả rất tốt.
Sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ mầm non được hình thành và phát
triển trong quá trình vui chơi. Vui chơi là hoạt động chủ đạo trong các trường,
lớp mầm non. Để thực hiện hoạt động vui chơi phải có đồ dùng đồ chơi. Đồ
dùng đồ chơi là phương tiện để giúp trẻ khám phá trải nghiệm về các sự vật hiện
tượng xung quanh đồng thời là nhu cầu không thể thiếu đối với cuộc sống tinh
thần của trẻ giúp trẻ phát triển tồn diện. Thơng qua việc làm đồ dùng đồ chơi
giúp trẻ biết quan sát, tìm kiếm, thử nghiệm và tự mình khám phá, đồ chơi là
một phần quan trọng và không thể thiếu trong vui chơi của trẻ, đồ dùng đồ chơi
luôn đem lại niềm vui cho trẻ. Với việc hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự
tạo từ những nguyên vật liệu sẵn có, hay phế thải tạo nhiều đồ chơi cho trẻ và
đáp ứng nhu cầu chơi, kích thích khả năng ham học hỏi, ham tìm tịi, sự sáng tạo
của trẻ. Đồ dùng đồ chơi tự tạo làm từ những nguyên vật liệu thiên nhiên thì dễ
kiếm, dễ tìm khơng gây ơ nhiễm mơi trường. Tơi nhận thấy đồ chơi này rất dễ
làm, dễ chơi và rất dễ sử dụng. Cách thức chơi cũng được thay đổi theo sự phát
triển của trẻ, theo nhiều chủ đề và càng có nhiều cách chơi với một đồ chơi thì
trẻ sẽ học hỏi được càng nhiều.
Không nhất thiết phải tốn nhiều kinh phí ngay cả các vật liệu giấy cứng, giấy
mềm, chai lọ, khối lập phương, đồ phế thải kết hợp với các phụ liệu khác, bằng sự
sáng tạo và trí tưởng tượng của cơ và trẻ, chúng ta đều có thể chuyển tải thành
3

những đồ dùng, đồ chơi thu hút trẻ. Những gì có thể tái chế? Đó là những ngun
vật liệu thích hợp, khơng độc với trẻ. Tái chế rất có ích. Trẻ vừa có đồ chơi để chơi
vừa giảm lượng rác thải góp phần bảo vệ mơi trường. Hơn nữa việc mua quá nhiều
đồ dùng đồ chơi sản xuất sẵn gây tốn kém cho phụ huynh. Khi trẻ được đóng góp
nguyên vật liệu, được cô giáo làm và làm cùng cô giáo trẻ rất thích và trân trọng đồ

chơi đó. Với đồ chơi tự làm cơ có thể sáng tạo các hoạt động theo nhiều cách thu
hút trẻ, khơng bị gị bó hay lệ thuộc vào đồ dùng, đồ chơi tự làm thường lạ đối với
trẻ chính vì vậy khả năng sử dụng đồ dùng trong các hoạt động thường thu hút trẻ,
từ đó tăng tính hiệu quả khi tổ chức các hoạt động.
4.3. Tính thực tiễn
Sau khi nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
năm học 2018 - 2019 của trường mầm non .................. Để thực hiện tốt cơng tác
chăm sóc và giáo dục trẻ tại lớp mẫu giáo 3 tuổi D và có kế hoạch cải tiến nâng
cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong những năm tiếp theo thì việc nâng
cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo bé, thích tham gia vào các hoạt động làm đồ
dùng đồ chơi là vấn đề rất thiết thực. Tạo điều kiện cho trẻ được tham gia các
hoạt động làm đồ dùng đồ chơi để giúp phát triển toàn diện.
Dựa trên những đặc điểm phát triển của trẻ, nhu cầu vui chơi và sự cần
thiết của việc hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. Tơi đã suy nghĩ và tìm
ra đề tài “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi làm đồ dùng đồ
chơi tự tạo ở lớp 3TD trường mầm non .................”để hướng dẫn trẻ xuất phất
từ thực trạng và nhu cầu thực tiễn hoàn toàn phù hợp với điều kiện về cơ sở vật
chất, con người. Những biện pháp mà tôi đưa ra là những hoạt động đã và đang
áp dụng tại lớp mình phụ trách.
4.3.1. Thực trạng việc hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo tại
trường Mầm Non ..................
Trường mầm non ................. nằm ở trung tâm của xã và là trường thuộc
khu vực trung tâm của huyện Đại Từ, là một xã ATK của tỉnh Thái Nguyên cuối
tháng 3 vừa qua xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, cở vật chất
4

điện, đường, trường, trạm, lớp học được xây dựng khang trang nên việc đến
trường dễ dàng, học sinh được phân theo lớp và độ tuổi. Tuy nhiên điều kiện
kinh tế của nhân dân trong xã là không đồng đều. Một số xóm nằm xa khu vực

trường nên trẻ ở xóm xa vẫn còn đi học chưa đều. Hơn nữa cha mẹ trẻ thường
xuyên đi làm xa đa số trẻ ở lớp đều ở với ông, bà mà chủ yếu là làm nơng
nghiệp, nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc đưa trẻ đến trường đều đặn.
* Thuận lợi:
Năm học 2018 - 2019, tôi được phân công dạy lớp 3 tuổi D với tổng số của
lớp 31 trẻ, trong đó có; trẻ nam: 20 cháu; trẻ nữ: 11 cháu. Hầu hết các cháu nhà
ở trong xã, nên các cháu rất ngoan, chăm học.
Trẻ đi học tương đối đều nên trẻ có nề nếp lớp tốt và đã có kiến thức và kỹ
năng nhất định.
Trẻ của lớp tôi khỏe mạnh, nhanh nhẹn và rất ham học hỏi, thích khám phá
những điều mới lạ xung quanh trẻ.
Mơi trường trong và ngồi lớp học sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị của
lớp tương đối đầy đủ, đồ dùng đồ chơi sắp xếp gọn gàng, thân thiện gần gũi đảm
bảo an toàn cho trẻ hoạt động.
Ngay từ khi nhận lớp, tôi đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban
giám hiệu nhà trường về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đầu tư về cơ sở vật chất
và tạo điều kiện giúp đỡ tơi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non.
Bản thân tôi là một giáo viên trẻ tôi luôn tâm huyết với nghề và yêu mến
trẻ, đặc biệt xuất phát từ nhu cầu vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và tiếp
tục thực hiện chuyên đề “Xây dựng mơi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
từ đó giúp tơi tìm và sưu tầm những phương pháp làm đồ dùng đồ chơi phù hợp
với lứa tuổi để dạy trẻ thông qua các hoạt động giáo dục hàng ngày của trẻ, đồng
thời tôi kết hợp với phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu để cô và trẻ làm đồ dùng
đồ chơi.
* Khó khăn:
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi trên tơi đã gặp phải những khó khăn sau:

5

- Trẻ lớp tôi đa số bố mẹ đi làm công ty nên chưa dành nhiều thời gian
quan tâm, chăm sóc trẻ.
- Đa số trẻ lớp tơi là trẻ mới đi học chưa qua lớp nhà trẻ, nên đầu năm học
các cháu cịn chưa chịu hợp tác với cơ.
- Khả năng chú ý của trẻ cịn yếu, khơng đều, khơng ổn định.
- Đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho các hoạt động đã
có sự đầu tư nhưng chưa đa dạng.
Khi thực hiện các hoạt động ở các lĩnh vực tôi nhận thấy đồ dùng đồ chỉ
phục vụ được một hoạt động duy nhất chưa có tính đa năng trong khi được sử
dụng. Trong khi đó các hoạt động ở tất cả các lĩnh vực đều cần phải có đồ dùng,
đồ chơi, tại các lớp thì việc làm đồ dùng đồ chơi rất ít, các tiết học thường sử
dụng những đồ dùng đồ chơi mua sẵn, hoặc nếu có là đồ dùng đồ chơi tự tạo thì
cũng rất ít chỉ khi có tiết thao giảng hay thi giáo viên giỏi, thi đồ dùng đồ chơi
thì các cô mới đầu tư vào làm đồ dùng đồ chơi nhưng cũng chỉ để phục vụ tiết
học, hội thi đó. Do thời gian còn hạn hẹp nên việc làm đồ dùng đồ chơi còn hạn
chế và chưa biết sưu tầm và tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có, phong phú
của địa phương nên sản phẩm của cô và trẻ cịn ít.
Khi thực hiện làm đồ dùng đồ chơi giáo viên chưa chú ý những điểm như:
Lựa chọn nguyên vật liệu hoặc việc làm đồ dùng đồ chơi chỉ mang tính trưng
bày, trang trí, độ bền chưa cao, màu sắc của đồ dùng đồ chơi chưa đẹp, chưa gần
gũi và thu hút trẻ. Đồ dùng đồ chơi chưa phát huy trí tưởng tượng và tạo cơ hội
cho trẻ sáng tạo, chưa tạo điều kiện cho trẻ cùng làm.
* Kết quả khảo sát đầu năm.
Mức độ

Tổng số
Nội dung khảo sát

trẻ
điều tra

- Trẻ tích cực sáng tạo

Đạt

Tỉ lệ (%)

Chưa
đạt

Tỉ lệ (%)

10

32,3

21

67,7

31

6

- Có kĩ năng quan sát và
tạo ra sản phẩm
- Có kĩ năng vẽ, tơ màu
- Kĩ năng cắt xếp dán

31

11

35,5

20

64,5

31

10

32,3

21

67,7

31

4

12,9

27

87,1

4.3.2. Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi làm đồ dùng
đồ chơi tự tạo ở lớp 3TD trường mầm non ..................
Căn cứ công văn số 578/PGDDT-GDMN ngày 10/9/2018 v/v hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ giáo dục Mầm Non năm học 2018 - 2019; Thực hiện kế
hoạch nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 của trường Mầm Non .................. Dựa
vào tình hình thực tế tại lớp mình phụ trách về việc tổ chức làm đồ dùng đồ chơi
tự tạo. Ngay từ đầu năm học tôi lựa chọn sáng kiến “Một số biện pháp hướng
dẫn trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở lớp 3TD trường mầm
non .................”. Mục đích của tơi là giúp trẻ biết những kỹ năng để làm đồ
dùng đồ chơi được hiệu quả, trẻ biết thể hiện sự sáng tạo của mình. Sáng kiến
được áp dụng lần đầu tiên tại trường mầm non ................. với những nội dung
phù hợp thực tế của đơn vị, những phương pháp linh hoạt sáng tạo mang lại hiệu
quả cao trong việc hướng dẫn trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi trường mầm
non ................. làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. Trong trường mầm non đồ chơi là
không thể thiếu đối với trẻ “Trẻ học bằng chơi, chơi bằng học”. Với trẻ 3 tuổi đồ
chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu sẵn có gần gũi, thân thuộc với trẻ, trẻ ở độ tuổi
này khả năng sáng tạo của trẻ còn hạn chế để tạo ra một đồ chơi tự tạo. Là giáo
viên phụ trách lớp 3 - 4 tuổi tơi ln trăn trở và muốn trẻ của mình có khả năng
sáng tạo, khéo léo để tạo ra đồ chơi tự tạo do chính bàn tay trẻ tạo ra. Vì vậy
trong sáng kiến tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp sau:
* Biện pháp 1: Lựa chọn đồ chơi và chuẩn bị nguyên vật liệu cho trẻ làm
đồ dùng đồ chơi.
+ Lựa chọn đồ chơi và chuẩn bị nguyên liệu để làm.

7

Căn cứ theo Chương trình giáo dục mầm non mới của Bộ Giáo dục và
Đào tạo như thông tư 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010 Ban
hành danh mục đồ dùng, đồ chơi mầm non, thiết bị dạy học tối thiểu đối chiếu

với danh mục trên với thực tế hiện trạng cơ sở vật chất và độ tuổi của lớp học.
Căn cứ kế hoạch số: 134/KH-MNKK ngày 26/10/2018 về kế hoạch tổ chức làm
đồ dùng đồ chơi tự tạo năm học 2018 - 2019, lựa chọn nội dung, chủ đề tổ chức
hoạt động giáo dục cho phù hợp từ đó lập kế hoạch sưu tầm, tận dụng những
nguồn vật liệu sẵn có, phong phú của địa phương để phát huy khả năng sáng tạo
của trẻ trong việc làm đồ dùng chơi, cho phù hợp với nội dung đã lựa chọn. Đồ
chơi phải có cấu trúc đơn giản, màu sắc đẹp để cuốn hút trẻ, thể hiện tính hồn
nhiên, ngộ nghĩnh và có nét hài hước phù hợp với tâm sinh lý độ tuổi trẻ qua
mỗi loại đồ chơi khác nhau. Bên cạnh đó cần thực hiện tốt cơng tác tun truyền
tới các bậc phụ huynh để có nguồn nguyên vật liệu cho trẻ thực hiện. Đồng thời
giáo viên sẽ giao nhiệm vụ và hướng dẫn cho trẻ cách sưu tầm, thu nhặt, và bảo
quản các các nguyên vật liệu. Tùy vào từng nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của trẻ
mà quy định thời gian thực hiện ngắn hay dài.
Khi thực hiện làm đồ chơi giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau: Lựa
chọn nguyên liệu rất quan trọng. Nguyên liệu phải sạch sẽ an toàn phù hợp với
yêu cầu của cô đồng thời thỏa mãn khả năng sáng tạo của trẻ do vậy khi lựa
chọn nguyên vật liệu tôi thường cân nhắc là những nguyên vật liệu phải dễ kiếm,
dễ cầm phù hợp với kích cỡ của trẻ. Nguyên vật liệu này phải tuyệt đối an toàn
với trẻ, lường trước để loại trừ mọi rủi ro mà trẻ gặp phải trong quá trình chơi,
hạn chế những đồ chơi mang tính trưng bày, trang trí phải có độ bền cao. Từ
những nguyên vật liệu khác nhau như xốp màu, chai lọ, gỗ, ống nhựa, để tạo ra
những đồ dùng như: Trống cơm, mũ thời trang, dép cho trẻ.
Hình ảnh “Trẻ cùng cô mang đồ dùng đồ chơi dự thi cấp trường”
Hình ảnh “Hình ảnh thi đồ dùng đồ chơi tự tạo phát động thi đua lần 1”

8

Hình ảnh “Cơ giáo đang giới thiệu với trẻ về một số quả được làm
từ nguyên vật liệu phế thải”

Nguyên vật liệu làm đồ chơi cho trẻ vô cùng phong phú và đa dạng.
Nguồn nguyên liệu có thể lấy từ thiên nhiên, các nguyên liệu tái chế tìm thấy
trong gia đình, ngồi cửa hàng.
Các ngun liệu có thể dễ dàng sưu tầm như: Từ động vật: Vỏ sò, vỏ ốc,
vỏ hến, lông chim, lông gà), từ thực vật (Gỗ, thân cây, cành cây, rơm rạ, lá cây,
quả khô, hột hạt), từ các nguồn nguyên liệu khác như (Ðá, sỏi, đất sét, cát, vỏ
hộp, giấy bìa cứng, bình nước suối, hạt nút, hộp sữa). Có những nguyên vật liệu
trẻ có thể thu lượm được ngay trong trường: Vỏ hộp sữa, lá cây. Khi sử dụng các
nguyện liệu tái chế đó giáo viên hướng dẫn trẻ thu lượm, làm vệ sinh, phơi khô
ráo sạch sẽ, không sử dụng các nguyên liệu sắc nhọn, dễ vỡ có thể gây thương
tích, ngộ độc cho trẻ trong khi trẻ làm cũng như trong quá trình trẻ chơi. Những
nguyên vật liệu sưu tầm cần đảm bảo một số các yêu cầu sau:
Đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ các nguyên vật liệu cần phải được làm
vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng, các nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên
khơng độc hại, khơng có gai, khơng sử dụng những loại cây có nhựa độc (Như
cây anh đào, lá vạn niên)
- Phù hợp với khả năng sử dụng của trẻ.
+ Kích thước: Vừa tay trẻ cũng không quá to, không quá nhỏ, khi cho trẻ sử
dụng nguyên liệu như hột hạt thì giáo viên cần bao quát trẻ tốt.
+ Kỹ thuật: Các thao tác làm ra sản phẩm cần đơn giản, phù hợp với trình
độ phát triển của lứa tuổi.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ:
+ Màu sắc: Cần lựa chọn những nguyên liệu có màu sắc đẹp.
+ Hình dáng: Lựa chọn những ngun liệu có hình dáng ðặc trýng.
Muốn có nhiều ngun liệu đa dạng cô giáo huy động phụ huynh đem thêm
những đồ phế thải ở trong gia đình mình như vỏ chai, lon sữa nhựa, vỏ hộp sữa,
vỏ hộp bánh kẹo.
Tùy theo từng chủ đề học trong năm học.
+ Chuẩn bị dụng cụ

9

Để thực hiện việc hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo giáo viên cần
chuẩn bị kỹ, đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho trẻ như: Keo, kéo, bút lơng, bút màu,
băng keo các loại có kích cỡ phù hợp với trẻ để trẻ dễ cầm, nắm, dễ sử dụng.
+ Chọn mẫu đồ chơi để trẻ làm theo.
Mẫu đồ chơi để trẻ xem, trẻ làm theo là rất quan trọng mẫu đồ chơi của cô
phải đơn giản, không quá cầu kỳ về từng chi tiết, màu sắc phù hợp để trẻ làm theo.
* Biện pháp 2: Hướng dẫn trẻ thực hành làm đồ dùng đồ chơi cùng cơ
+ Nghiên cứu và lựa chọn đối tượng.
Ta có thể lựa chọn đối tượng cụ thể, đơn lẻ, hoặc theo nhóm đối tượng,
theo chủ đề lớn hay theo chủ đề nhánh để tổ chức cho trẻ thực hiện như: Chủ đề
trường mầm non (cho trẻ làm ống đựng bút), chủ đề bản thân (Cho trẻ làm giầy,
dép, mũ, trang phục), chủ đề gia đình (trang trí bát, ấm, chén, ca cốc, bàn ghế,
khung ảnh, làm bưu thiếp tặng bà và mẹ nhân ngày 20/10, hay nhánh con vật
sống trong gia đình, con vật sống dưới nước, con vật sống trong rừng làm những
con vật quen thuộc, chủ đề giao thông (Cho trẻ làm ô tô, thuyền, tàu).
Khi hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, đồ chơi giáo viên cần gợi ý cho trẻ cách
làm, cách thực hiện phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của trẻ, và phù hợp với
từng vùng miền và giúp trẻ phát huy được sự sáng tạo của mình.
+ Ý tưởng, vẽ và tạo hình các bộ phận:
Sau khi đã nghiên cứu và lựa chọn vật liệu, cần tiến hành vẽ hình và nghiên
cứu các chi tiết, cấu trúc đồ chơi sao cho phù hợp, khoa học và phải đảm bảo yêu
cầu thẩm mỹ: Vẽ các hình tổng qt sau đó vẽ chi tiết các bộ phận chính, tạo hình
các chi tiết nhỏ, gợi ý hướng dẫn trẻ tơ màu và sau đó hướng dẫn trẻ gắn đính các
bộ phận đó lại với nhau và tiến hành trang trí đồ chơi đó sao cho đẹp.
* Ví dụ 1:
Hướng dẫn trẻ làm ống đựng bút ở chủ đề trường mầm non.
+ Đề tài: Làm ống đựng bút.

+ Nguyên liệu: Giấy bìa cứng cắt làm nhiều phần, giấy màu hoặc giấy hoa.
+ Dụng cụ: Kéo, nến dính, keo.
10

+ Cách làm như sau:
- Đầu tiên tôi dùng kéo cắt giấy bìa cứng, giấy màu thành nhiều phần có độ
ngắn dài khác nhau.
Hình ảnh “Trẻ quan sát cơ thực hiện cắt dán làm ống đựng bút”
+ Tiếp theo tôi cho trẻ lấy keo dính giấy màu mà tơi đã cắt sẵn theo kích
thước của bìa giấy sau đó tơi dính hai đầu mép giấy lại với nhau, rồi sắp xếp
chúng lại với nhau.
+ Sau đó tơi cho trẻ lấy keo phết lên mặt tấm bìa giầy có dạng hình trụ mà trẻ
vừa dính được lên tấm bìa cứng đó sao cho chúng dính lại với nhau thành khối vững
chắc.
Hình ảnh “Trẻ thực hiện cùng cơ”
- Sau khi đã hồn thành tất cả tôi cho trẻ dùng kéo cắt bớt phần bìa cứng
thừa ở xung quanh.
Hình ảnh “Cơ và trẻ cắt hồn thiện ống đựng bút”
Hình ảnh “Chiếc hộp bút ngộ nghĩnh và đáng yêu của bé”
Trong quá trình trẻ làm tôi đã bao quát hướng dẫn giúp đỡ trẻ làm, trẻ tỏ
ra rất hứng thú và tham gia rất tích cực.
Như vậy chỉ với cách làm đơn giản với những nguyên vật liệu cũng hết
sức đơn giản dễ tìm trẻ đã tạo thành những hộp đựng bút cho mình thật đẹp có
thể sử dụng để trang trí các góc chơi của trẻ ở trong lớp hay dùng cho trẻ đựng
bút màu ở góc học tập.
* Ví dụ 2:
Hướng dẫn trẻ làm con thỏ ở chủ đề động vật
Nguyên liệu: Giấy bìa cứng cắt làm tai, quả cầu lơng đã quét màu làm
thân, quả bóng bàn làm đầu thỏ, dùng xốp màu cắt làm mắt và đầu thỏ.

Dụng cụ: Kéo, nến dính, keo, màu nước, bút lơng…
11

Cách làm như sau:
- Dùng giấy bìa cứng cơ đã cắt thành hình tai thỏ, trẻ dán trang trí tai thỏ.

Hình ảnh “Cắt dán làm tai thỏ”
- Trẻ lấy màu nước quét lên cầu lông để pha màu cho thân thỏ, sau đó dùng
xốp màu cắt làm mắt, dâu thỏ, rồi dùng keo, nến dính gắn lên quả bóng bàn.
Hình ảnh “ Cô hướng dẫn trẻ quét màu vào thân thỏ”
Hình ảnh “Cơ hướng dẫn trẻ gắn đầu vào thân thỏ”
- Sau khi đã hoàn thành tất cả các bộ phận cô hướng dẫn trẻ gắn các
bộ phận lại với nhau để tạo thành hình dáng một chú thỏ rất ngộ nghĩnh và
đáng yêu.

Hình ảnh “Chú thỏ ngộ nghĩnh và đáng yêu của bé”
Sau khi hoàn thành những chú thỏ ngộ nghĩnh đáng u trẻ rất thích và cứ
nhìn ngắm sản phẩm của mình làm ra. Với đồ chơi này tơi hướng dẫn trẻ để vào
góc học tập và có thể sử dụng trang trí, sử dụng trong các tiết học tốn hoặc
trong các hoạt động chơi trong các góc.
*Ví dụ 3: Hướng dẫn trẻ làm Micro góc âm nhạc.
Nguyên vật liệu: Bóng nhỏ làm Micro, vải màu để bọc lấy phần Micro,
quận chỉ làm tay cầm, Giấy đề can để dán trang trí.
Dụng cụ: Kéo, nến dính, kéo, dây nịt.
Cách làm như sau:
- Để quả bóng nhỏ vào giữa miếng vài màu, trẻ bọc kín quả bóng.
Hình ảnh “Bọc tạo hình của Micro”
12

- Trẻ dùng đề can các màu dán lên cuộn chỉ trang trí lên cuộn chỉ làm tay
cầm của míc, dùng dây nịt buộc nút lại thành phần Micro.

Hình ảnh “Làm míc và tay cầm”
- Sau khi hồn thành tất cả các phần cô hướng dẫn trẻ gắn các phần lại với
nhau tạo thành một chiếc Micro
Hình ảnh: "Chiếc Micro của bé".
Với những chiếc Micro đó tơi hướng dẫn trẻ đặt vào góc âm nhạc và có thể
sử dụng trang trí lớp, sử dụng trong các tiết âm nhạc hoặc trong các giờ chơi
trong các góc.
Lưu ý: Khi lựa chọn đối tượng để hướng dẫn trẻ giáo viên cần lưu ý đến
đến khả năng, kỹ năng mà cần rèn cho trẻ và nhu cầu đồ dùng đồ chơi trong lớp
đang cần.
* Biện pháp 3: Hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi
thông qua các hoạt động.
Tuỳ từng thời điểm khác nhau mà giáo viên có thể sắp xếp, như: Hoạt động
học, hoạt động chơi trong các góc, hoạt động chiều hay mọi lúc mọi nơi.
+ Rèn kỹ năng làm đồ chơi cho trẻ trong hoạt động chơi trong các góc.
Để đưa một loại đồ chơi nào đó, để hướng dẫn trẻ làm theo chủ đề hay làm
một loại đồ chơi đơn lẻ thì giáo viên lên kế hoạch và lựa chọn sao cho phù hợp
để hướng dẫn trẻ thực hiện theo nhóm hay tập thể cả lớp.
* Ví dụ: Hướng dẫn trẻ làm đồ chơi theo chủ đề gia đình, tơi chọn cách
hướng dẫn trẻ thực hiện theo nhóm, đề tài: Khung ảnh.
- Nguyên vật liệu cần chuẩn bị: 8-12 que kem, giấy màu.
- Chuẩn bị các dụng cụ: Nến dính, kéo, keo, bút màu, màu nước.
- Tiến hành: Trị chuyện hỏi ý tưởng của trẻ, khi đã nêu ý tưởng, cô sẽ
hướng dẫn trẻ cách làm những loại đồ chơi mà trẻ lựa chọn.
Đầu tiên tôi cho trẻ quan sát một số hình ảnh về gia đình. Sau đó tơi trị
chuyện cùng với trẻ về gia đình của trẻ và hỏi trẻ xem gia đình trẻ có chụp lại

13

những bức ảnh kỉ niệm khơng, sau đó tơi cho trẻ quan sát khung ảnh mẫu và cho
trẻ nhận xét: khung ảnh làm bằng chất liệu que gỗ và khung ảnh có dạng hình
chữ nhật.
- Hướng dẫn trẻ làm:
+ Tơi cho trẻ cắt các hình bằng giấy màu mà trẻ thích.
+ Tiếp theo tơi cho trẻ xếp các que kem chồng lên nhau thành hình chữ nhật
để tạo thành khung ảnh.
+ Sau đó tơi giúp trẻ dùng keo nến gắn cố định các que kem lại với nhau.
+ Tiếp theo tôi cho trẻ xếp chồng các que kem lên nhau
+ Cứ như vậy tôi cho trẻ xếp chồng lên nhau và giúp trẻ gắn keo nến vào
cho cố định.
+ Sau đó tơi cho trẻ dùng bút dạ màu vẽ lên, trang trí các hình mà trẻ thích
lên khung ảnh.
Hình ảnh “Cô hướng dẫn trẻ làm đồ chơi trong chủ đề gia đình”
Như vậy với những chiếc khung ảnh xinh xắn đáng u tơi hướng dẫn trẻ
đặt ở góc triển lãm hoặc góc học tập và có thể sử dụng trong các giờ học tốn
hoặc giờ chơi góc.
*Ví dụ: Hướng dẫn trẻ làm đồ chơi theo chủ đề tết và mùa xn, tơi chọn
cách hướng dẫn trẻ thực hiện theo nhóm.
Ngun vật liệu cần chuẩn bị: Lon nước, vỏ hộp bánh, giấy đề can, xốp
màu, giấy màu.
Chuẩn bị các dụng cụ: Nến dính, kéo, keo, bút màu, màu nước.
Tiến hành: Trị chuyện hỏi ý tưởng của trẻ, khi đã nêu ý tưởng, cô sẽ hướng
dẫn trẻ cách làm những loại đồ chơi mà trẻ lựa chọn.
Hình ảnh “Cơ hướng dẫn trẻ làm đồ chơi trong chủ đề tết và mùa xuân”
Hình ảnh “Sản phẩm cô và trẻ tạo ra”

14

Trẻ rất vui khi được tự tay làm ra những chiếc bánh trưng rất đẹp và tôi
hướng dẫn trẻ đặt những chiếc bánh trưng đó ở góc học tập và có thể sử dụng
trong tiết học tốn.
Hình ảnh “Các con hào hứng với tác phẩm của mình làm ra”
Làm như vậy trẻ vừa được tham gia vào hoạt động chơi và đặc biệt trẻ làm
được một đồ chơi do chính tay mình làm ra và khi có món đồ chơi do tự tay trẻ
làm ra trẻ sẽ cảm thấy yêu quý và hứng thú hơn rất nhiều và tham gia một cách
rất tích cực.
Như vậy, việc dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi khơng chỉ có thể tổ chức trên
tiết học mà cịn có thể tổ chức ngồi tiết học. Hoạt động dạy trẻ làm đồ dùng đồ
chơi luôn được trẻ ủng hộ và tham gia khá nhiệt tình.
+ Rèn kỹ năng làm đồ chơi cho trẻ trong hoạt động học
Để hướng dẫn trẻ làm đồ chơi trong hoạt động học với độ tuổi 3- 4 tuổi đạt
hiệu quả, giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ, chu đáo về nguyên vật liệu, cơng cụ, kỹ
năng cho trẻ thì tiết học đó mới thành cơng, trẻ mới đưa ra được những sản
phẩm theo yêu cầu của cô.
Qua tiết học tôi đã tiến hành các hoạt động tổ chức cho trẻ được làm những
đồ dùng, đồ chơi, trong quá trình trẻ làm đồ dùng đồ chơi trên tiết học, trẻ sẽ dần
hoàn thiện những kỹ năng tạo hình từ đơn giản đến phức tạp, tư duy, sự tưởng
tượng và nhận thức của trẻ sẽ ngày một nâng cao dần.
Qua đó rèn được các kỹ năng về tạo hình, giúp trẻ phát huy được khả năng
linh hoạt, sáng tạo của từng cá nhân trẻ, ngoài ra giúp trẻ biết kết hợp với các
bạn cùng nhóm để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu, biết yêu quý lao động, giữ gìn
sản phẩm của mình của bạn.
+ Rèn kỹ năng làm đồ chơi cho trẻ trong hoạt động mọi lúc mọi nơi
Đây là thời điểm trẻ được hoạt động theo ý thích của mình, trẻ tự học hỏi
lẫn nhau về kỹ nãng, cách làm đồ chơi và là thời điểm trẻ có thể hồn thiện

những đồ chơi làm còn dở dang ở hoạt động chơi góc, hoạt động học.

15

Ngồi ra cịn có thể cho trẻ làm đồ chơi ở nhiều thời điểm trong ngày, như:
Trong giờ đón, trả trẻ, giờ hoạt động chơi ngoài trời, hoạt động chiều.Với những
thời điểm đó có thể trẻ hồn thiện những đồ chơi mà trẻ làm chưa xong hay trẻ
có thể hướng dẫn nhau trong quá trình thực hiện làm đồ dùng, đồ chơi.
Với những sản phẩm của trẻ tạo ra tôi ưu tiên sử dụng những đồ chơi đó để
đưa vào phục vụ các hoạt động như: Hoạt động chơi trong các góc, trang trí,
trưng bày, để sử dụng vào các tiết học (nếu có thể). Bên cạnh đó cịn tăng cường
cho trẻ được sử dụng những đồ chơi mà trẻ làm ra, qua đó giúp trẻ nhận ra rằng
sản phẩm ḿnh làm ra là có ư nghĩa, nhằm giáo dục trẻ biết giữ ǵn trong quá tŕnh
chơi và biết yêu lao động ngay từ khi còn nhỏ. Càng sử dụng được nhiều thì sẽ
giúp trẻ có thêm động cơ hứng khởi, thích thú, để tiếp tục tham gia vào các hoạt
động khác.
+ Trang trí mơi trường lớp học
Trang trí lớp học cũng rất cần thiết, cơ giáo có thể làm những con vật, bông
hoa, cây xanh để làm phong phú thêm trí tưởng tượng và sự sáng tạo cho trẻ.
4.4. Kết quả thu được trên trẻ sau 8 tháng thực hiện các biện hướng dẫn
trẻ lớp 3 tuổi D làm đồ dùng đồ chơi tự tạo thu được kết quả như sau:
Bảng kết quả khảo sát sau 8 tháng thực hiện sáng kiến:
Mức độ

Tổng số
Nội dung khảo sát

trẻ

Chưa

Tỉ lệ

đạt

(%)

90,3

3

9,7

27

87,1

4

12,9

31

27

87,1

4

12,9

31

25

80,6

6

19,4

Đạt

Tỉ lệ (%)

31

28

31

- Có kĩ năng vẽ, tơ màu
- Kĩ năng cắt xếp dán

điều tra
- Trẻ tích cực sáng tạo
- Có kĩ năng quan sát và tạo
ra sản phẩm

4.5. Khả năng áp dụng của sáng kiến:

16

Những biện pháp tôi áp dụng trên đã đem lại những kết quả nhất định và trở
thành kinh nghiệm của bản thân trong việc hướng dẫn trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.
Trên thực tiễn trong quá trình nghiên cứu và áp dụng các biện pháp sáng
kiến vào cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ. Tơi nhận thấy trẻ lớp tơi đã có một số
kỹ năng ban đầu làm được một số đồ dùng đồ chơi đơn giản phù hợp với từng
chủ đề. Tôi nhận thấy sáng kiến này sẽ áp dụng thành công đối với các lớp khác
trong trường mầm non ................. và trường mầm non trong tồn huyện ĐạiTừ.
5. Những thơng tin cần được bảo mật: Khơng có
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao trên trẻ khi áp dụng sáng kiến “Một
số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo ở
lớp 3TD trường mầm non .................” điều kiện cần thiết phải có đó là:
- Giáo viên phải nắm vững được sự phát triển tâm sinh lý của trẻ để áp
dụng một số biện pháp của hoạt động tạo hình, cụ thể phương pháp hướng dẫn
trẻ 3 - 4 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.
+ Có kế hoạch phù hợp, cụ thể để từ đó đưa ra những phương pháp, hình
thức tổ chức phù hợp với lớp, với độ tuổi, theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.
+ Có tinh thần tự học, sáng tạo trong quá trình tổ chức cho trẻ làm đồ
dùng, đồ chơi tự tạo.
+ Cập nhật thường xuyên về phương pháp dạy học hiện đại.
- Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về phương pháp làm đồ dùng, đồ
chơi tự tạo cho trẻ mầm non.
+ Thăm quan học tập trường bạn về cách làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.
+ Tuyên truyền phụ huynh sưu tầm, ủng hộ nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa

phương để phục vụ cho các chủ đề thực hiện trong năm học.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu
được do áp dụng sáng kiến.
7.1 Theo ý kiến của tác giả:

17

- Sau khi áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 3 - 4
tuổi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo ở lớp 3TD trường mầm non .................” bản thân tôi
đã thu được một số kết quả sau: Đánh giá đã khắc phục nội dung tồn tại ở phần thực
trạng.
Dựa vào bảng khảo sát sau 8 tháng thực hiện cho thấy:
* Về phía trẻ:
- 100% trẻ đã hứng thú tham gia làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.
- 90,3% trẻ tích cực sáng tạo.
- 87,1% trẻ có kĩ năng quan sát và tạo ra sản phẩm.
- 87,1% trẻ có kĩ năng vẽ, tơ màu.
- 80,6% trẻ có kĩ năng cắt xếp dán.
- Trẻ đã mạnh dạn, tự tin, linh hoạt, sáng tạo khi tham gia làm đồ dùng, đồ
chơi tự tạo.
- Trẻ đã có những kỹ năng cơ bản để tham gia vào hoạt động làm đồ chơi tự
tạo.
- Trẻ thể hiện được tính độc lập, sáng tạo rất cao trong quá trình thực hiện.
- Trẻ trở nên thơng minh, nhanh nhẹn rõ rệt, tích cực và chủ động trong mọi
hoạt động tìm tịi và khám phá thế giới xung quanh.
- Hình thành ở trẻ những phẩm chất tốt như khả năng phối hợp hoạt động
tốt với các bạn, khả năng tự kiềm chế, nhường nhịn bạn, biết chơi cùng bạn
và giúp đỡ bạn.
Thông qua việc khai thác sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo trẻ đã được

khám phá những kinh nghiệm thực tế xung quanh trẻ chính vì vậy đã góp phần
thực hiện đạt mục tiêu giáo dục trên giáo dục theo độ tuổi khi thực hiện chương
trình giáo dục trẻ do Bộ Giáo Dục đào tạo ban hành.
* Về phía giáo viên:
- Nâng cao kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi khi hướng dẫn trẻ. Sưu tầm được
nhiều mẫu đồ dùng, đồ chơi phong phú và đa dạng phù hợp theo chủ đề, theo lứa
tuổi để giới thiệu hướng dẫn cho trẻ.
18

- Tạo được hứng thú cho trẻ khi tham gia vào hoạt động làm đồ dùng, đồ
chơi tự tạo, đã biết cách sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau để làm ra
những bộ đồ chơi thân thiện với mơi trường.
- Có nhiều hoạt động về hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo được
chuyên môn đánh giá cao.
- Đánh giá kết quả đạt được mong đợi và khẳng định đạt được mục tiêu
giáo dục thẩm mĩ theo chương trình giáo dục Mầm Non.
Như vậy biện pháp bản thân đề xuất mang tính khả thi, quan trọng hơn tất
cả là vẫn là sự sáng tạo, nhiệt tình của giáo viên phụ trách lớp và có thể áp dụng
từ đây đến cuối năm học và những năn học tiếp theo.
* Về phía phụ huynh
- Phụ huynh có thêm sự hiểu biết về các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ
trong trường mầm non.
- Biết cách giáo dục con em theo hướng thân thiện, biết chia sẻ, đoàn kết,
cởi mở với mọi người xung quanh.
- Tham gia nhiệt tình trong việc đóng góp đồ dùng, nguyên liệu phế thải
phục vụ cho các hoạt động của trường, lớp.
- Phụ huynh đã chú trọng hơn trong việc lựa chọn đồ dùng, đồ chơi cho con
em mình.
7.2. Theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần

đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): Khơng có.
8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu:
Khơng có.
Trên đây là kết quả sau 8 tháng thực hiện sáng kiến của bản thân tôi trong
việc áp dụng “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi làm đồ dùng
đồ chơi tự tạo ở lớp 3TD trường mầm non .................”. Tuy còn nhiều hạn chế
và thiếu xót, bản thân tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu, học hỏi để tìm ra các biện
pháp mới trong việc hướng dẫn trẻ 3 - 4 tuổi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, cố
gắng khắc phục những hạn chế đó ở những năm học tiếp theo.

19

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 04 năm 2019
Người nộp đơn

.................

20