Huân chương cao quý nhất của nước ta là gì năm 2024

- Theo Luật Thi đua - khen thưởng, Việt Nam hiện có các loại huân chương sau: Huân chương Sao vàng (huân chương cao quý nhất); Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Ðộc lập (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba); Huân chương Quân công (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba); Huân chương Lao động (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba); Huân chương Bảo vệ Tổ quốc (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba); Huân chương Chiến công (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba); Huân chương Ðại đoàn kết dân tộc; Huân chương Dũng cảm; Huân chương Hữu nghị.

Bên cạnh đó còn có các huy chương: Huy chương Quân kỳ quyết thắng; Huy chương Vì an ninh Tổ quốc; Huy chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba); Huy chương Hữu nghị.

Hiếu Dũng (tổng hợp)

Xin chào ban biên tập, tôi là cán bộ hưu trí, ban biên tập cho tôi hỏi huân chương sao vàng có phải là huân chương cao quý nhất không?

Huân chương cao quý nhất của nước ta là gì năm 2024

Căn cứ Điều 34 Luật thi đua khen thưởng 2003 quy định như sau:

"Huân chương Sao vàng" là huân chương cao quý nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Căn cứ Điều 14 Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thi đua khen thưởng quy định về tiêu chuẩn dành cho các cá nhân tập thể đủ điều kiện được nhận huân chương sao vàng là những cá nhân, tập thể có công lao to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Như vậy căn cứ quy định của pháp luật hiện hành thì huân chương sao vàng là huân chương cao quý nhất của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khi trao tặng cho bất kì một cá nhân tập thể nào đó.

Huân chương Việt Nam là vật phẩm đặc biệt do Nhà nước Việt Nam đặt ra để ghi nhận và tặng thưởng cho các tập thể và cá nhân (kể cả tập thể và cá nhân nước ngoài) có thành tích, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Các tập thể và cá nhân có thành tích, cống hiến trong từng thời kỳ khác nhau được xét theo những tiêu chuẩn khen thưởng cụ thể để được tặng thưởng huân chương phù hợp.

Luật Thi đua - Khen thưởng quy định: huân chương để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể có công trạng, lập được thành tích thường xuyên hoặc đột xuất, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Huân chương gồm có: cuống huân chương, dải huân chương và thân huân chương. Hình thức các loại, hạng huân chương được phân biệt bằng màu sắc, số sao, số vạch trên dải và cuống huân chương. Thẩm quyền tặng, truy tặng huân chương do Chủ tịch nước quyết định.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1977, các huân chương Việt Nam được trao bởi cả chính phủ ở miền Bắc Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) và chính thể ở miền Nam Việt Nam (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam). Đối với nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây và nay là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, huân chương được trao chủ yếu chia làm 2 thời kỳ bởi cột mốc ngày 1 tháng 7 năm 2004 khi Luật Thi đua, Khen thưởng bắt đầu có hiệu lực.

Chính phủ Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Trước ngày 1 tháng 7 năm 2004[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi Luật Thi đua - Khen thưởng có hiệu lực, có tất cả 11 loại huân chương được trao lần lượt là

  1. Huân chương Sao Vàng
  2. Huân chương Hồ Chí Minh
  3. Huân chương Độc lập
  4. Huân chương Quân công
  5. Huân chương Lao động
  6. Huân chương Kháng chiến
  7. Huân chương Quân giải phóng Việt Nam
  8. Huân chương Chiến thắng
  9. Huân chương Chiến công
  10. Huân chương Chiến sĩ vẻ vang

Ngoại trừ Huân chương Sao Vàng và Huân chương Hồ Chí Minh, các huân chương từ Độc lập đến Chiến sĩ vẻ vang đều chia làm 3 hạng Nhất, Nhì, Ba và được phân biệt bằng số sao hoặc vạch trên dải và cuống huân chương:

  • Hạng Nhất: 3 sao hoặc 3 vạch
  • Hạng Nhì: 2 sao hoặc 2 vạch
  • Hạng Ba: 1 sao hoặc 1 vạch

Trường hợp có cả sao và vạch thì lấy số sao để phân hạng.

Huân chương Sao vàng không có dải.

Sau ngày 1 tháng 7 năm 2004[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Điều 33 của Luật Thi đua - Khen thưởng thì Huân chương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam gồm 10 loại sau:

  • 5 loại không chia hạng
    • Huân chương Sao vàng
    • Huân chương Hồ Chí Minh
    • Huân chương Đại đoàn kết dân tộc
    • Huân chương Dũng cảm
    • Huân chương Hữu nghị
  • 5 loại chia hạng:
    • Huân chương Độc lập
    • Huân chương Quân công
    • Huân chương Lao động
    • Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
    • Huân chương Chiến công

Loại có chia hạng đều được chia làm ba hạng và được phân biệt bằng số sao gắn trên cuống, trên dải Huân chương.

  • Hạng nhất: 3 sao
  • Hạng nhì: 2 sao
  • Hạng ba: 1 sao

Chính phủ miền Nam Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Huân chương ở miền Nam Việt Nam từng được trao bởi 3 chính thể bao gồm Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1960–1969), Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969–1976) và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1976–1977), gồm có 7 loại huân chương sau:

  1. Huân chương Tổ quốc
  2. Huân chương Thành đồng
  3. Huân chương Quân công giải phóng
  4. Huân chương Quyết thắng
  5. Huân chương Chiến công giải phóng
  6. Huân chương Giải phóng
  7. Huân chương Chiến sĩ giải phóng

Ngoại trừ Huân chương Tổ quốc, 6 loại huân chương còn lại đều chia làm 3 hạng và được phân biệt bằng số sao hoặc vạch trên dải và cuống huân chương tương tự các loại huân chương được trao bởi chính phủ Việt Nam.

Ai có nhiều huân chương nhất Việt Nam?

Quân hàm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Anh là Trần Vương Việt, người sở hữu bộ sưu tập huân chương, huy chương, kỷ niệm chương nhiều nhất Việt Nam.

Huân chương do ai tặng?

Huân chương Việt Nam là vật phẩm đặc biệt do Nhà nước Việt Nam đặt ra để ghi nhận và tặng thưởng cho các tập thể và cá nhân (kể cả tập thể và cá nhân nước ngoài) có thành tích, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Việt Nam có bao nhiêu người được Huân chương Sao Vàng?

Huân chương Sao Vàng không chia hạng. Đến nay Việt Nam đã tặng và truy tặng Huân chương Sao Vàng cho trên 140 tập thể, cá nhân trong nước và tặng 28 cá nhân nước ngoài. Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng là người đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng (năm 1958).

Huân chương có ý nghĩa gì?

Huân có nghĩa là công lao, chương có nghĩa là dấu hiệu. Huân chương là dấu hiệu ghi nhận công lao, đóng góp của người được nhận.