Học viện chính trị-hành chính quốc gia hồ chí minh

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC III

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN

VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY

  • Tên cơ quan:                  Học viện Chính trị khu vực III

                                                (thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)

  • Địa điểm trụ sở chính:    215 và 232 Nguyễn Công Trứ, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng
  • Điện thoại:                      02363.831.174     Fax: 02363.844.611
  • Website:                          https://hcma3.hcma.vn/

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN (1949 – 2019)

1. Từ Trường Đảng Liên khu V (1949 - 1954) đến Trường Đảng Khu V (1961 – 1976)

Nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ sáu (từ ngày 14 đến ngày 18/01/1949) chủ trương thành lập Trường Đảng ở Trung ương và ở các cấp để đào tạo, huấn luyện cán bộ. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ sáu, năm 1949, Liên khu ủy Khu V quyết định thành lập Trường Đảng Liên khu V (tiền thân của Học viện Chính trị khu vực III hiện nay), đóng tại thôn Ân Tường (nay thuộc xã Ân Tường Đông), huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Trường Đảng Liên khu V do đồng chí Nguyễn Duy Trinh, Phó Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Trung Trung Bộ, Bí thư Liên khu ủy Khu V phụ trách; có nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện cán bộ khu vực Trung Trung Bộ. Sau Hiệp định Genève năm 1954, do đặc điểm tình hình lúc bấy giờ, Trường Đảng Liên khu V tạm ngừng hoạt động.

Đến đầu năm 1961, để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, Khu ủy Khu V quyết định thành lập Trường Đảng Khu V trực thuộc Ban Tuyên huấn khu ủy V làm nơi đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của Đảng trong toàn khu. Trường Đảng Khu V ra đời đánh dấu bước phát triển mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho phong trào cách mạng địa bàn Khu V, góp phần nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên về đường lối chống Mỹ, cứu nước của Đảng, tăng cường ý chí chiến đấu, củng cố niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Đến đầu năm 1965, do nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ngày càng tăng, Thường vụ Khu ủy Khu V quyết định tách trường Đảng ra khỏi Ban Tuyên huấn, trở thành một đơn vị độc lập, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Khu ủy. Đồng chí Võ Chí Công, Bí thư Khu ủy được Thường vụ giao trực tiếp phụ trách Trường Đảng Khu V. Đồng chí Trần Tâm (Thủy), Phó Ban Tuyên huấn được bổ nhiệm phụ trách Trường Đảng Khu V.

Chặng đường 15 năm hoạt động, từ 1961 đến1975, trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, khó khăn, thiếu thốn, phải liên tục chuyển địạ điểm, tập thể cán bộ, công nhân viên Trường Đảng Khu V đã đoàn kết, khắc phục khó khăn đào tạo gần 1000 cán bộ chủ chốt cấp huyện, tỉnh và khu; bồi dưỡng nghị quyết cho hàng ngàn cán bộ. Các học viên được học tập và đào tạo tại Trường Đảng Khu V đã phát huy và vận dụng những kiến thức đã học vào công tác lãnh đạo của địa phương, góp phần vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

2. Từ các Trường Đảng Trung ương ở miền Trung và Tây Nguyên (1976 - 1982) đến Trường Nguyễn Ái Quốc III (1983 - 1993)

Sau ngày đất nước thống nhất, Trường Đảng Khu V được Khu ủy khu V giao nhiệm vụ tiếp tục mở các lớp lý luận chính trị để đào tạo đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu giai đoạn khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh duyên hải miền Trung và khu vực Tây Nguyên. Lớp ngắn hạn đầu tiên đã được mở vào ngày 27/6/1975 và lớp dài hạn 10 tháng được mở ngày 21/7/1975 tại cơ sở mới bên bờ sông Hàn, thành phố Đà Nẵng đánh dấu một bước phát triển mới của Nhà trường…

Ngày 13/7/1976, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 231/CT-TW về công tác giáo dục lý luận chính trị ở miền Nam trong giai đoạn cách mạng mới, chủ trương thành lập một số Trường Đảng Trung ương ở miền Nam. Thực hiện Chỉ thị số 231/CT-TW ngày 13/7/1976 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Trường Nguyễn Ái Quốc IV được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trường Đảng Khu V và Trường Nguyễn Ái Quốc Phân hiệu IV.

Để xây dựng đội ngũ cán bộ trên địa bàn Tây Nguyên và các huyện miền núi các tỉnh duyên hải miền Trung, ngày 18/7/1978, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IV ra Quyết định số 24-QĐ/TW về việc thành lập Trường Nguyễn Ái Quốc XI (gọi tắt là Trường Đảng Tây Nguyên) đóng ở thị xã Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Trường Nguyễn Ái Quốc XI có nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo cán bộ lãnh đạo cấp huyện các tỉnh Tây Nguyên và các huyện miền núi từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Ngày 25/9/1976, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Quyết định số 2762-BBT/TW về thành lập Trường Tuyên huấn Trung ương II tại Đà Nẵng. Trường Tuyên huấn Trung ương II có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tuyên huấn ở cấp huyện, giảng viên các trường đảng huyện theo chương trình lý luận trung cấp.

Ngày 2/1/1983, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Quyết định số 15/QĐ/TW về sắp xếp lại hệ thống trường Đảng. Theo Quyết định, ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên thành lập Trường Nguyễn Ái Quốc III trên cơ sở hợp nhất các Trường Nguyễn Ái Quốc IV, Trường Nguyễn Ái Quốc XI và Trường Tuyên huấn Trung ương II.

3. Từ Phân viện Đà Nẵng (1993 –7/2005) đến Học viện Chính trị khu vực III (8/2009 - 2019)

Nhằm tăng cường vai trò, nhiệm vụ của các trường Đảng Trung ương đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới, ngày 10/3/1993, Bộ Chính trị (khóa VII) ban hành Quyết định số 61-QĐ/TW về việc sắp xếp lại các Trường Đảng Trung ương, chuyển Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc thành Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Theo Quyết định của Bộ Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ, là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học về lý luận và chính trị của Đảng, Nhà nước; chuyển các Trường Nguyễn Ái Quốc khu vực I thành Phân viện Hà Nội, Trường Nguyễn Ái Quốc khu vực II thành Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Nguyễn Ái Quốc khu vực III thành Phân viện Đà Nẵng, Trường Đại học Tuyên giáo thành Phân viện Báo chí và Tuyên truyền để đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý ở trình độ Đại học Chính trị và bồi dưỡng Cao cấp lý luận chính trị.

Từ năm 1993 đến năm 2005, Phân viện Đà Nẵng đã mở 186 lớp đào tạo với số lượng 17.189 học viên thuộc các hệ đại học chính trị, hoàn chỉnh đại học, cao cấp lý luận chính trị ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, Phân viện còn mở các lớp bồi dưỡng lý luận nghiệp vụ ngắn hạn chuyên ngành cho 2.292 cán bộ tổ chức, kiểm tra và lớp nghiên cứu Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng cho 2.064 cán bộ; phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh mở hai lớp đào tạo cao học không tập trung. .Hoạt động nghiên cứu khoa học của Phân viện Đà Nẵng ngày càng đi vào chiều sâu, có những đóng góp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần nghiên cứu, tổng kết những vấn đề lý luận, thực tiễn của khu vực và đất nước. Tháng 3/1993, Tạp chí Sinh hoạt lý luận ra số đầu tiên, là tạp chí khoa học nằm trong hệ thống tạp chí quốc gia, cũng là tạp chí đầu tiên của các Phân viện trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đăng tải các kết quả nghiên cứu, góp phần tích cực vào hoạt động nghiên cứu và tuyên truyền tư tưởng – lý luận ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.

Ngày 30/7/2005, Bộ Chính trị (khóa IX) ra Nghị quyết số 52-NQ/TW về Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới. Ngày 2/8/2005, Bộ Chính trị (khóa IX) ra Quyết định số 149-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Theo đó, chuyển các Phân viện Hà Nội, Phân viện thành phố Hồ Chí Minh, Phân viện Đà Nẵng, Phân viện Cần Thơ thành Học viện Chính trị khu vực I, Học viện Chính trị khu vực II, Học viện Chính trị khu vực III, Học viện Chính trị khu vực IV và chuyển Phân viện Báo chí và Tuyên truyền thành Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

  Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) Về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, ngày 7/5/2007, Bộ Chính trị (khóa X) ban hành Quyết định số 60-QĐ/TW hợp nhất Học viện Hành chính quốc gia, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thành Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Ngày 22/10/2007, Bộ Chính trị (khóa X) ra Quyết định số 100-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Theo Quyết định số 100-QĐ/TW, Học viện Chính trị khu vực III trở thành Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III, đặt tại thành phố Đà Nẵng có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao cấp lý luận chính trị - hành chính.

Theo Quyết định của Bộ Chính trị về tách Học viện Hành chính quốc gia ra khỏi Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, vào năm 2014 Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III trở lại tên gọi là Học viện Chính trị khu vực III như hiện nay.

Trường Đảng Liên khu V - Học viện Chính trị khu vực III hình thành và phát triển trên mảnh đất miền Trung, Tây Nguyên giàu truyền thống cách mạng. Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển (1949 – 2019) với nhiều lần thay đổi tên gọi, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Học viện Chính trị khu vực III luôn nỗ lực phấn đấu, đổi mới, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Với bề dày và truyền thống, Học viện Chính trị khu vực III luôn tăng cường đoàn kết, bám sát nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng, góp phần quan trọng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Quá trình 70 năm xây dựng và phát triển (1949 – 2019), Học viện Chính trị khu vực III đã thể hiện rõ bản sắc, vị thế, vai trò của Trường Đảng mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, xứng đáng là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, đáp ứng sự mong đợi và tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Với hành trang và truyền thống đầy tự hào, cán bộ, công chức, viên chức Học viện Chính trị khu vực III luôn nỗ lực phấn đấu, xây dựng khối đoàn kết, giữ vững bản sắc Trường Đảng, vượt qua khó khăn, thách thức, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, xứng đáng là một hợp phần quan trọng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

II. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC BỘ MÁY

1. Vị trí, chức năng

- Học viện Chính trị khu vực III là đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Học viện).

- Học viện Chính trị khu vực III là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên; nghiên cứu khoa học lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn

- Đào tạo, bồi dưỡng: Đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị, lãnh đạo chủ chốt các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và các đối tượng khác trên địa bàn các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên …Bồi dưỡng cập nhật kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cán bộ giữ chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị… Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tổ chức, kiểm tra, nội chính, kinh tế, bảo vệ chính trị nội bộ, dân vận, văn phòng cấp ủy, tôn giáo, dân tộc… của hệ thống chính trị… Đào tạo đại học (4 năm và văn bằng 2), sau đại học một số chuyên ngành… Đào tạo bồi dưỡng các đối tượng và các hình thức khác…

-Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng, bổ sung chương trình, nội dung, tổ chức biên soạn giáo trình, đề cương bài giảng, tài liệu học tập và tài liệu tham khảo về các bộ môn khoa học trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo quy định, phân công, phân cấp; nghiên cứu phương pháp giảng dạy, học tập, bảo đảm chất lượng đào tạo. Nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghiên cứu khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác. Tham mưu, đề xuất, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho Đảng, Nhà nước, tổ chức đảng, chính quyền các địa phương trong việc hoạch định đường lối xây dựng và phát triển đất nước, địa phương, đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị. Hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học với các cơ quan đào tạo và khoa học của các nước theo quy định của Đảng, Nhà nước và của Học viện...

3. Tổ chức bộ máy

3.1. Lãnh đạo Học viện Chính trị khu vực III

Lãnh đạo Học viện Chính trị khu vực III gồm có 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc:

TT

Họ và tên

Chức vụ

1

PGS, TS Đoàn Triệu Long

Q. Giám đốc

2

PGS, TS Nguyễn Ngọc Hòa

Phó Giám đốc

3

TS Vũ Anh Tuấn

Phó Giám đốc

4

PGS, TS Lê Văn Đính

Phó Giám đốc

3.2. Các đơn vị trực thuộc

  1. Ban Tổ chức - Cán bộ
  2. Ban Quản lý đào tạo
  3. Ban Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế
  4. Ban Kế hoạch – Tài chính
  5. Ban Thanh tra
  6. Văn phòng
  • 15 đơn vị giảng dạy, nghiên cứu, thông tin, xuất bản:
  1. Khoa Triết học
  2. Khoa Kinh tế chính trị
  3. Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học
  4. Khoa Lịch sử Đảng
  5. Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh
  6. Khoa Xây dựng Đảng
  7. Khoa Chính trị học và Quan hệ quốc tế
  8. Khoa Dân tộc và Tôn giáo
  9. Khoa Văn hóa và Phát triển
  10. Khoa Xã hội học và phát triển
  11. Khoa Nhà nước và Pháp luật
  12. Khoa Lãnh đạo học và Chính sách công
  13. Tạp chí Sinh hoạt lý luận
  14. Trung tâm Thông tin khoa học
  15. Trung tâm Nghiên cứu Hoàng Sa, Trường Sa

4. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Tính đến tháng 08 năm 2020, Học viện Chính trị khu vực III có 196 cán bộ, công chức, viên chức. Đội ngũ cán bộ khoa học của Học viện có học hàm Phó Giáo sư và học vị từ Thạc sĩ trở lên là 126 đồng chí chiếm 64,29% tổng số cán bộ, công chức, viên chức của Học viện, trong đó có 09 Phó Giáo sư, Tiến sĩ, chiếm 4,60%; 44 Tiến sĩ, chiếm 22,45%; 73 Thạc sĩ, chiếm 37,24%. Hiện nay, Học viện có 06 đồng chí đang theo học nghiên cứu sinh ở trong nước và nước ngoài. Về trình độ lý luận chính trị, Học viện có 110 đồng chí có bằng Cao cấp lý luận chính trị và Cử nhân chính trị; 02 đồng chí có bằng Trung cấp lý luận chính trị và 09 đồng chí đang theo học Trung cấp lý luận chính trị.

5. Đảng bộ và các tổ chức đoàn thể

Đảng bộ Học viện Chính trị khu vực III  (có 20 chi bộ, với 172 đảng viên) thuộc Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Tổ chức Công đoàn, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên.

III. THÀNH TÍCH VÀ MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

  1. Thành tích

1.1. Hình thức khen thưởng

Năm

Hình thức khen thưởng

Số Quyết định

2001

Huân chương Độc lập Hạng Nhất

Quyết định số 26/2001/CTN ngày 10/01/2001 của Chủ tịch nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Phân viện Đà Nẵng thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh vì đã có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

2005

Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Quyết định số 281/QĐ-HVCTQG ngày 20/7/2005 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh vì đã đạt thành tích “Tập thể Lao động xuất sắc toàn ngành” trong phong trào thi đua yêu nước 05 năm 2001-2005.

2009

Huân chương Hồ Chí Minh

Quyết định số 1882/QĐ-CTN ngày 25/ 11/2009 của Chủ tịch nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III thuộc Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh vì đã có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

2010

Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Quyết định số 2536/QĐ-HVCT-HCQG ngày 26/10/2010 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh vì đã có thành tích xuất sắc đột xuất trong đợt thi đua Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và Đại hội thi đua yêu nước Học viện lần thứ III.

2014

Bằng khen Thủ tướng Chính phủ

Quyết định số 1698/QĐ-TTg ngày 23/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tặng thưởng Bằng khen của Chính phủ cho Học viện Chính trị khu vực III vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

2015

Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Quyết định số 2704 QĐ-HVCTQG ngày 14/7/2015 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về việc tặng thưởng Bằng khen của Giám đốc Học viện vì đã có thành tích điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 05 năm (2010-2015).

2015

Bằng khen

của Ủy ban Dân tộc miền núi

Quyết định số 331 /QĐ-DT ngày 08 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban Dân tộc miền núi vì đã có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp phát triển của Tạp chí Dân tộc, Nhân kỷ niệm 15 năm phát hành số đầu (09/9/1999- 09/9/2014).

2019

Huân chương Lao động Hạng Nhất

Quyết định số 1328/QĐ-CTN ngày 08/ 8/2019 của Chủ tịch nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Học viện Chính trị khu vực III thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh vì đã có thành tích xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học lý luận chính trị, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

2020

Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Quyết định số 2299-QĐ/HVCTQG ngày 28/6/2020 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19

1.2. Danh hiệu thi đua

Năm

Danh hiệu thi đua

Số Quyết định

2008

Cờ thi đua

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Quyết định số 234/QĐ-UBND ngày 07/01/2009 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng

2012-2013

Cờ thi đua cấp Bộ

Quyết định số 2775/QĐ-HVCT-HCQG ngày 29/7/2013 của Giám đốc Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh về việc tặng danh hiệu thi đua cấp Bộ năm học 2012 -2013.

2013-2014

Cờ thi đua cấp Bộ

Quyết định số 3165/QĐ-HVCTQG ngày 18/7/2014 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về việc tặng danh hiệu thi đua cấp Bộ năm học 2013-2014.

2013-2014

Cờ thi đua Chính phủ

Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 17/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tặng thưởng Cờ thi đua của Chính phủ, năm học 2013 – 2014.

2014-2015

Cờ thi đua cấp Bộ

Quyết định số 2721/QĐ-HVCTQG ngày 21/7/2015 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về việc tặng danh hiệu thi đua cấp Bộ năm học 2014-2015.

2018

Cờ thi đua cấp Bộ

Quyết định số 93-QĐ/HVCTQG, ngày 10/01/2019 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về việc tặng danh hiệu thi đua cấp Bộ năm 2018

2018

Cờ thi đua Chính phủ

Đã được Giám đốc- Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đề nghị tặng “Cờ thi đua Chính phủ” năm 2018 cho Học viện Chính trị khu vực III, tại Quyết định số: 526/QĐ-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2019.

2019

Cờ thi đua cấp Bộ

Quyết định số 6911-QĐ/HVCTQG ngày 30/12/2019 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

2. Một số hình ảnh tiêu biểu

Học viện chính trị-hành chính quốc gia hồ chí minh

Huân chương Độc lập Hạng Nhất (năm 2001)

Học viện chính trị-hành chính quốc gia hồ chí minh

Lễ Kỷ niệm 65 năm Truyền thống Học viện Chính trị khu vực III và Đón nhận Bằng khen của Thủ tướng chính phủ (tháng 12/2014)

Học viện chính trị-hành chính quốc gia hồ chí minh

Lễ Khánh thành Khu Lưu niệm Trường Đảng Khu V – tiền thân của Học viện Chính trị khu vực III

(tại xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam; năm 2015)

Học viện chính trị-hành chính quốc gia hồ chí minh

GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và đoàn công tác làm việc với Học viện Chính trị khu vực III

(ngày 19 tháng 02 năm 2019)

Học viện chính trị-hành chính quốc gia hồ chí minh

Hội thảo khoa học "Nghiên cứu giao lưu học thuật tăng cường giao lưu và thúc đẩy kinh tế, văn hóa Trung – Việt cùng phát triển"

(tại Trường Chính trị Thiểm Tây, Trung Quốc, tháng 7/2016)

Học viện chính trị-hành chính quốc gia hồ chí minh

Học viện chính trị-hành chính quốc gia hồ chí minh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước cho Học viện Chính trị khu vực III

(tháng 12/2019)


Page 2

Học viện chính trị-hành chính quốc gia hồ chí minh

Học viện chính trị-hành chính quốc gia hồ chí minh