Học tài chính Ngân hàng nên đọc sách gì

Quản trị ngân hàng đầu tư và quản trị tài chính là những lĩnh vực cực kỳ cạnh tranh; những tiềm năng sinh lời và phát triển dựa trên giá trị khiến hai lĩnh vực này đặc biệt thu hút những sinh viên trẻ muốn để lại dấu ấn của mình. Ấy vậy mà công việc ngày qua ngày của những thương nhân, nhà môi giới và nhà phân tích đôi lúc vẫn chưa rõ ràng với những nhân viên còn non trẻ, và khó cho họ để biết mình có phù hợp với lĩnh vực này hay không.

Show

Để thành công, bạn chắc chắn sẽ phải tham vọng và có định hướng; những người làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính thường dành rất nhiều thời gian trong một môi trường đầy áp lực, và họ cần phải linh hoạt để thích nghi. Cũng như, bạn cần phải nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng các khái niệm mới, duy trì suy nghĩ linh hoạt và tính ham học hỏi để giúp bạn xác định và phản ứng với những thông tin thị trường và những cơ hội mới. Bạn cũng cần kỹ năng phân tích và thương mại để hiểu được số liệu và những rủi ro.

Trước khi bạn ứng tuyển vào một vị trí trong một phòng ban nào đó, sẽ thật tốt nếu bạn có thể dành thời gian nghiên cứu để hiểu tốt hơn về phòng ban bạn sắp ứng tuyển vào, lĩnh vực hoạt động như thế nào, và những thành công cũng như thất bại mà những người cùng ngành đã trải nghiệm trong quá khứ. Điều này sẽ giúp bạn biết mình phù hợp với công việc đến mức nào, và điều gì trong công việc sẽ khiến bạn thích thú. Điều ấy cũng sẽ giúp bạn trò chuyện thông thái hơn về lĩnh vực của mình trong những bài phỏng vấn xin việc, và tạo ấn tượng với các nhà tuyển dụng tiềm năng với hiểu biết của mình về vấn đề và các cơ hội – bạn có thể giải thích ý kiến của riêng mình trong những bối cảnh giả thuyết, những mô hình và những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.

Việc đọc là một cách giúp bạn có được nhiều thông tin chuyên sâu. Tino đã tổng hợp những cuốn sách mà những người làm trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính gợi ý đọc, tin rằng sẽ rất đáng giá cho những người trẻ để cân nhắc con đường sự nghiệp của mình.

Bên dưới là list 22 Cuốn Sách Dành Cho Những Ai Muốn Làm Tại Ngân Hàng không theo thứ tự xếp hạng nào nhất định. Một số tác phẩm trùng với list 11 Cuốn Sách Thỏa Mãn Đam Mê Về Tài Chính Của Bạn có thể ứng dụng cho cả hai lĩnh vực hấp dẫn bạn nhé  😎 

1. Capitalism and Freedom (Milton Friedman)

Học tài chính Ngân hàng nên đọc sách gì

Milton Freeman là một nhà tư tưởng và người tiên phong của thị trường tự do, những ý tưởng của ông đã tạo ảnh hưởng lớn trên thế giới tài chính và kinh tế. Cuốn sách đưa ra những đề tài tranh luận vững chắc về nhu cầu của một nền kinh tế tự do với ít sự can thiệp của chính phủ, và luận điểm cho rằng kinh tế tự do là một điều kiện tiên quyết để đi đến sự tự do chính trị. Dành cho bất kỳ ai muốn làm việc trong lĩnh vực tài chính hay kinh tế, đây là một cuốn sách tuyệt vời giúp bạn hiểu được lý thuyết đằng sau tư bản kinh tế và những điều kiện của chính phủ cần thiết để đi đến thành công. Sẽ rất hữu ích khi bạn truy ngược về nguồn gốc của những ý tưởng đổi mới này, và cân nhắc về tính ứng dụng của nó trong công việc.

2. Intelligent Investor (Benjamin Graham)

Học tài chính Ngân hàng nên đọc sách gì

Cuốn sách được xem là một tác phẩm kinh điển giới thiệu bạn đọc tìm hiểu về giá trị của việc đầu tư (ví dụ như mua cổ phần dễ dàng và những công ty bị định giá thấp và nắm giữ vị thế trong một thời gian dài). Graham ủng hộ việc làm giàu trên một nền tảng vững chắc thay vì cố gắng tranh đấu với thị trường (ông nói rằng không thể đánh bại được mức trung bình của thị trường) và nhắc bạn đọc nhớ đâu là giá trị thật trong đầu tư, giá trị nằm trong việc sở hữu và nắm giữ chứng khoán, nhận lãi và cổ tức, và hưởng lợi từ việc tăng giá trị dài hạn. Ông cho những cách bạn có thể xác định các cổ phần giá trị và cảnh báo khi bạn bị cuốn vào vòng xoáy của thị trường. Hãy đọc cuốn sách này, bạn sẽ tìm được giá trị thật của thị trường chứng khoán, phát triển những chiến lược hợp lý và lâu dài, và tránh mắc phải những sai lầm nghiệp dư.

3. The General Theory of Employment, Interest and Money (John Maynard Keynes)

Học tài chính Ngân hàng nên đọc sách gì

Trái với quan điểm của Friedman (phía trên), Keynes bất đồng ý kiến với nhận định rằng các thị trường có thể để tự điều chỉnh chính mình và ông tranh luận về sự can thiệp của nhà nước nên cần có để thúc đẩy việc làm đầy đủ cũng như ổn định kinh tế. Ông là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất thế kỷ thứ 20 và cuốn sách này sẽ mang lại một cuộc cách mạng theo lối tư duy của các nhà kinh tế. Cụ thể hơn, cuốn sách thách thức những giả định quan trọng như việc nhu cầu luôn vượt xa cung ứng, hay tiền và các khoản tiết kiệm hoàn toàn không tương quan với nhau. Hãy đọc cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu về những quyết định quan trọng đã được đưa ra trong lịch sử, cũng như những chính sách, và bối cảnh của thị trường ngày nay.

4. The Great Unraveling: Losing Our Way in the New Century (Paul Krugman)

Học tài chính Ngân hàng nên đọc sách gì

Đây là một cuốn sách khiêu khích và kích thích tư duy, cho rằng có mối tương quan giữa sức mạnh, tiền bạc và chính trị. Krugman dự báo về đợt khủng hoảng kinh tế gần nhất năm 2002, và cuốn sách đã khai phá những ý tưởng về hành vi và các chính sách chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ của thị trường. Tác giả rất tài tình mô tả những vấn đề phức tạp bằng tiếng Anh, và dù chỉ tập trung tại Mỹ, cuốn sách cũng sẽ giúp bạn hình dung về nền kinh tế và quyền công dân. The Great Unraveling được dựa theo bài viết nổi tiếng của Krugman trên thời báo New York, rất dễ đọc và hiểu. Ông đã viết khá nhiều những cuốn sách khác bạn cũng nên tìm hiểu nhé.

5. Freakonomics (Stephen Dubner & Steven Levitt)

Học tài chính Ngân hàng nên đọc sách gì

Đây là một cuốn sách gối đầu giường của một vài người, Freakonomics sử dụng những kiến thức kinh tế vi mô và ứng dụng chúng vào nhiều lĩnh vực từ đấu vật sumo đến vấn đề băng đảng. Qua cách này, sách có thể giúp các tác giả chứng minh nền kinh tế có liên quan đến hành vi nói riêng (và xã hội nói chung) bằng việc khám phá nhu cầu và mong muốn của mọi người, đặc biệt khi họ đều có nhu cầu giống nhau. Một cuốn sách dễ đọc và thú vị, và hữu dụng để khám phá tâm lý và lẽ thường có sức ảnh hưởng đến tiền bạc như thế nào.

6. Liar’s Poker (Michael Lewis)

Học tài chính Ngân hàng nên đọc sách gì

Liar’s Poker cho chúng ta một khung cảnh đằng sau hậu trường sẽ như thế nào khi làm việc tại Wall Street cuối những năm 1980; cụ thể hơn về văn hóa và hành vi của những con người làm việc tại đây. Michael Lewis lúc bấy giờ làm việc cho Salomon Brothers, và tác phẩm tự truyện này khá thú vị để chúng ta có thể nhìn thấy cách những thương nhân và nhân viên bán hàng hoạt động như thế nào, và việc bãi bỏ quy định của chính phủ trong những năm 1980 đã cho phép những kẻ vô lương tâm lợi dụng sự thờ ơ của người khác và làm giàu. Sách cũng vẽ nên khung cảnh làm việc căng thẳng đầy sống động, với stress và sự cạnh tranh không lành mạnh giữa nhân viên, tính chịu chơi chịu cá cược của họ, đe dọa và lợi dụng điểm yếu của mọi người để vượt qua. Một tác phẩm thú vị, hấp dẫn và đáng sợ, sẽ mang cho bạn những thông tin chuyên sâu về quá khứ của những cuộc khủng hoảng tài chính và văn hóa làm việc trong ngành tài chính như thế nào.

7. Capital in the Twenty-First Century (Thomas Piketty)

Học tài chính Ngân hàng nên đọc sách gì

Tác phẩm bán chạy gây tranh cãi này bàn về sự phân bố của giàu có trong xã hội và điều này đã thay đổi như thế nào qua thời gian. Dựa trên số liệu bao quát của 20 quốc gia và giai đoạn sau cuộc cách mạng công nghiệp, Piketty lập luận rằng vốn đầu tư (ví dụ như vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán, tài sản, v.v..) sẽ tăng trưởng mạnh hơn cả thu nhập: vốn đã trở thành một loại hình thay thế cho lao động và có thể tạo ra sự giàu có. Ngụ ý này chỉ ra rằng bất kỳ ai bắt đầu không giàu có để đầu tư sẽ tương đối ít sung túc hơn, nên những người giàu có sẽ (tương đối) giàu hơn và người nghèo sẽ (tương đối) nghèo hơn. Điều này, Piketty khẳng định, là một đặc tính cấu trúc của chủ nghĩa tư bản. Cuốn sách đã tạo ra rất nhiều cuộc tranh luận mang tính ảnh hưởng cao về sự bất bình đẳng và tái phân phối sự giàu có là điều cần thiết để hiểu được nền tảng đạo đức và triết lý của chủ nghĩa tư bản.

8. The New Market Wizards (John D. Schwager)

Học tài chính Ngân hàng nên đọc sách gì

Đây là một cuốn sách thú vị, Schwager phỏng vấn rất nhiều những thương nhân nổi tiếng, để khám phá những quan điểm độc đáo của họ và rút ra bài học quan trọng. Ông thực sự đi sâu vào từng chi tiết để cẩn thận giải thích vì sao họ làm điều này thay vì điều kia, và như thế nào hay vì sao họ lại làm vậy. Thông thường luôn có giới hạn mức độ chia sẻ của những vị khách mời nhưng cuốn sách vẫn rất hữu ích với nhiều thông tin chuyên sâu từ các ngôi sao. Phần còn lại của tác phẩm nói về tâm lý mua bán, tầm quan trọng của thái độ và sự tự tin, và một số những phương pháp (như ngôn ngữ tư duy) mà các thương nhân có thể sử dụng. Cuốn sách kết thúc với một bài tổng hợp 42 quy tắc vàng, đầy những mẹo và bài học thú vị, và sách sẽ thực sự giúp bạn biết rằng mình có muốn làm việc trong lĩnh vực tài chính hay không.

9. The Wealth of Nations (Adam Smith)

Học tài chính Ngân hàng nên đọc sách gì

Adam Smith đôi lúc được gọi là Cha đẻ của Kinh tế, và đây là một cuốn sách kinh điển, lần đầu xuất bản vào năm 1776, mà cho đến bây giờ vẫn chứa đầy thông tin hữu ích. Trong tác phẩm này, Smith khám phá những điều cơ bản về kinh tế và nguồn gốc của chủ nghĩa tư bản ngày nay. Đây là nơi bạn có thể tìm thấy gốc của “bàn tay vô hình” và “GDP (Gross Domestic Product)”, cũng như mối liên kết giữa những thúc đẩy xã hội và kinh tế, và vai trò của chính phủ. The Wealth of Nations không thực sự là một tác phẩm dễ đọc, nhưng đây lại là một nơi tuyệt vời để giúp bạn bắt đầu nếu bạn muốn hiểu về bối cảnh và những nguyên tắc của kinh tế và xã hội tư bản.

10. The Black Swan: The Impact of the Highly Improbable (Nassim Nicholas Taleb)

Học tài chính Ngân hàng nên đọc sách gì

Cuốn sách nói về những rủi ro, và cụ thể hơn cách chúng ta suy nghĩ về rủi ro. Taleb lập luận rằng mọi người có thể tìm kiếm những hình mẫu dự báo rủi ro trong cách sự kiện dựa trên sự phân bổ quán tính thông thường, và bằng cách này chúng ta có thể hạn chế rủi ro. Trên thực tế, đôi lúc những sự kiện này vẫn sẽ diễn ra, thật khó đoán mà chúng lại còn tạo ra những ảnh hưởng cực lớn (ví dụ như sự kiện khủng bố 9/11) và tất cả những điều này được gọi là thiên nga đen. Để giải quyết những sự kiện thiên nga đen, Taleb cho rằng chúng ta phải có tính “hoài nghi thực nghiệm” (nghi ngờ tất cả mọi thứ, đặc biệt những thứ dựa trên thống kê) và lo lắng về những điều bạn chưa từng nghĩ đến bao giờ. Một cuốn sách hữu ích để hiểu về rủi ro, thống kê, kinh tế và quản lý tiền bạc.

11. The House of Morgan: An American Banking Dynasty and the Rise of Modern Finance (Ron Chernow)

Học tài chính Ngân hàng nên đọc sách gì

Cuốn sách của Chernow The House of Morgan bàn về nền tảng của gã khổng lồ trong giới ngân hàng: JPMorgan Chase & Company. Cuốn sách ghi chép quá trình gia đình Morgan âm thầm và mạnh mẽ vượt qua những gia đình ngân hàng Rothschild và Baring khác, và cuối cùng tạo ra một tổ chức tài chính lớn trên thế giới. Tác phẩm của Chernow kể về khi ngân hàng Morgan thống trị, giải thích cách chỉ bằng một khoản cứu trợ những năm 1890 của Hoa Kỳ đã có thể giúp Morgan bước vào một vị trí độc đáo với sức mạnh tài chính và uy quyền. Cuốn sách cũng thảo luận mối liên kết giữa những ngân hàng cho vay – và giúp ổn định sự hỗn loạn năm 1907 của Mỹ – cuối cùng mang lại nguồn tài chính quan trọng cho Chiến tranh Thế giới thứ I và thứ II. Sách cũng cung cấp những bức tranh rõ nét về những người đã tạo nên đế chế ngân hàng Morgan.

12. The Greatest-Ever Bank Robbery: The Collapse of the Savings and Loan Industry (Martin Mayer)

Học tài chính Ngân hàng nên đọc sách gì

Cuốn sách của Mayer tập trung vào một trong những thời kỳ náo động nền công nghiệp ngân hàng tại Mỹ. The Greatest-Ever Bank Robbery cụ thể chỉ ra sự suy thoái của những nền công nghiệp nhỏ lẻ dẫn đến khủng hoảng tín dụng S&L (Savings and Loan), khiến những năm 1980 là những năm tệ hại nhất cho các ngân hàng Hoa Kỳ kể từ Đại Suy Thoái những năm 1930. Dù rất nhiều cuốn sách đã viết về khủng hoảng S&L, nhưng tác phẩm này của Mayer vẫn nổi bật vì vừa dễ đọc và vừa phân tích chuyên sâu đề tài này.

13. The End of Banking: Money, Credit, and the Digital Revolution (Jonathan McMillan)

Học tài chính Ngân hàng nên đọc sách gì
The End of Banking

The End of Banking của McMillan cho chúng ta một viễn cảnh hấp dẫn vào tương lai của tài chính, nơi McMillan dự báo về cách mạng tài chính kỹ thuật số sẽ đặt dấu chấm và thay thế cho hệ thống ngân hàng cổ điển. McMillan cẩn thận liệt kê những gì anh cho rằng là các vấn đề không có cách giải quyết đối với hệ thống ngân hàng hiện tại, và sau đó đề xuất kế hoạch cho một hệ thống mới có thể kết hợp chung với cuộc cách mạng kỹ thuật số, những công đoạn thanh toán mới và những hệ thống đổi tiền tệ mới, và những biến chuyển tài chính khác như sự xuất hiện của cho vay P2P (peer-to-peer).

14. McColl: The Man with America’s Money (Ross Yockey)

Học tài chính Ngân hàng nên đọc sách gì

Cuốn sách của Yockey kể về cuộc đời và những thành tựu lớn của Hugh McColl, một trong những tượng đài lớn và có ảnh hưởng sâu sắc trong giới ngân hàng hiện đại. Cuốn sách nói về câu chuyện của McColl, cựu CEO của Bank of America Corporation, từ khi ông viễn cảnh đến khi tạo ra, qua nhiều thập kỷ, lần đầu tiên một ngân hàng quốc gia của Mỹ, với rất nhiều chi nhánh khắp 50 tiểu bang. McColl đã dẫn đầu việc thành lập ngân hàng liên bang và các nhánh ngân hàng hiện đại thông qua hàng loạt các sát nhập và mua lại những ngân hàng nhỏ và những khúc ngoặt đã dần dần biến chuyển ngân hàng American Commercial Bank, thành NationsBank, và trở thành một ngân hàng tài chính lớn vào năm 1998, Bank of America. Cuốn sách này là một quyển tiểu sử hấp dẫn về viễn cảnh của nền công nghiệp ngân hàng và lịch sử phát triển của ngân hàng Hoa Kỳ.

15. The Creature from Jekyll Island (G. Edward Griffin)

Học tài chính Ngân hàng nên đọc sách gì

Dù The Creature from Jekyll Island của Griffin có vẻ thuộc về khu vực sách thuyết âm mưu, nhưng mọi người đều đồng ý rằng đây là cuốn sách duy nhất nói về ngân hàng Federal Reserve Bank, một tập đoàn kín tiếng và thường bị hiểu nhầm tại Mỹ. Griffin cung cấp một lịch sử ngăn nắp, đầy chi tiết về sự hình thành của hệ thống Federal Reserve (FRS) và, quan trọng hơn hết, mục đích của nó. Griffin làm rõ ông không hứng thú với ngân hàng này, nhưng muốn chỉnh sửa lại quan điểm của người Mỹ vì họ cho rằng ngân hàng chịu trách nhiệm cho nhiều thứ, bao gồm cuộc Đại Suy Thoái và sự lạm phát liên tục đã tăng lên đến gần 90% khả năng mua của đồng dollar kể từ khi ngân hàng Federal Reserve được thành lập. Robert Kiyosaki, tác giả của cuốn sách Rich Dad, Poor Dad – một series những cuốn sách hướng dẫn tài chính, mô tả tác phẩm này của Griffin như là “…một vụ giết người bí ẩn về ‘vụ giết người’ tài chính của tầng lớp trung lưu.” Trong khi rất nhiều người muốn xác minh lại tính chính xác của những điều Griffin viết về FRB, không thể bỏ qua cuốn sách này là một tác phẩm thú vị, được nghiên cứu kỹ lưỡng, chứa đầy những thông tin về tiền bạc và những công việc của hệ thống ngân hàng. Ấn bản cập nhật năm 2010 của cuốn sách sẽ thêm phần nghiên cứu về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và các khoản cứu trợ đã đưa những người đóng thuế tại Mỹ lên hàng nghìn tỷ đô la.

16. Panic on Wall Street: A History of America’s Financial Disaster (Robert Sobel)

Học tài chính Ngân hàng nên đọc sách gì

Nếu bạn muốn hiểu về ngân hàng, bạn phải hiểu về những khủng hoảng tài chính. Và nếu bạn muốn hiểu về những khủng hoảng tài chính, thì cuốn sách này của Robert Sobel là nơi giúp bạn bắt đầu.

Chỉ ít hơn 500 trang, Sobel theo dấu lịch sử của những khủng hoảng từ Khủng hoảng năm 1792 đến sự suy sụp của thị trường chứng khoán vào năm 1962. Dọc theo đó, ông bàn về những biến động lớn xảy ra xuyên suốt, bao gồm Khủng hoảng năm 1837, 1857, 1873, 1893, 1907 và đợt Đại Khủng Hoảng.

Kết hợp cùng những cuốn sách như Manias, Panics, and Crashes của Charles Kindleberger và This Time is Different của Carman Reinhart và Kenneth Rogoff, bộ ba sách này sẽ cho các người làm ngân hàng và nhà đầu tư nguồn kiến thức vững chắc không chỉ để sống sót qua các cuộc khủng hoảng trong tương lai, mà còn tận dụng chúng để phát triển.

17. Fragile by Design: The Political Origins of Banking Crises and Scarce Credit (Charles Calomiris & Stephen Haber)

Học tài chính Ngân hàng nên đọc sách gì

Luận điểm của Calomiris và Haber trong sách nói về tính mỏng manh của nền công nghiệp ngân hàng tại Hoa Kỳ là kết quả trực tiếp của một cuộc “thương lượng chính trị lớn” giữa những người làm ngân hàng và những cuộc vận động khác nhau.

Những năm đầu tiên của khối liên minh, điều này đã dẫn đến việc cấm ngân hàng liên quốc gia và ngân hàng chi nhánh. Nhưng sau khi những ngân hàng lớn dành vị trí của những ngân hàng đơn vị nhỏ, hành động này đã đốc thúc cho một vụ nổ hợp nhất và đã tạo ra những ngân hàng giống nhau như Citigroup và Bank of America.

Cuốn sách của Calomiris và Haber rất tuyệt vời không chỉ bởi vì khả năng theo dấu những lịch sử pháp lý của nền công nghiệp, nhưng còn bởi vì cuốn sách soi sáng góc tối đã tồn tại từ rất lâu giữa những người làm ngân hàng và các nhà chính trị. Ví dụ như để đánh đổi sự đồng ý hợp nhất ấy, những ngân hàng phải chứng minh mình hoàn toàn đóng góp vào những cộng đồng địa phương bằng việc đưa ra các khoản vay cho những người không phù hợp để vay nợ.

Đủ để nói rằng, điều này có thể dư sức giải thích những thế lực đằng sau các bong bóng vay thế chấp dưới chuẩn đã tạo nên cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009.

18. Wriston: Walter Wriston, Citibank, and the Rise and Fall of American Financial Supremacy (Philip Zweig)

Học tài chính Ngân hàng nên đọc sách gì

Trong khi J.P. Morgan là ông trùm của ngân hàng trong những năm trước chiến tranh thế giới, thì nửa thế kỷ còn lại thuộc phần lớn về Walter Wriston, đã từng là chủ tịch hội đồng và CEO của Citibank — bây giờ đã là Citigroup.

Wriston dẫn đầu ngành ngân hàng vì sau cuộc Đại Suy Thoái – đã xuất hiện chủ nghĩa bảo thủ trước một triển vọng toàn cầu phù hợp với sự thống trị kinh tế ngày càng tăng của Hoa Kỳ trên khắp thế giới. Ông đã phát minh ra những chứng chỉ tiền gửi, thúc đẩy Citibank vào lĩnh vực tài chính thế giới, và trở thành một trong những kẻ hung hãn của thị trường tài chính.

Nhìn từ xa, sẽ không có ai nghi ngờ khả năng đổi mới của Wriston mang lại cho Citibank khi ngân hàng đứng trên bờ vực của sự thất bại vài lần mỗi năm. Tuy nhiên, sẽ là một sai lầm để cho phép nhận định này che mờ quan điểm của chúng ta về những đóng góp phi thường của Wriston vào sự tiến hóa của ngành ngân hàng tại Mỹ.

Tái bút: Bạn có thể tìm đọc Tearing Down the Walls: How Sandy Weill Fought His Way to the Top of the Financial World…and Then Nearly Lost It All, một cuốn sách nói về giây phút quyết định của lịch sử Citigroup sau khi Wriston về hưu. Bản thân Wriston cũng đã từng viết một cuốn sách có tựa đề Risk and Other Four-Letter Words khá hấp dẫn.

19. The Continental Affair: The Rise and Fall of the Continental Illinois Bank (James McCollom)

Học tài chính Ngân hàng nên đọc sách gì

Dù rất nhiều người tin vào quan niệm “quá lớn để thất bại” trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, lần đầu thu hút sự chú ý của mọi người với sự sụp đổ của ngân hàng Continental Illinois Bank and Trust, một ngân hàng thương mại trụ tại Chicago chịu áp lực lớn trong năm 1984. Thay vì để ngân hàng này sụp đổ, thì công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) quốc hữu hóa ngân hàng này để tránh lây nhiễm đến nền công nghiệp ngân hàng tại Hoa Kỳ.

Bài học xuất hiện trong tác phẩm của McCollom là thậm chí kể cả những ngân hàng có tiếng và thích ứng tốt cũng có nguy cơ đối diện với những rủi ro trong các cuộc khủng hoảng tính thanh khoản. Khi Continental Illinois chịu những vấn đề vào đầu những năm 1980, thì có vài người nghi ngờ khả năng chi trả của ngân hàng cho đến khi một tin đồn vô căn cứ của Reuters thông báo, với thông tin sai trái, rằng ngân hàng ấy đang trên bờ vực phá sản (sẽ mang tiếng rất nhiều và có thể phá hủy thanh danh của một ngân hàng).

Điều muốn nói ở đây là, sẽ không đủ nếu ngân hàng chỉ tập trung vào những chiến lược phát triển mang tính công kích, họ phải luôn định vị phòng thủ trước những tin đồn và những mối nguy khác mình không tự tạo ra.

Để theo dấu câu chuyện của Continental Illinois, bạn có thể tìm đọc Bailout: An Insider’s Account of Bank Failures and Recues của Irving Sprague. Và một câu chuyện của Penn Square, kích những nghi ngờ cho Continental Illinois, bạn có thể đọc Belly Up: The Collapse of the Penn Square Bank của Phillip Zweig.

20. Roller Coaster: The bank of America and the Future of American Banking (Moira Johnston)

Học tài chính Ngân hàng nên đọc sách gì

Đôi lúc bạn sẽ bắt gặp một cuốn sách vừa chất lượng, vừa viết hay, và đề tài của cuốn sách hoàn toàn nằm trong tầm với của bạn. Cuốn sách của Moira Johnston là một trong những tác phẩm ấy.

Bề ngoài trông như nói về lịch sử Ngân hàng Hoa Kỳ kể từ khi gia đình Giannini về hưu, Roller Coaster còn đi sâu vào những chi tiết tinh tế nguồn gốc của những thế lực trong nền công nghiệp ngân hàng những năm 1980 và đầu những năm 1990. Chưa hết, với bất kỳ ai muốn hiểu thêm về thời kỳ then chốt nhưng cũng đầy hỗn loạn này, hay bạn hứng thú để biết thêm về lịch sử của Ngân hàng Hoa Kỳ, bạn sẽ không thể tìm thấy cuốn sách nào hay hơn cuốn sách này đâu.

21. Last Man Standing: The Ascent of Jamie Dimon and JPMorgan Chase (Duff McDonald)

Học tài chính Ngân hàng nên đọc sách gì

Dù những người tài giỏi thường tự viết những tác phẩm tự truyện của riêng họ, lại có rất ít những người làm lĩnh vực ngân hàng tự viết sách cho mình hay những cuốn sách được viết về họ. Tino không biết vì sao điều này lại xảy ra, chắc vì có nhiều người bẩm sinh đã có khả năng ngân hàng cực tài giỏi nên cũng chẳng mấy nổi bật.

Nhưng thật vui vì quyển tiểu sử ngắn của Duff McDonald về Jamie Dimon (CEO của tập đoàn JPMorgan Chase) đã phá vỡ lối mòn này. Chỉ trong 300 trang, McDonald kể về những tố chất đã giúp Dimon trở thành một trong những người làm ngân hàng có thực lực nhất thế hệ chúng ta.

Cuốn sách nói về nỗi ám ảnh của Dimon trước những rủi ro và chi phí, mong muốn và khả năng của ông để điều hành, và sự đi lên đáng kinh ngạc của ông qua nhiều thứ hạng những người làm ngân hàng có tiếng.

22. After the Music Stopped: The Financial Crisis, the Response, and the Work Ahead (Alan Blinder)

Học tài chính Ngân hàng nên đọc sách gì

Bạn nói gì về những hậu quả khôn lường của khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 cũng được, nhưng sẽ không nghi ngờ gì khủng hoảng này đã tạo nên một cơn địa chấn toàn những tác phẩm hay.

Từ những tác phẩm của cựu Bộ Trưởng Tài Chính Hoa Kỳ Hank Paulson (On the Brink) và Timothy Geithner (Stress Test) và cựu nữ chủ tịch FDIC Sheila Bair (Bull by the Horns). Và cũng có những cuốn sách bàn về những tổ chức cụ thể như Street Fighters của Kate Kelly nói về sự sụp đổ của Bear Stearns, Crash of the Titans của Greg Farrell về sự thu mua Ngân hàng Hoa Kỳ từ Merrill Lynch, và The Lost Bank của Kirsten Grind về sự thất bại của Washington Mutual.

Cũng có những tác phẩm về các góc nhìn cụ thể của cuộc khủng hoảng tài chính, như Fool’s Gold của Gillian Tett về việc tạo ra những hoán đổi nợ xấu, và All the Devils Are Here của Bethany McLean & Joe Nocera đi sâu vào những chi tiết về ngành công nghiệp chứng khoán. Và cuối cùng, cũng có những tác phẩm bao quát về cuộc khủng hoảng như Too Big to Fail của Andrew Ross Sorkin và House of Cards của William Cohen.

Nhưng đứng đầu danh sách cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu thêm về cuộc khủng hoảng này, thì After the Music Stopped của Alan Blinder là một “định nghĩa lịch sử của cuộc khủng hoảng.” Dù đây là một lời nhận định xa vời, và một lời nhận định bất khả thi, nhưng Blinder đã viết rất tốt giai đoạn khủng hoảng tài chính này từ sau cuộc Đại Suy Thoái.