Những bài viết của học sinh giỏi Văn

Tụi học sinh (nhất là những thành phần chuyên Tự nhiên) luôn có chung thắc mắc không biết tại sao dân chuyên Văn lại có thể phân tích bài làm dài hàng chục trang giấy chỉ trong 2 tiếng nhỉ?

Với những đề Văn, học sinh cần sử dụng trí tưởng tượng, sự quan sát của mình để phân tích tác phẩm cũng như những câu chuyện. Không ít đề thi, tụi học sinh đọc xong còn chưa hiểu tác giả muốn nói gì mà dân chuyên Văn đã "chém" lia lịa rồi.

Điển hình như đề Văn thi học sinh giỏi cấp thành phố Hà Nội của học sinh lớp 9, đọc xong ai cũng phải thốt lên "quá khó"!

Những bài viết của học sinh giỏi Văn

Đề Văn thi học sinh giỏi lớp 9 ở Hà Nội

Đề thi gồm 02 câu hỏi như sau:

"Câu 1 (6 điểm)

Cô bé đi học về muộn, cha mẹ rất lo lắng. Khi thấy con gái về, người mẹ nhẹ nhàng hỏi:

- Con đã đi đâu và làm gì? - Con dừng lại giúp bạn con ạ! Xe đạp của bạn ấy bị hỏng. - Cô bé trả lời. - Nhưng con đâu có biết sửa xe? - Đúng ạ! Con dừng lại để giúp bạn ấy khóc. (Phỏng theo Khóc giùm, http://www.vtvonline.vn)

Viết một bài văn nghị luận (khoảng 2 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.

Câu 2 (14 điểm)

Nếu xem tác phẩm như một lời phát biểu trước cuộc sống thì phần đề tài, chủ đề có thể xem như là “chủ ngữ”, còn phương diện chủ quan của nội dung có thể xem là “vị ngữ”. (Trích Lí luận văn học, NXB Giáo dục, 2002)

Em hiểu như thế nào về nhận định trên? Từ “chủ ngữ” mà em yêu thích, hãy làm rõ những phương diện độc đáo, đặc sắc của “vị ngữ trong một vài tác phẩm ở chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở."

Những bài viết của học sinh giỏi Văn

Đúng là tầm cỡ của đề thi học sinh giỏi, đọc xong không hiểu nên phân tích từ đâu cho đúng (Ảnh minh hoạ)

Đọc xong đề Văn mà không biết nên phân tích từ đâu và như nào. Đúng là tầm cỡ của thi học sinh giỏi nên nó phải khác hẳn.

Rất nhiều học sinh đã để lại nhận xét về đề Văn này:

- "Bởi vậy mới thấy cái tầm của đi thi học sinh giỏi Văn cỡ nào. Đọc xong đề bài muốn sang chấn tâm lý thay cho mấy đứa đi thi".

- "Đọc đơn giản nhưng lại rất hack não. Ngày xưa vẫn luôn hâm mộ những đứa đi thi Văn viết được cả chục trang. Không biết các bạn ấy lấy đâu ra năng lượng mà viết nhiều dữ".

- "Hóng thang chấm điểm chứ đề này khó thật sự. Viết không khéo là lạc đề sớm ấy chứ".

- "Đọc đề xong muốn bỏ thi quá. Có ai như mình đọc hiểu đề bài nhưng không biết làm thế nào không".

Những bài viết của học sinh giỏi Văn

Đọc xong đề mà xỉu up xỉu down vì độ khó

Dưới đây là phần bình luận của một dân mạng giải đề nhận được nhiều đồng tình nhất, bạn tham khảo đáp án nhé!

"- Đối với câu hỏi thứ nhất, có thể hiểu đơn giản rằng đôi khi con người cần 1 bờ vai để dựa vào lúc khó khăn, mệt mỏi bởi giá trị tinh thần động viên đồng cảm chia sẻ còn hơn giá trị vật chất nhiều lần.

Ngoài ra, câu chuyện nói về kỹ năng xử lý tình huống cần thiết trong cuộc sống, khi người thân, bạn bè bên cạnh ta đang buồn thì đừng tìm cách làm họ vui lên mà chỉ cần để họ khóc thật to sẽ vơi đi tâm trạng hiện tại. Bởi người ta hay có câu “tìm người bên cạnh bạn lúc vui rất dễ nhưng để có người khóc cùng bạn rất khó”.

- Còn câu hỏi thứ 2, nếu người bình thường thì chủ ngữ - vị ngữ là 1 câu còn đối với những “thánh” học chuyên Văn tthì câu hỏi có rất nhiều thứ để khai thác. Câu này chúng ta sẽ đi phân tích đề tài, chủ đề là gì; chủ ngữ, vị ngữ đóng vai trò gì trong câu. Tiếp đến là giải thích tại sao tác giả lại nói như vậy. Đồng thời đưa ra một số tác phẩm tiêu biểu để phân tích.

Có thể lập dàn ý một số chi tiết như sau:

+ Bố cục một lời phát biểu phải có đầy đủ 2 phần chính trong câu là chủ ngữ và vị ngữ. Nói dễ hiểu hơn là có đầu và có đuôi.

+ Tương tự như vậy, một tác phẩm phải có chủ đề, đề tài rồi mới tới phần nội dung.

+ Khi đọc 1 câu người ta sẽ đọc chủ ngữ trước, vị ngữ sau; cũng như khi cảm thụ tác phẩm, phải đi từ hình thức kết cấu (đề tài, chủ đề) rồi mới đến phương diện về nội dung.

+ Trong lời phát biểu nói riêng hay một tác phẩm nói chung, phần chủ - vị hay phần đề tài - nội dung luôn có quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau để tạo nên một chỉnh thể thống nhất".

Đề thi chọn học sinh giỏi ngữ văn có 2 câu. Trong đó câu 1 (8 điểm) trích dẫn câu: "Đừng cảm thấy tiếc vì bụi hoa hồng có gai, mà hãy vui vì trong bụi gai có hoa hồng" (Abraham Lincoln), sau đó hỏi học sinh hiểu thế nào về ý kiến trên? Đồng thời hỏi: "Nếu được lựa chọn, em sẽ lựa chọn tiếc vì bụi hoa hồng có gai hay vui vì trong bụi gai có hoa hồng?".

Những bài viết của học sinh giỏi Văn

Đề thi môn ngữ văn trong kỳ thi chọn học sinh giỏi THCS do Sở GD-ĐT tỉnh Yên Bái tổ chức

Câu 2 (12 điểm) trích dẫn câu: "Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình, yên lặng" (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ, NXB Giáo dục, Ngữ văn lớp 9 tập 2, tr15). Đề yêu cầu học sinh: "Bằng những trải nghiệm văn học của bản thân, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên".

Ngay sau khi kỳ thi diễn ra vào ngày 2.4, đề thi này được đăng tải, chia sẻ trên nhiều diễn đàn. Phần lớn các thành viên đều bày tỏ sự bất ngờ "không hiểu vì sao đề thi cho học sinh bậc THCS lại khó đến vậy", "té ngửa với đề thi khó nhằn như thế", "nhìn choáng quá, đề thi đánh đố học sinh, khá phù hợp cho kỳ thi học sinh giỏi... lớp 12".

Chia sẻ với Thanh Niên, nhiều giáo viên dạy ngữ văn cũng cho rằng đề thi quá sức với học sinh.

Ông Đỗ Đức Anh, giáo viên ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), nhận xét thẳng thắn: "Đề thi này không hay. Cũ kỹ và nặng nề. Không khơi gợi được cảm hứng làm bài. Nó không làm cho người đọc đề muốn cầm bút thì khó có thể có những bài viết thăng hoa". Bên cạnh đó, ông Anh nói thêm: "Đối với câu nghị luận xã hội thì đã quen thuộc và nhan nhản trên internet. Còn câu nghị luận văn học thì nặng về tính lý luận. Với học sinh lớp 9 thì nó hơi quá sức với các em".

Cùng quan điểm, bà Nguyễn Thị Diệu Hiền, giáo viên Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Quảng Nam), cho biết: "Đề thi này không mới và khó. Vấn đề đề cập trong bài quá hàn lâm, không hợp với lứa tuổi THCS. Đề này cho học sinh giỏi lớp 12 vẫn được. Còn học sinh lớp 9 ít trải nghiệm, kiến thức lý luận chưa được học nhiều".

Bà Hiền nói thêm: "Với câu nghị luận xã hội, nghĩa hàm ẩn cũng không dễ nhận ra với học sinh lớp 9. Bên cạnh đó, học sinh cũng chưa đủ trình độ để thẩm thấu đề đối với câu nghị luận văn học. Để cảm được cái "náu mình, yên lặng", học sinh lớp 9 khó có đủ khả năng để cảm nhận, huống hồ gì việc lý giải, bàn luận và dùng trải nghiệm văn học để chứng minh".

Bên cạnh đó, cũng có một số giáo viên ngữ văn cũng thẳng thắn bày tỏ ý kiến, cho rằng với đề thi này, thì "chỉ có học sinh nào được cày luyện kiểu gà nòi, trúng tủ mới làm được".

Trao đổi với Thanh Niên, ông Phan Tất Hà, Trưởng phòng Quản lý chất lượng, Sở GD - ĐT Yên Bái, cho biết: "Vì kỳ thi diễn ra vào ngày nghỉ (thứ bảy, ngày 2.4 - PV), nên hiện tại Sở chưa nhận được những phản hồi cụ thể của học sinh cũng như giáo viên về nội dung đề thi môn ngữ văn như thế nào. Khi có phản hồi cụ thể sẽ nghiên cứu thêm và sẽ trao đổi lại".

Tin liên quan