Học ở đầu không quan trọng quan trọng là cách mình học

Đã bao giờ bạn rơi vào trường hợp “dù cố gắng nỗ lực hết mình nhưng kết quả không như mục tiêu mình đặt ra chưa??? bởi thực tế là có những sự việc không phải lúc nào cũng do chúng ta quyết định. Vì vậy với mình kết quả ra sao không quan trọng, quan trọng là mình đã nỗ lực hết mình chưa. Đó là những chia sẻ của bạn Hoàng Triệu Hồng Tài – học viên tiêu biểu lớp CCNA20A03.

Chào anh Tài, VnPro rất vui khi có buổi trò chuyện cùng anh Tài.

Đầu tiên mình xin gửi lời chào đến Anh/chị tại VnPro và bạn đọc, mình là Hoàng Triệu Hồng Tài hiện là sinh viên năm 4 trường Đại học GTVT(giao thông vận tải) chuyên ngành điện tử viễn thông. Tài rất bất ngờ và cũng rất vui khi có buổi trò chuyện cùng VnPro và các bạn.

Được biết anh Tài là học viên xuất sắc của lớp CCNA20A03, anh Tài có thể chia sẻ cho các bạn được bí quyết nào giúp anh Tài bước đầu có được sự thành công này.

Ngại quá đi thôi(he he he) vì không có bí quyết gì đâu, một phần là do Thầy Trịnh Quốc Thanh truyền cảm hứng cho mình và 1 phần mình cũng đam mê môn học này từ lâu nên mình luôn tìm tòi và học hỏi thêm.

Ngoài ra mình luôn giữ quan niệm rằng, cứ cố gắng hết mình trong công việc cũng như trong cuộc sống dù kết quả ra sao không quan trọng và đó cũng là lý do giúp mình có tinh thần luôn thoài mái, không bị áp lực.

Học ở đầu không quan trọng quan trọng là cách mình học
Hình ảnh Thầy Quốc Thanh trao học bổng cho anh Hồng Tài

Vậy anh Tài có định hướng theo Network từ năm nào và cơ duyên nào đưa anh Tài đến với VnPro vậy anh?

Bắt đầu từ năm 3 Đại học mình có định hướng đi theo con đường Network và cũng như các bạn mình tìm hiểu trung tâm đào tạo uy tín qua các Anh/chị đi trước cũng như tìm kiếm thêm trên mạng. Sau thời gian tìm hiểu thì VnPro là lựa chọn hàng đầu của mình vì hầu như ai cũng tư vấn cho mình vào VnPro, ngoài chất lượng đào tạo và trang thiết bị học tập đầy đủ thì nhóm mình hay nói đùa”VnPro bảo hành trọn đời đến các bạn học viên”

Nói đến đây mình xin chia sẻ thêm, lúc tham gia khóa CCNA20A03 nhóm mình gồm 5 bạn đăng ký học và cũng là năm cuối nên khi khóa học chuẩn bị kết thúc cũng là lúc nhóm mình chuẩn bị đi thực tập. Và cũng nhờ VnPro giới thiệu mà nhóm mình được vào thực tập tại công ty IDB(international distribution corporation), tại đây mình được học hỏi và trưởng thành lên rất nhiều.

Hiện tại đang thực tập tại công ty IDB, anh Tài có thể chia sẻ công việc của một thực tập sinh khi đi trãi nghiệm thực tế ra sao cho bạn đọc được biết không anh?

Tại công ty IDB mình được tiếp xúc và làm việc trong môi trường rất chuyên nghiệp, dù là thực tập sinh nhưng mình được làm việc như một nhân viên thực thụ. Tại IDB không chỉ về mảng Network mà còn làm thêm rất nhiều mảng khác như xây dựng tổng đài cũng như hỗ trợ khách hàng  nên giúp Tài rất nhiều trong việc hoàn thiện về bản thân.

Sẵn dịp cho mình gửi lời cám ơn đến anh Dũng(Giám đốc công ty IDB) đã tạo điều kiện cho nhóm được trải nghiệm thực tế và cám ơn VnPro đã gửi gắm cho nhóm có chỗ thực tập tốt.

Học ở đầu không quan trọng quan trọng là cách mình học
Hình ảnh anh Tài cùng cả nhóm trong thời gian thực tập

Được biết tháng 9 tới nhóm mình sẽ tiếp tục theo học khóa Devnet tại VnPro, lý do nào giúp nhóm mình theo đuổi hướng đi này vậy anh Tài.

Theo Tài nghiên cứu thì gần đây các tuyển dụng về kỹ sư tự động hóa hay kỹ sư DEVOPS/Infrastructure được rất nhiều nhà tuyển dụng săn đón. Và điều quan trọng hơn là Tài cũng như cả nhóm đang muốn phát triển kỹ năng về lập trình mạng cũng như thích nắm vững các kiến thức về SDWAN, SDAccess, Ansible…. Nên cả nhóm quyết định theo học tiếp Devnet.

Điều gì anh Tài tâm đắc nhất khi theo học tại VnPro?

Mình được các giảng viên tại VnPro hướng dẫn rất nhiệt tình. Mỗi thầy đều tuyệt vời theo cách riêng. Chính mỗi cách riêng đó pha trộn thêm cách thức truyền đạt kiến thức chuyên môn giúp mình cất cánh những đam mê trong nghề quản trị mạng.

Cám ơn anh rất nhiều về bài phỏng vấn. VnPro xin chúc anh sức khoẻ, thành công và sớm vươn đến đỉnh cao của các chuyên gia.

Cám ơn VnPro, chúc VnPro ngày càng phát triển và đóng góp nhiều hơn trong sự nghiệp đào tạo ra những quản trị mạng chất lượng góp phần vào sự phát triển CNTT của đất nước.

Hẹn gặp lại vào tháng 9 tới tại lớp DEVNET nhé các bạn!!!


Thông tin khác

Chắc hẳn bạn đã ít nhiều nghe được câu nói: "bằng cấp không quan trọng", từ các công ty, doanh nghiệp hay thậm chí là từ những bạn sinh viên đang học đại học. Giá trị của việc học đại học giảm, nhưng liệu đó có phải là lý do để bạn không học đại học?

Về một khía cạnh nào đó, "bằng cấp không quan trọng" là đúng. Tuy nhiên bản chất của việc học đại học không phải là một tấm bằng. Hãy cùng ENEU nhìn nhận lại về việc học đại học ngay dưới đây

1. Hơn nhau chỉ một tấm bằng đại học, cuộc sống đã bớt gập ghềnh

Ai cũng nói bằng cấp không quan trọng. Nhưng trong lòng vẫn luôn coi trọng nó!

Học ở đầu không quan trọng quan trọng là cách mình học

Các nhà tuyển dụng luôn miệng nói chỉ cần tuyển dụng người tài, nhưng trong tin tuyển dụng lại luôn đặt yêu cầu về bằng cấp, tối thiểu phải có bằng nọ, bằng kia. Điều này cũng dễ hiểu thôi, mỗi cuộc phỏng vấn chỉ kéo dài vài phút, nhà tuyển dụng chỉ có thể đánh giá sơ bộ thông qua thái độ, cách trả lời câu hỏi; đương nhiên là cần phải xem bằng cấp có phù hợp với công việc hay không.

Vì thế, đối với người bình thường mà nói, có thêm một tấm bằng học đại học là cuộc sống sẽ thay đổi nhiều, ít nhất là đỡ vất vả hơn trong khoản xin việc.

Tất nhiên, không phải là nếu không có bằng cấp, không có kiến thức chuyên môn thì không thể thành công; chỉ là bạn sẽ phải đánh đổi nhiều hơn về thời gian, tiền bạc và công sức để bù đắp cho khoảng cách giữa mình và người khác. Nên nhớ, họ cũng đã dành cả 4 năm để học đại học đấy.

Vì vậy, không ngừng học tập và rèn luyện là điều vô cùng quan trọng. Học không chắc chắn sẽ thành công, nhưng những người thành công không bao giờ ngừng học

>> Không học đại học liệu có thành công?

2. Không học, bệnh "nghèo" có thể bị di truyền

Học ở đầu không quan trọng quan trọng là cách mình học

Câu chuyện của tỷ phú Bill Gates là một tấm gương đáng ngưỡng mộ mà nhiều người muốn học theo. Tuy nhiên, mọi người chỉ nghe nói đến việc ông bỏ học đại học Harvard và trở thành tỷ phú; nhưng mọi người không hề biết ông học giỏi như thế nào mới vào được đại học Harvard, sau khi bỏ học ông đã nỗ lực học tập và làm việc như thế nào mới thành công như ngày nay.

Thế nhưng trên đời này có mấy ai được như Bill Gates?

Không chịu học, bạn không thể thay đổi vận mệnh của mình. Có thể bây giờ bạn làm những công việc phổ thông đơn giản, cuộc sống rất thoải mái, lương đủ ăn, đủ tiêu, thậm chí là còn dư giả. Nhưng vài năm nữa khi bạn lập gia đình, sinh con đẻ cái, bạn vẫn làm công việc như hiện tại, vẫn mức thu nhập ấy mới thì mới cảm thấy áp lực kiếm tiền ghê gớm như thế nào. Bạn cũng chẳng còn cơ hội để học lên nữa, vì thu nhập giờ dành hết cho gia đình, và cũng chẳng đợi được thêm 4 năm để bạn hoàn thành xong chương trình cả.

Cứ thế, con cháu đời sau sinh ra đã định sẵn là kẻ thua cuộc ngay từ vạch xuất phát. Và lại phải tiếp tục trải qua cuộc đời như bạn thêm một lần nữa. Thế nên, nếu muốn gia đình, con cái mình không chịu khổ, hãy cố gắng học tập ngay khi có thể. Đừng để cái "nghèo" di truyền từ đời này qua đời sau.

3. Giá trị của việc học đại học không nằm ở bằng cấp

Học ở đầu không quan trọng quan trọng là cách mình học

Tôi có một người bạn làm việc ở một công ty tuyển dụng. Cậu ấy chia sẻ: "Tuyển 10 người có bằng đại học thì có khoảng 6 - 7 người có thể làm được việc. Còn tuyển 10 người không có bằng đại học thì may ra chỉ có 1 người làm được việc". Bạn thấy đấy, có bằng đại học bạn vẫn có khả năng bị trượt tuyển dụng, nhưng bạn vẫn có cơ hội trúng tuyển cao hơn so với người không có bằng. Và từ đó sinh ra một hệ quả: Sinh viên nghĩ rằng có bằng đại học là có tất cả.

Thực tế, giá trị của việc học đại học không nằm ở bằng cấp. Môi trường đại học dạy cho bạn kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc; còn bằng cấp chỉ là sự đánh giá kết quả của quá trình học tập mà thôi. Bởi vậy, học đại học không phải cứ chăm chỉ là đủ, mà bạn cần phải rèn luyện nhiều kỹ năng mềm khác.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng: "Bằng cấp không quan trọng, học lực không quyết định tất cả". Thế nhưng khi muốn tìm các công việc văn phòng trí thức, bằng cấp lại là thứ không thể thiếu. Dù không có bằng Đại học thì bạn ít nhất cũng phải có bằng Cao đẳng, hay chứng chỉ ngoại ngữ, tin học,...

Với những ai coi nhẹ bằng cấp, coi nhẹ việc học, sẽ có ngày phải nếm trái đắng. Bạn chăm chỉ làm việc, bạn có năng lực làm việc tốt; nhưng người khác cũng như vậy, hơn nữa lại có học lực cao; thử hỏi người ta có dễ dàng vượt qua bạn hay không?

>> Ngoài 30 tuổi có thể học đại học? Nên học ngành gì?
>> Ưu điểm và hạn chế của việc làm trái ngành sau đại học

Giải pháp cho người đã đi làm muốn học đại học

Học ở đầu không quan trọng quan trọng là cách mình học

Đại học là mục tiêu của nhiều người sau khi tốt nghiệp THPT. Thế nhưng mỗi người lại có một hoàn cảnh riêng, người thì không đủ điều kiện tài chính để tiếp tục học lên, người thì chọn sai ngành nên muốn thi lại, có người thì bỏ giữa chừng để đi kiếm tiền,... Đến khi nhìn lại thì không còn cơ hội để lên giảng đường, phần vì công việc hiện tại rất bận rộn, phần vì ngại không muốn học cùng các em sinh viên trẻ.

Đại học trực tuyến ra đời nhằm trao cho những người đã đi làm thêm một cơ hội để sở hữu tấm bằng đại học. Chương trình đào tạo trực tuyến tương đương với chương trình chính quy truyền thống, chỉ khác nhau về cách thức đào tạo trực tuyến mà thôi. Với cách học này, bạn không cần phải đến trường mà có thể học ngay tại nhà thông qua điện thoại, máy tính có kết nối Internet. Thời gian học linh động, do chính bạn tự sắp xếp sao cho phù hợp nhất với lịch làm việc và sinh hoạt cá nhân.

>> 5 lý do nên học trực tuyến - Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Hiện nay, Đại học Kinh Tế Quốc Dân đang tuyển sinh hệ trực tuyến 04 ngành:

  • Quản trị kinh doanh
  • Kế toán
  • Luật
  • Ngân hàng

Hotline: 091.5500.256 hoặc đăng ký thông tin tư vấn tại đây. Chúc bạn thành công với đại học trực tuyến!