Hoa dành dành còn gọi là gì

Cây hoa dành dành được đấng tạo hóa ban tặng cho một vẻ đẹp duyên dáng tựa như một đóa hồng trắng tinh khôi; với hương thơm nồng nàn làm mê mẩn trái tim của hàng triệu con người. Dành dành được mọi người hay gọi bằng một số tên mĩ miều khác như: bạch thiên hương; chi tử; thuỷ hoàng chi; mác làng cương….

Hoa dành dành còn gọi là gì

Mẹ thiên nhiên đã tạo ra cây hoa dành dành với nhiều điều thú vị; bạn đã biết chưa? Nếu bạn chưa biết hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những điều mới mẻ về loài cây này nhé!

1/ Cây hoa dành dành tượng trưng cho vẻ đẹp trong sáng và thanh lịch

Hoa Dành Dành thường ít được nhắc đến mỗi khi nói về các loài hoa, không phải do chúng kém nổi bật mà vì vẻ đẹp của chúng có phần e ấp và thầm kín; giống như tình yêu đầu đời mà rất nhiều nghệ sỹ đã nhắc đến.

Hoa dành dành còn gọi là gì

Hoa dành dành – Hoa bạch thiên hương

Sự tinh khôi của hoa Dành Dành tựa vẻ đẹp thuần khiết trong sáng của mối tình đẹp. Với màu sắc hoa thanh lịch; cánh hoa dày mạnh mẽ cùng hương thơm nồng nàn; mà nhiều người đã chọn cây hoa dành dành làm quà tặng ý nghĩa cho người yêu.

Hoa dành dành còn gọi là gì

2/ Cây hoa dành dành thanh lọc không khí, tạo không gian đẹp

Bởi vì vẻ đẹp thanh lịch của hoa Dành Dành mà chúng thường được người ta sử dụng để trồng ở một số nơi trang nghiêm, thoát tục như Đình, Chùa, …

Hoa dành dành còn gọi là gì

Ngoài ra, chúng còn được trang trí nơi các biệt thự sang trọng, đẳng cấp nhằm thanh lọc không khí, tạo cho môi trường một không gian đẹp nhất, dễ chịu nhất.

3/ Cây hoa dành dành vị thuốc quý của đông y

Hoa dành dành còn gọi là gì

  • Trong lá và quả hoa Dành Dành chứa nhiều glucozit, tannin, tinh dầu, … giúp lợi mật, lợi tiểu, hạ sốt, tiêu viêm.
  • Quả Dành Dành được sử dụng bào chế thuốc cầm máu, chữa thổ huyết, sốt rất hiệu quả, Ngoài ra còn được dùng làm thuốc nhuộm thực phẩm trong dân gian.
  • Thân cây dành dành được dùng để làm thuốc tẩy, thuốc trừ giun sán, sát trùng.
  • Lá dành dành giúp hàn gắn vết thương nhanh chóng.
  • Rễ dành dành giúp điều trị chứng đau đầu, rối loan tiêu hóa, rối loạn thần kinh và sốt.
  • Thậm chí, cả cành, lá và thân dành dành đều có thể dùng để làm thuốc chữa các bệnh về thận.

Hoa dành dành còn gọi là gì

Dành Dành là một trong những loài cây có hoa ngoài việc khoe sắc tô điểm cho bức tranh cuộc sống, còn có hương thơm quyến rũ và công dụng tăng cường sức khoẻ rất tuyệt vời.

Cây dành dành (còn được gọi là chi tử, thủy hoàng chi) là loại cây thân bụi có hoa, loại cây này có chiều cao khoảng 2 mét khi trưởng thành, thân và cành cây có vỏ màu nâu và khá nhẵn. Thân cây vươn cao và phân thành nhiều cành, nhìn rất khỏe khoắn.

Hoa của dành dành cũng tương đối lớn, thường có màu trắng kem hoặc vàng nhẹ, mọc đơn lẻ ở đầu cành. Dành dành rất siêng ra hoa nên hoa nở quanh năm, tỏa mùi thơm dịu nhẹ.

Hoa dành dành còn gọi là gì

Hình minh họa.

Hoa dành dành e ấp thường được xem như biểu tượng của một tình yêu thầm kín, ngại ngùng, không dám tỏ bày. Ngoài ra, hoa dành dành có màu trắng tinh khiết còn thể hiện cho tình yêu trong sáng và là món quà ý nghĩa tặng người yêu, thường được lựa chọn làm hoa cưới.

Theo phong thủy, cây dành dành có ý nghĩa là đem đến nhiều điều may mắn, tốt đẹp. Cụ thể, cây hoa dành dành thường có hoa màu trắng hoặc vàng thuộc hành Kim là màu bản mệnh của người thuộc mệnh Kim và mệnh Thổ.

Theo quy luật ngũ hành tương sinh trong phong thủy thì Thổ sinh Kim và Kim sinh Thủy nên những người có mệnh Kim, Thổ, Thủy nên trồng cây dành dành trước nhà, trong nhà hoặc trong sân vườn sẽ đem đến nhiều may mắn và tài lộc.

Ngoài ra, cây dành dành có thể dùng để làm thuốc chữa bệnh. Theo tài liệu của Y học cổ truyền, cây dành dành có tác dụng điều trị các bệnh như: Tiêu viêm, lợi tiểu, cầm máu, thanh nhiệt, giải độc.

Cây dành dành là dược liệu y học cổ truyền quý hiếm không phải ai cũng biết. Hầu hết các bộ phận của loài cây này đều có thể khai thác để đưa vào điều trị các bệnh: tiêu viêm, bí tiểu, đau mắt, viêm gan,... Những công dụng đó sẽ được làm rõ hơn trong bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm nhận biết của cây dành dành

Dành dành (chi tử) thuộc họ cà phê, thân có thể cao khoảng 1 - 2m. Cây dành dành có cành màu nâu và nhẵn; dạng lá đơn mọc đối nhau. Hoa dành dành màu trắng hoặc trắng ngà, to, mọc đơn độc phía đầu cành.

Hoa dành dành còn gọi là gì

Gần như mọi bộ phận của cây dành dành đều có thể khai thác làm dược liệu

Quả dành dành hình trứng dài khoảng 5 - 7cm, đỉnh quả có đài, cạnh quả lồi có cánh, chuyển sang màu vàng khi chín. Hạt dành dành dẹt và hơi tròn, bên ngoài có bám chất cơm màu vàng hoặc đỏ. Đây vốn là cây mọc hoang nhưng nay đã được trồng để làm cảnh và khai thác làm dược liệu.

2. Công dụng và cách dùng cây dành dành để tốt cho sức khỏe

2.1. Những công dụng của dược liệu dành dành

Hầu hết các bộ phận của cây dành dành đều có thể dùng làm thuốc. Phần lá và cành được chặt nhỏ rồi phơi khô, sao vàng. Phần quả thu hoạch khi gần chín sau đó đem phơi khô hoặc đồ cho chín rồi phơi và bóc tách riêng phần vỏ với hạt. Phần hạt có thể sao vàng hoặc đen tùy theo nhu cầu chữa bệnh. Hoa của cây dành dành dùng tươi hay phơi khô đều được.

Thành phần có trong từng bộ phận của cây dành dành như sau:

- Lá: chứa iridoid cerbinal.

- Vỏ của quả: chứa axit ursolic.

- Hạt của quả: chứa hợp chất iridoid glycosid như shanzhiside, gardosid,... cùng các axit hữu cơ, sắc tố α - crosin và α – crocetin.

- Hoa: chứa tinh dầu và steroid.

Y học cổ truyền cho rằng cây dành dành có thể chữa chứng đi tiểu ra máu, chảy máu cam, sưng hoặc đau mắt đỏ, nôn ra máu, vàng da do viêm gan, tâm phiền, sốt cao,...

Y học hiện đại cũng chỉ ra các tác dụng của cây dành dành với sức khỏe, như: chống viêm, chống oxy hóa, chống đái tháo đường, chống viêm, cải thiện giấc ngủ, lưu thông máu,...

2.2. Cách dùng cây dành dành để tốt cho sức khỏe

Dành dành dùng khô hay tươi đều được và có thể kết hợp với các dược liệu khác để tạo thành bài thuốc chữa bệnh. Không chỉ là dược liệu, loài cây này còn được dùng làm màu nhuộm hoặc gia vị cho các món ăn.

Hoa dành dành còn gọi là gì

Quả dành dành được nhiều người dùng để nhuộm màu làm đẹp cho thực phẩm

Trung bình mỗi ngày nên dùng 6 - 12g cây dành dành. Tuy nhiên, tùy vào mục đích chữa trị mà liều dùng này có thể khác nhau. Mỗi bài thuốc cần được dùng đúng liều lượng, không nên lạm dụng và dùng quá nhiều cây dành dành.

2.3. Một số bài thuốc từ dược liệu dành dành

- Chữa chứng vàng mắt, vàng da, bệnh viêm gan

+ Dược liệu: dành dành 12g, nhân trần và đường kính mỗi loại 24g.

+ Thực hiện: đem tất cả dược liệu đã chuẩn bị sắc với 600ml nước đến khi còn 100ml thì cho thêm đường vào sau đó khuấy đều để uống 3 lần/ngày.

- Chữa bỏng

Dùng phần nhân quả dành dành đem rửa sạch rồi để cho ráo nước sau đó đem đốt lên và tán mịn thành bột. Phần bột đã được chuẩn bị trộn cùng dầu mè và đắp trực tiếp lên vùng da bị bỏng sau đó lấy băng gạc băng tổn thương lại.

- Chữa đau nhức xương khớp và bong gân

Lấy một vài quả của cây dành dành đem rửa sạch rồi giã nát thành bột mịn. Bước tiếp theo là thêm vào phần bột đó một ít nước sạch và trộn đều sao cho có một hỗn hợp sền sệt thì rót thêm ít rượu trắng vào. Cuối cùng, đắp hỗn hợp vừa làm lên vùng bị đau nhức hoặc bong gân, 1 lần/ngày.

- Chữa bệnh sỏi tiết niệu, bí tiểu

+ Dược liệu: rễ dành dành 12g, kim tiền thảo 12g, lá mã đề 12g.

+ Thực hiện: tất cả dược liệu đã chuẩn bị đem rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào nồi sắc lấy nước uống, duy trì trong 10 ngày.

- Chữa nóng rát dạ dày

+ Dược liệu: 7 - 9 quả dành dành.

+ Thực hiện: quả dành dành đã được chuẩn bị đem rửa sạch rồi sao đen và sắc cùng một bát nước đến khi lượng nước còn phân nửa thì tắt bếp và chắt lấy nước uống cùng nước gừng sống để chữa trị cơn nóng rát ở dạ dày.

Hoa dành dành còn gọi là gì

Lá dành dành giã nát đắp lên vùng da bị bỏng có tác dụng làm lành rất nhanh

- Chữa đau mắt đỏ

Lấy lá của cây dành dành đem rửa sạch và tráng qua nước sôi, giã thật nát phần lá. Phần lá đã được giã nát sẽ cho vào một miếng gạc mỏng để đắp lên mắt.

- Chữa viêm bàng quang

+ Dược liệu: chi tử 16g, bạch mau căn 20g, đông quỳ tử 12g, cam thảo 8g.

+ Thực hiện: tất cả dược liệu được chuẩn bị đủ đem sắc lấy nước để uống 3 lần/ngày.

- Chữa chảy máu cam

Lấy quả dành dành sống đem đốt thành than sau đó tán lấy bột và thổi vào bên trong mũi.

2.4. Khi dùng dược liệu dành dành cần lưu ý

Cây dành dành là dược liệu cổ truyền quý hiếm bởi nó chữa trị được rất nhiều bệnh lý. Nếu dùng loại cây này để chữa bệnh, cần lưu ý:

- Không tự ý bỏ dùng thuốc Tây nếu trước đó đã được bác sĩ kê đơn. Bài thuốc từ cây dành dành chỉ hỗ trợ điều trị nên nếu muốn dừng cần tham vấn ý kiến của bác sĩ.

- Trước khi sử dụng dành dành làm dược liệu nên tham vấn ý kiến bác sĩ.

So với việc dùng thuốc Tây thì các bài thuốc từ cây dành dành sẽ đem lại hiệu quả chậm hơn. Mặt khác, việc dùng dược liệu này cũng cần thận trọng để tránh nguy cơ bị dị ứng với người có cơ địa mẫn cảm. Thai phụ, trẻ em và người cao tuổi nên thận trọng khi dùng các bài thuốc có dược liệu cây dành dành. Phụ nữ mang thai và người cao tuổi nếu cần dùng cây dành dành hãy thận trọng bằng cách hỏi bác sĩ để được tham vấn.

Nói tóm lại, dành dành chính là một loại dược liệu phổ biến của Đông y với khả năng chữa trị nhiều loại chứng bệnh khác nhau để tốt cho sức khỏe. Điều đáng nói là trước khi điều trị bệnh bằng các bài thuốc từ cây dành dành cần có tham vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Hoa dành dành còn gọi là hoa gì?

Dành dành (Gardenia) hay còn gọi là hoa Nhài Tây, là một loại hoa thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae). Cây dành dành là loại cây thân gỗ, dạng bụi nhỏ, có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như châu Phi, khu vực châu Á và Đông Nam Á.

Hoa dành dành có tác dụng gì?

Ứng dụng trong y học cổ truyền, dành dành có công dụng chữa đau mắt đỏ, chảy máu cam, chữa chứng đi tiểu ra máu, vàng da do viêm gan. Theo phân tích khoa học, dành dành mang tới nhiều công dụng về chống viêm, chống oxy hóa, bệnh tiểu đường… Dưới đây là chi tiết lợi ích chữa bệnh của dành dành.

Hoa dành dành có màu gì?

Hoa dành dành có 6 cánh với màu trắng. Hoa thường tập trung nhiều ở đầu cành với hương thơm dịu nhẹ. Quả: Quả dành dành có hình bầu dục, dài chừng 3cm, chứa nhiều hạt nhỏ bên trong. Quả màu vàng, có mùi thơm nhẹ và vị đắng.

Hoa dành dành tên tiếng Anh là gì?

Hoa dành dành (Gardenia)