Hóa chất xử lý trong sản xuất sơn

HDChemicals là đơn vị chuyên cung cấp các loại hóa chất đặc biệt là các loại hóa chất phụ gia ngành sơn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phụ gia, hóa chất phục vụ sản xuất sơn nước, sau đây HDChemicals xin giới thiệu nhưng loại hóa chất phụ gia cơ bản không thể thiếu trong quá trình sản xuất sơn nước.

  1. Chất tạo màng:

Chất tạo màng là hợp chất polymer được nhũ hóa tồn tại ổn định trong hệ nhũ tương, sau khi được thi công lên bề mặt, các hạt nhũ tương được giải phóng sau đó liên kết lại với nhau tạo thành màng sơn liền mạch trong quá trình bề mặt khô, tạo nên lớp màng che phủ bám chắc lên bề mặt được sơn.

Khi sơn được thi công lên bề mặt, hơi nước giải phóng đồng thời với quá trình màng sơn được hình thành. Quá trình tạo màng sơn hình thành trong quá trình màng sơn chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn.

  1. Bột màu:

Hiện tại > 90% các công ty sản xuất sơn ở dạng Base và pha màu POS (Pha màu tự động) đặt tại các trung tâm phối màu của đại lý với ưu điểm tiện chủ động, tiện lợi. Vì thế Bột màu được sử dụng nhiều nhất trong quá trình sản xuất Base là Titan dioxit dạng Rutile. Các bột màu khác thường được sử dụng trong các paste màu nghiền, các tinter dùng cho pha màu POS.

Trong đó Titan dioxide được sử dụng nhiều nhằm tạo màu nền (trắng) và tạo độ phủ, độ cứng, độ bóng, độ dày… cho màng sơn.

  1. Bột độn:

Có nhiều loại bột độn được sử dụng hiện nay nhằm mục tiêu giảm giá thành sản phẩm cũng như bổ trợ một số tính năng cơ lý cho màng sơn.

Các nhóm bột độn hay sử dụng: Bột đá nặng CaCO3, bột đá nhẹ, BaSO4, Talc, Kaolin, Sinowhite, Silica….

  1. Nhóm chất phân tán và chất thấm ướt:

Các phụ gia phân tán, thấm ướt đều là các chất hoạt động bề mặt có đặc tính thiết kế riêng.

Chất thấm ướt: Giúp hệ chất lỏng thấm ướt nhanh một cách toàn diện trên bề mặt hạt bột cũng như dễ thấm ướt, thâm nhập vào bề mặt khi thi công, các hạt màu được trộn đồng đều. Vai trò đó được duy trì từ trong thùng chứa đến khi thi công hình thành nên màng sơn.

Chất phân tán: Giúp cho hệ được ổn định, đồng nhất trong thùng chứa, khi thi công giúp phân tán và giúp các hạt màu dàn trải đều trên bề mặt của màng sơn.

  1. Nhóm kiểm soát & phá bọt:

Chất phá bọt có nhiệm vụ ngăn chặn quá trình tạo bọt, thu gom tập hợp các bọt nhỏ thành bọt lớn, trực tiếp phá bọt tạo hỗn hợp sơn đồng nhất. Chất phá bọt làm cho bề mặt sơn thẩm mỹ và sáng bóng hơn.

  1. Nhóm phụ gia lưu biến

Chất làm đặc có vai trò rất quan trọng trong các loại hóa chất sơn nước và công thức sản xuất sơn. Là chất có khả năng tạo ra độ đặc theo ý muốn, nó có tác dụng điều khiển độ nhớt của dung dịch sơn theo yêu cầu kỹ thuật. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống lắng khi bảo quản, vận chuyển, chống chảy xệ, chống văng khi thi công sơn. Nếu không có chất làm đặc sơn sẽ quá loãng, không bám được trên bề mặt tường, không tạo được độ dày mong muốn cho màng sơn khi khô.

  1. Nhóm hỗ trợ tạo màng

Là các chất có tác dụng hộ trợ cho quá trình tạo màng của màng sơn trên bề mặt thi công.

  • Hỗ trợ giảm nhiệt độ tạo màng tối thiểu (MFFT): Texanol, CS 12, C16….
  • Hỗ trợ làm chậm quá trình bay hơi của hơi nước, tránh khô màng quá nhanh: PG, MEG, Glycerin…
  • Hỗ trợ tăng độ dày màng, độ cứng của màng, giảm chống dính cho màng sơn khi khô: Opacque Ultra E
  • Môi trường (Dung môi – nước)

Nước được sử dụng cần diệt khuẩn, loại bỏ các ion kim loại cứng, được xử lý RO là tốt nhất.

Được sử dụng trong sản xuất (trực tiếp tham gia thành phần của sơn), pha loãng (khi thi công)…

  1. Nhóm điều chỉnh môi trường (pH)

Môi trường bảo quản trong thùng chứa của sơn nước pH nằm trong khoảng 8.0 – 10.0

Trong khoảng pH trên thuận tiện cho các chất lưu biến dạng HEC được phát huy hết năng lực làm đặc.

Hạn chế được sự hoạt động của nhiều chủng vi khuẩn.

  1. Nhóm diệt khuẩn, chống thối sơn, hệ thống tanks, bồn chứa, đường ống sản xuất

Vi khuẩn có ở khắp mọi nơi, xâm nhập tất cả các hợp chất Rắn – Lỏng – khí. Chúng tồn tại và phát triển nếu gặp điều kiện môi trường thuận lợi.

Thành phần sơn nước thường có hợp phần: Nước là môi trường lý tưởng của vi khuẩn. Chất hoạt động bề mặt, chất tạo đặc cellulose và acrylate, chất phá bọt, nhựa Acrylic, muối độn … nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và sinh sống, gây ra hiện tượng sơn bị thối, làm giảm độ pH của sơn dẫn đến làm giảm tác dụng của chất làm đặc, sơn thường bị loãng ra, lắng, đóng cặn, gây mùi thối và bị biến màu. Để khắc phục hiện tượng này, các nhà sản xuất thường đưa vào sơn chất diệt khuẩn (In can biocide) khoảng 0,1-0.2% để bảo vệ sơn khi đang trong tanks, đường ống, máy bơm hút, các đầu van vòi xả…

  1. Nhóm chống rêu mốc

Sơn thường chịu tác động của mưa nắng, ẩm ướt… nên các loại rêu, mốc rất dễ phát triển làm giảm khả năng bảo vệ tường của sơn. Vì vậy các nhà sản xuất sơn thường đưa vào một lượng nhỏ chất diệt nấm mốc, rêu mốc (Fungicide) để ngăn cản nấm mốc không thể sinh sống và phát triển. Các loại chất chống nấm mốc thường được dùng cho sơn là: Carbendazim, Diuron, OIT, oxit kẽm ZnO…

12. Nhóm phụ gia Wax

Nhóm phụ gia này chủ yếu làm tăng tính năng cơ lý của màng sơn, tăng thẩm mỹ vì đa số tác dụng trên bề mặt màng sơn, một số tác dụng xuyên suốt màng sơn.

Như phụ gia tăng cứng bề mặt, trơn bề mặt hay smooth, hiệu ứng lá sen…(dạng Wax PTFE, PE, Parafine…); levelling bề mặt (Silicone…);

  1. Nhóm phụ gia đặc biệt khác

Nhóm phụ gia này có các tính năng đặc biệt, bắt buộc sử dụng, gây tăng chi phí nhưng không làm thay đổi tính chất màng sơn. Chủ yếu nằm trong công đoạn bảo quản: Chống gỉ cho vỏ lon thiếc (thùng nhựa sẽ không cần sử dụng),…