Hạch toán mua bảo hiểm tai nạn cho nhân viên năm 2024

Nhà thầu thi công mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động do bổ sung nhân sự có cần kèm danh sách cụ thể hay không?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Thông tư 329/2016/TT-BTC có nêu:

"Điều 29. Phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm
...
4. Trường hợp có sự thay đổi về số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động thực hiện theo hướng dẫn sau:
a) Trước ngày 15 của tháng kế tiếp tháng có sự thay đổi, nhà thầu thi công xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm việc thay đổi nêu trên kèm theo danh sách người lao động phát sinh tăng hoặc giảm (đối với trường hợp thay đổi về số lượng lao động), danh sách công việc của người lao động thay đổi (đối với trường hợp thay đổi công việc của người lao động).
b) Trường hợp phát sinh tăng số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động làm tăng rủi ro được bảo hiểm, nhà thầu thi công xây dựng phải nộp phần phí bảo hiểm tăng thêm trước ngày 15 của tháng kế tiếp tháng thông báo.
c) Trường hợp phát sinh giảm số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động làm giảm rủi ro được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho nhà thầu thi công xây dựng phần phí bảo hiểm giảm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng thừa trước ngày 15 của tháng kế tiếp tháng thông báo.
d) Nếu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo theo quy định tại điểm a khoản này và thanh toán phí bảo hiểm theo quy định tại điểm b khoản này, hợp đồng bảo hiểm tự động có hiệu lực đối với danh sách người lao động phát sinh tăng hoặc chấm dứt hiệu lực đối với danh sách người lao động phát sinh giảm; hợp đồng bảo hiểm tự động có hiệu lực đối với công việc được thay đổi của người lao động kể từ ngày phát sinh theo văn bản của người được bảo hiểm."

Theo quy định trên việc cung cấp danh sách người lao động thi công trên công trường tham gia bảo hiểm tai nạn chỉ áp dụng khi có sự thay đổi về số lượng người lao động hoặc thay đổi công việc của người lao động.

Theo đó nếu trường hợp dự án của anh có bổ sung hoặc thay đổi công việc của người lao động thì việc đóng bảo hiểm tai nạn thi công phải có kèm theo danh sách người lao động phát sinh.

Việc tham gia bảo hiểm tai nạn mà không có danh sách lao động phát sinh kèm theo là sai, đơn vị tư vấn giám sát có thể thông báo với chủ đầu tư để chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công cung cấp danh sách này.

Chủ đầu tư là bên có quyền yêu cầu nhà thầu thi công cung cấp giấy tờ để chứng minh tư cách hợp lệ của họ theo hợp đồng giao thầu.

Hạch toán mua bảo hiểm tai nạn cho nhân viên năm 2024

Nhà thầu thi công mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động do bổ sung nhân sự có cần kèm danh sách cụ thể hay không? (Hình từ internet)

Trường hợp không mua bảo hiểm tai nạn cho những người lao động thi công trên công trường có bị phạt hay không?

Trường hợp bên nhà thầu không mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 3 và điểm h khoản 4 Điều 32 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:

"Điều 32. Vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình
..
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
b) Không mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba theo quy định.
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả (đối với công trình đang thi công xây dựng):
...
h) Buộc mua bảo hiểm theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này."

Lưu ý: Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP thì mức phạt trên chỉ áp dụng đối với tổ chức, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Các khoản bồi thường của bảo hiểm tai nạn đối với người đang thi công tại công trình xây dựng như thế nào?

Khi người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì sẽ được bồi thường các khoản theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tư 329/2016/TT-BTC bao gồm các khoản:

- Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ điều trị được tính căn cứ vào mức tiền lương theo hợp đồng lao động nhưng không vượt quá sáu (06) tháng lương trong mỗi sự kiện bảo hiểm.

- Chi phí y tế thực tế bao gồm: chi phí cấp cứu, chi phí điều trị nội, ngoại trú cần thiết và hợp lý nhưng không vượt quá một trăm (100) triệu đồng/người/vụ.

- Trường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ tám mươi mốt phần trăm (81%) trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả một trăm (100) triệu đồng/người/vụ.

Chi phí lương nhân viên hạch toán vào đầu?

Các bút toán phải xác định chi tiết là tiền lương đó trả cho bộ phận nào và DN mình sử dụng chế độ kế toán 200 để hạch toán cho chính xác. VD: Chi tiền lương cho nhân viên bán hàng (DN sử dụng chế độ kế toán theo TT 200, thì hạch toán vào: Nợ 6421), cụ thể như sau: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Chi phí tai nạn lao động hạch toán vào đầu?

Chi phí điều tra TNLĐ từ người sử dụng lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh và là chi phí hợp lý để tính, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

3383 bao nhiêu phần trăm?

Có TK 3383 (BHXH): 17,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm. Có TK 3384 (BHYT): 3% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm. Có TK 3386 (BHTN): 1% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm. Có TK 3382 (KPCĐ): 2% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm (nếu có)

Bảo hiểm xã hội là tài khoản gì?

- Tài khoản 3383 - Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm ở đơn vị. - Tài khoản 3384 - Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và tham toán bao hiểm y tế ở đơn vị. - Tài khoản 3385 - Bảo hiểm thất nghiệp: : Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm thất nghiệp ở đơn vị.