H+ và OH là gì


Cách tính pH của dung dịch như thế nào, đây là câu hỏi được đặt ra của rất nhiều khách hàng trong thời gian gần đây. Trong bài viết sau, Tafuma Việt Nam xin cung cấp những thông tin giải đáp về nồng độ pH và công thức tính chuẩn xác nhất.

Chỉ số pH là gì?

  • pH là chỉ số biểu thị độ hoạt động của các ion H+ trong dung dịch, thang đo pH có giá trị từ 1 14.
  • Dựa vào chỉ số trên thang đo để xác định dung dịch có tính axit hay tính bazơ. Mức pH của nước là 7 thường được dùng làm mức chuẩn. Nếu giá trị <7 thì dung dịch đó có tính axit, ngược lại nếu giá trị đo được >7 thì dung dịch có tính bazơ (kiềm).

Vậy cách tính pH là gì? Cùng đọc tiếp bài viết để biết câu trả lời nhé.

Cách tính pH chuẩn nhất

Công thức tính pH chuẩn xác

Công thức tính nồng độ pH: pH= lg[H+]

Trong đó:

  • [H+] biểu thị hoạt độ của các ion H+ (hay chính xác hơn là [H3O+], được đo theo mol trên lít (còn gọi là phân tử gam).
  • Lg biểu thị lôgarit cơ số 10, và pH được định nghĩa là thang đo lôgarit của tính axít.
  • [H+][OH]=1014

Cách thức tính nồng độ pH của dung dịch Axit và Bazơ

  • Trường hợp tính pH dung dịch axit mạnh: pH = -log(Ca) trong đó Ca là nồng độ của axit.
  • Trường hợp dung dịch là axit yếu: pH = -1/2.logKa -1/2.logCa với Ka là hằng số điện ly của axit (axit yếu chỉ bị điện ly 1 phần).
  • Với bazơ mạnh: pH = 14 + log(Cb) ; Trong đó Cb là nồng độ bazơ.
  • Với Bazơ yếu: pH = 14 +1/2logKb + 1/2.log(Cb) ; Kb hằng số điện ly bazo.
  • Với dung dịch muối: pH = -1/2.logKa 1/2.log(Cm)

Phương pháp đo độ pH thông dụng hiện nay

Trên thực tế, việc đo lường bằng công thức tính pH sẽ rất khó và phức tạp. Hiện nay có nhiều cách tính pH, tuy nhiên các phương pháp thông dụng nhất bao gồm:

  • Phương pháp 1: Sử dụng chất chỉ thị màu: Màu sắc của chất chỉ thị pH thường được chia ra thành 14 thang bậc. Căn cứ vào các thang bậc này để xác định độ pH.
  • Phương pháp 2: Dùng giấy quỳ tím: Sản phẩm tương đối phổ biến do giá thành thấp, dễ mua và cũng dễ sử dụng. Tiến hành nhúng giấy quỳ vào dung dịch, nếu nó chuyển sang màu đỏ thì dung dịch đó có tính bazơ, còn nếu hóa xanh thì là tính axit. Tuy nhiên sử dụng phương pháp này có nhược điểm là cho kết quả có độ chính xác thấp hơn.

Hình ảnh: Giấy quỳ tím dễ sử dụng và phổ biến trong đo độ pH

  • Phương pháp 3: Dùng máy đo độ pH nước bể bơi: Sử dụng phổ biến nhất là bộ test thử nước cho kết quả nhanh chóng, chính xác và cách tiến hành cũng vô cùng dễ dàng.

Hình ảnh: Bộ test thử nước tiện lợi cho ra kết quả chính xác

Bạn có thể xem thêm bài viết:Na2CO3 là gì? Ứng dụng trong xử lý nước bể bơi

Quy trình thực hiện bằng bộ test nước:

  • Bước 1: Lấy nước hồ bơi ở độ sâu 50cm so với mặt nước
  • Bước 2: Cho 5 giọt Phenol vào ống nghiệm chứa nước bên lọ màu hồng
  • Bước 3: Lắc ống nghiệm
  • Bước 4: Đợi nước chuyển màu, so sánh với bảng màu kết quả

* Lưu ý: Nếu nước bể bơi có nồng độ pH từ 7.2 7.6 thì đạt ngưỡng cân bằng, đảm bảo độ an toàn và chất lượng nguồn nước. Với các trường hợp độ pH thấp hơn hoặc cao hơn ngưỡng chuẩn cần tiến hành các biện pháp để cân bằng pH cho bể.

Trên đây Tafuma Việt Nam đã đưa ra những cách tính pH cho dung dịch và công thức tính nồng độ pH chuẩn nhất có thể giúp ích cho bạn. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn các hóa chất cân bằng pH nước hồ bơi vui lòng liên hệ tới hotline 0969.616.001 của Tafuma Việt Nam để được hỗ trợ.