Phong trào Duy tân ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào

CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO

-

-Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ.

Bạn đang xem: Cuộc duy tân minh trị ảnh hưởng đến việt nam như thế nào

-Phong trào đấu tranh chống Sô-gunnổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.

- Tháng 01/1868, Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách.

Phong trào Duy tân ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào

Thiên hoàng Minh Trị


Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ (Hay còn gọi là cuộc Duy tân Minh Trị) nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạchậu.

* Về chính trị

-Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.

-Ban hành Hiến pháp mới (năm 1889), chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

* Về kinh tế

-Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất.

-Tăng cường phát triểnkinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.

-Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.

* Về quân sự

-Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây.

-Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.

-Chú trọng đóng tàuchiến, sản xuất vũ khí đạn dược.

* Về giáo dục

-Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.

-Chú trọng nội dungkhoa học - kỹ thuậttrong chương trình giảng dạy.

Xem thêm: Tô Màu Ô Trong Word - Cách Tô Màu Bảng Biểu Trong Word

-Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây…


Mục c

c) Kết quả - tính chất:

* Kết quả:

- Nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

- Đưa đất nước Nhật Bản giàu mạnh, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

* Tính chất:cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức cải cách cách, canh tân đất nước.


Mục d

d) Ý nghĩa - hạn chế

* Ý nghĩa:

- Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.

- Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam (ví dụ: thành công của công cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là một trong những nhân tố góp phần hình thành con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX).

* Hạn chế:

- Chưa thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến quân phiệt (ưu thế về kinh tế - chính trị của tầng lớp quý tộc vẫn được duy trì).

- Chưa đáp ứng được quyền lợi cho quần chúng nhân dân.


Mục e

e) Mở rộng:Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868) đối với Việt Nam hiện nay:

- Cuộc Duy tân Minh trị của Nhật Bản (1868) được thực hiện trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục. Thông qua cuộc cải cách này đã đưa Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.

- Để có được sự thành công này nhân tố quan trọng nhất là có sự đoàn kết của toàn dân tộc và tinh thần tự cường của quốc gia. Nhân dân đoàn kết vì mục tiêu chung là sức mạnh để cuộc cải cách thực hiện thành công và thúc đẩy đất nước phát triển.

- Việt Nam hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước cần học tập Nhật Bản, đoàn kết toàn dân thực hiện vì một mục tiêu chung, phát huy tinh thần tự lực tự cường của dân tộc.


ND chính

- Những nội dung cơ bản về nguyên nhân, nội dung, kết quả, tính chất, ý nghĩa, hạn chế của cuộc cải cách Minh Trị.

- Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868) đối với Việt Nam hiện nay.

Xem thêm: " Hình Vành Khăn Trong Toán Học Toán Pitago, Thư Viện Khoa Học

backlinks.vn


Sub đăng ký kênh giúp Ad nhé !


Phong trào Duy tân ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào

Bình luận
Chia sẻ
Bình chọn:
3.4 trên 9 phiếu
Bài tiếp theo

Phong trào Duy tân ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào


Các bài liên quan: - Bài 1. Nhật Bản


Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Sử lớp 11 - Xem ngay


Báo lỗi - Góp ý Gửi góp ý ngay, nhận quà liền tay!

Phong trào Duy tân ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào

Phong trào Duy tân ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào

Phong trào Duy tân ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào

Phong trào Duy tân ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào

Phong trào Duy tân ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào

Phong trào Duy tân ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào

Phong trào Duy tân ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào

Phong trào Duy tân ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào



TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE


Phong trào Duy tân ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào

Phong trào Duy tân ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào


Phong trào Duy tân ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào


Các tác phẩm khác


× Báo lỗi góp ý
Vấn đề em gặp phải là gì ?

Sai chính tả Giải khó hiểu Giải sai Lỗi khác Hãy viết chi tiết giúp backlinks.vn


Gửi góp ý Hủy bỏ
× Báo lỗi

Cảm ơn bạn đã sử dụng backlinks.vn. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?

Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!


Họ và tên:


Gửi Hủy bỏ

Liên hệ | Chính sách

Phong trào Duy tân ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào

Gửi bài

Phong trào Duy tân ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào


Đăng ký để nhận lời giải hay và tài liệu miễn phí

Cho phép backlinks.vn gửi các thông báo đến bạn để nhận được các lời giải hay cũng như tài liệu miễn phí.

Mục lục

  • 1 Giới thiệu sơ lược
  • 2 Chủ trương và hoạt động
  • 3 Bị đàn áp và giải tán
  • 4 Nhận xét
  • 5 Xem thêm
  • 6 Chú thích
  • 7 Sách tham khảo chính

Tân thư và phong trào Duy Tân ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam thời kỳ cận đại

Phan Trọng ThưởngPGS, TS Viện Văn học

04:46 CH @ Thứ Hai - 25 Tháng Bảy, 2016

Lịch sử phát triển của một số quốc gia châu Á thời kỳ cận đại (cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX) ghi nhận một hiện tượng khá phổ biến, đó là sự xâm nhập, ảnh hưởng của các tư tưởng tự do, dân chủ, dân quyền từ các nước châu Âu và phương Tây vào quá trình vận động, biến chuyển của lịch sử xã hội cũng như lịch sử tư tưởng-chính trị và học thuật của các nước phương Đông, trong đó có Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Dấu hiệu rõ nhất cho thấy quá trình chuyển mình lịch sử này là phong trào Duy tân diễn ra gần như cùng một thời điểm ở hàng loạt quốc gia Đông và Đông Nam châu Á, trong đó, Tân thư có một vai trò hết sức quan trọng.

Nhật Bản là quốc gia đi đầu và đến đích sớm trong phong trào Duy tân. Từ 1868, vua Minh Trị đã tiến hành hàng loạt các cuộc cải cách dựa trên ý chí Nhật Bản cộng với mô hình xã hội và thiết chế chính trị phương Tây. Trong cuộc cách mạng này, ngoài con đường trực tiếp đưa người đi học tập, đào tạo ở nước ngoài, hoặc mời chuyên gia nước ngoài vào giảng tại các trường đại học ở trong nước, thì Tân thư là nhịp cầu tư tưởng quan trọng kết nối người Nhật với người phương Tây. Nhờ đó mà người Nhật sớm thoát khỏi ảnh hưởng tư tưởng chính trị và học thuật Trung Hoa, khi ấy đã trở thành lạc hậu, bảo thủ, kìm hãm sự phát triển của lịch sử; đồng thời, đó cũng là phương tiện quan trọng nhất để người Nhật tiếp cận và tiếp thu một cách có bài bản, hệ thống không chỉ các tri thức, các thành tựu về khoa học kỹ thuật, mà còn cả những tư tưởng mới về tự do, dân chủ, dân quyền; về các thiết chế xã hội từ các nhà tư tưởng – triết học châu Âu như R. Descartes, Voltairre, J. Rousseau, Motesquieu… Được sự ủng hộ của tầng lớp Samurai là tầng lớp tư sản đang lên, Thiên hoàng – Minh Trị và các nhà Duy tân Nhật Bản nhanh chóng đưa nước Nhật trở thành một quốc gia hùng cường ở châu Á có tiềm lực trí tuệ và tiềm lực vật chất kỹ thuật để đuổi kịp và vượt các nước Âu-Mỹ chỉ trong vòng trên dưới 30 năm. Những tài liệu được coi là Tân thư ở Nhật Bản thời kỳ này là những sách báo có xuất xứ từ Âu - Mỹ, bao gồm cả sách khoa học kỹ thuật lẫn sách khoa học xã hội, văn hóa và văn học. Tính đến năm 1887 đã có 633 cuốn về triết học, chính trị kinh tế học, lịch sử văn hóa học và 120 cuốn về văn học (tính đến 1890) được dịch và giới thiệu chủ yếu từ tiếng Anh và tiếng Pháp(1). Những trí thức lỗi lạc của Nhật Bản đương thời như Fukazawa Yukichi, Kato, Taguchi… đã góp phần quan trọng vào việc mở rộng tầm mắt, mở mang tri thức cho người Nhật thông qua hoạt động dịch thuật và biên khảo.

Cùng với những chuyển biến mau lẹ trong nhận thức tư tưởng và trong tư duy học thuật, Tân thư còn làm thay đổi đáng kể ngôn ngữ văn chương, đặc trưng thể loại và hệ thống khái niệm, thuật ngữ khoa học của người Nhật. Chữ Hán và chữ Kana vốn có vị trí rất quan trọng và tồn tại rất lâu dài trong đời sống văn hóa Nhật Bản cũng từng bước được cải biến, phát triển để chuyển tải những tư duy mới, diễn đạt những tư tưởng mới đang xuất hiện và phát triển trong đời sống văn hóa, khoa học của đất nước.

Nghiên cứu, lý giải hơn 100 năm phát triển của đất nước Nhật Bản kể từ Thiên hoàng – Minh Trị (1868) đến nay, không thể phủ nhận được ảnh hưởng mọi mặt từ các nước Âu – Mỹ, trong đó, Tân thư đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc khai mở tinh thần, kích thích ý chí cải cách, duy tân, đưa Nhật Bản sớm đạt được vị thế mong muốn trong khu vực và trên thế giới.

Ở Trung Quốc, chiến tranh nha phiến năm 1840 được coi là mốc mở đầu thời kỳ Cận đại và kết thúc bằng cuộc vận động Ngũ Tứ (1919). Trong thời gian gần 80 năm này, Trung Quốc vừa phải đối mặt với các thế lực tư bản ngoại bang, vừa phải đối mặt với thể chế chính trị phong kiến nhà Thanh đang trên đà suy thoái, phản động, cản trở bước tiến của lịch sử. Sau chiến tranh nha phiến là cuộc cách mạng nông dân Thái bình thiên quốc (1851-1864); là chiến tranh Trung – Pháp (1884-1885); chiến tranh Trung – Nhật (1885-1995); là Mậu Tuất chính biến (1898); là Nghĩa Hòa Đoàn (1900); là Cách mạng Tân Hợi (1911) và phong trào Ngũ Tứ (1919). Tất cả các sự kiện đó, hoặc ít hoặc nhiều đều chịu sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ quá trình tiếp xúc, đụng độ với phương Tây trên các phương diện: kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, khoa học và tư tưởng. Nếu như về kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại giao, sự thất bại liên tiếp của Trung Quốc trước các thế lực ngoại bang là một bài học lịch sử đánh thức lòng tự trọng dân tộc của người Trung Quốc, thì về mặt văn hóa, khoa học và tư tưởng, quá trình tiếp xúc với phương Tây lại mang đến cho Trung Quốc một làn gió mới, một luồng sinh khí mới, một vận hội lịch sử mới để cải cách và duy tân.

Tương tự như ở Nhật Bản, trong quá trình vận động cải cách và duy tân, Tân thư đóng một vai trò quan trọng. Đến lúc này, các nhà duy tân Trung Quốc không cần phải tìm đâu xa, chỉ cần hướng sang nước láng giềng Nhật Bản, vốn là một nước nhỏ, từng nằm trong vòng cương tỏa của tư tưởng học thuật và văn hóa Trung Hoa, đã có thể cảm nhận được những gì cần cho đất nước mình. Trừ số ít những người được học ở nước ngoài, biết ngoại ngữ như Nghiêm Phục (1853-1921), học ở Anh về, tự dịch cuốn Thiên diễn luận của Hussley để giới thiệu thuyết tiến hóa, hay Vương Quốc Duy (1877-1927) biên soạn những công trình nghiên cứu, khảo cứu về triết học của Kant, Shopenhauer… còn phần lớn các nhà cải cách và duy tân Trung Quốc như: Củng Tự Trân (1792-1841), Ngụy Nguyên (1794-1856), Phùng Quế Phân (1809-1874), Vương Thao (1827-1879), Khang Hữu Vi (1858-1927), Lương Khải Siêu (1873-1929), Đàm Tự Đồng (1865-1898), Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu, Hoàng Tôn Hiến, Tôn Trung Sơn, v.v… đều tiếp xúc và tiếp thu tư tưởng duy tân qua Tân thư chủ yếu là những sách bằng chữ Hán được phổ biến ở Nhật Bản.

Thấm nhuần những tư tưởng từ Tân thư, người thì đề xuất cải cách chính phủ; người thì chủ trương nghiên cứu, truyền bá các học thuyết kinh tế và khoa học của phương Tây, lên tiếng đòi cải cách xã hội; người thì đòi cải cách văn hóa, văn chương và học thuật; người thì công kích vào dường mối đạo đức phong kiến; người thì chủ trương tiến hành cách mạng tư sản, đề cao chủ nghĩa Tam dân; người thì ủng hộ đường lối cải lương, người thì theo đường lối bạo động, v.v…

Dưới ảnh hưởng của Tân thư, lịch sử xã hội và lịch sử tư tưởng Trung Quốc chuyển biến một cách mau lẹ. Tuy những “biến pháp” trong Mậu Tuất chính biến (1898) do Khang Hữu Vi cùng các đồng sự của ông chủ trương không thành (người thì bị giết, người phải bỏ trốn ra nước ngoài); cách mạng Tân Hợi (1911) thất bại do chưa có một đường lối chính trị phù hợp và một lực lượng quân sự đủ mạnh, nhưng những tư tưởng chính trị, tri thức khoa học, văn học nghệ thuật và tư duy lý luận phương Tây đã qua Tân thư mà thâm nhập vào đời sống xã hội chính trị, vào tâm hồn, tình cảm và lý tưởng cách mạng của những trí thức ưu tú đang nuôi khát vọng canh tân đất nước.

Phong trào Ngũ Tứ (4-5-1919) là sự kiện có ý nghĩa khép lại thời kỳ Cận đại – một thời kỳ chứa đựng những biến thiên vĩ đại trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc, mở ra thời kỳ hiện đại với những nhân vật lịch sử khác, những phong trào cách mạng khác đáp ứng được yêu cầu của lịch sử. Trong phong trào này, tư tưởng dân chủ mới của giới trí thức, của học sinh, sinh viên và hành động yêu nước của họ có thể được xem như là kết quả của quá trình tiếp nhận những tư tưởng từ Tân thư thông qua những con đường khác nhau.

Trên phương diện văn hóa và văn học nghệ thuật, Tân thư là yếu tố quan trọng để hình thành và phát triển tân văn (văn bạch thoại), hình thành nên các cuộc vận động văn hóa mới với các đại biểu ưu tú như: Lý Đại Chiêu, Trần Độc Tú, Ngô Du, Lỗ Tấn, Hồ Thích, Thái Nguyên Bồi…

Với Tân thư, các nhà cải cách và duy tân Trung Quốc cận đại không chỉ tìm thấy phương cách và con đường để đưa Trung Quốc thoát khỏi chế độ phong kiến cổ hủ, mà còn tìm thấy phương cách và con đường để giải phóng những năng lực trí tuệ - tinh thần tiềm ẩn trong con người Trung Quốc; tìm thấy phương cách và con đường để chấn hưng đất nước Trung Hoa, đưa đất nước Trung Hoa ra nhập với tiến trình phát triển chung của khu vực và thế giới.

Ở Việt Nam, thời kỳ Cận đại được bắt đầu từ 1858 khi người Pháp nổ súng tấn công vào Đà Nẵng và kết thúc vào năm 1930 để chuyển sang thời kỳ Hiện đại. Như vậy là, khác với Nhật Bản, Việt Nam và Trung Quốc đều mở đầu thời kỳ Cận đại bằng tiếng súng khai màn chiến tranh của thực dân phương Tây. Điểm giống nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như Nhật Bản là trong suốt thời kỳ Cận đại đều diễn ra các cuộc vận động cải cách và phong trào duy tân nhằm bảo vệ và canh tân đất nước. Tuy nhiên, do hoàn cảnh xã hội chính trị ở mỗi nước không giống nhau nên phong trào duy tân ở mỗi nước cũng có những điểm khác biệt. Chắng hạn ở Trung Quốc, những người chủ trương duy tân phần lớn là trí thức, quan lại trong triều đình phong kiến, thậm chí cả nhà vua (Quang Tự) cũng tham gia duy tân (Mậu Tuất chính biến). Mục tiêu của họ là cải cách xã hội, cải cách văn hóa. mở mang tư duy, kiến thức khoa học và kinh tế để tự cường, để phát triển đất nước. Còn ở Việt Nam, lực lượng duy tân chủ yếu là tầng lớp chí sĩ. Quan lại và triều đình phong kiến gần như thúc thủ chịu sự đô hộ của thực dân. Vì vậy mục tiêu của các nhà duy tân Việt Nam trước hết là hướng vào việc đánh đuổi thực dân, giành độc lập chủ quyền để từ đó tự cường và canh tân đất nước. Có lẽ từ điểm khác biệt đó mà ở Việt Nam tuy cũng có những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch gần giống như “biến pháp” của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu nhưng không nổ ra những sự kiện kiểu như Mậu Tuất chính biến (1898), thay vào đó là các phong trào cách mạng của tầng lớp sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Lương Văn Can, Nguyễn Thượng Hiền, v.v…

Cũng như ở Nhật Bản và Trung Quốc, ở Việt Nam trong suốt quá trình duy tân thời kỳ cận đại, Tân thư có một vị trí cực kỳ quan trọng. Nó là vũ khí tư tưởng, là liệu pháp tinh thần, là nhịp cầu nối Việt Nam với thế giới phương Tây. Ở thời kỳ Cận đại, các trí thức Nho học Việt Nam vẫn còn giữ được vị trí đáng kể trong đời sống chính trị và văn hóa của xã hội. Với vốn kiến thức Hán học uyên thâm, Tân thư trở thành nguồn tri thức mới lạ, tân kỳ giúp các nhà duy tân Việt Nam mở mang tầm nhìn, khai trí, khai tâm để hướng đến mục tiêu tự chủ tự cường dân tộc. Nhật Bản, Trung Quốc trở thành những tấm gương duy tân thu hút các chí sĩ Việt Nam đến học tập, tiếp thu để cứu nước cứu nòi. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã từng sang Nhật gặp gỡ và đàm đạo trực tiếp với Lương Khải Siêu và mỗi người đã tiếp thu từ nhà cải cách nổi tiếng này những tư tưởng, những chủ trương khác nhau để sau đó, khi về nước, người thì chủ trương bạo động, người thì chủ trương cải lương, nhưng cả hai đều hướng về mục tiêu duy tân, mục tiêu dân tộc.

Tuy vào thời kỳ này, để củng cố địa vị thống trị lâu dài ở Việt Nam, thực dân Pháp đã đưa nhiều học sinh, sinh viên và trí thức trẻ Việt Nam sang du học tại Pháp. Họ giỏi tiếng Pháp, thấm nhuần văn hóa, khoa học Pháp nhưng ảnh hưởng của họ trong đời sống tinh thần xã hội chưa đủ mạnh để lấn át ảnh hưởng của nhà Nho thời kỳ này. Ngược lại, các nhà Nho cũng nhận thấy những hạn chế lịch sử của mình để thông qua chữ Hán mà tiếp thu phương Tây. Tân thư vì vậy càng trở nên đắc dụng.

Như vậy là, vào thời kỳ Cận đại, ảnh hưởng của phương Tây đến Việt Nam qua 2 con đường: Trực tiếp từ nhà trường Pháp qua Pháp văn và gián tiếp từ Tân thư qua Hán văn. Con đường trực tiếp giành cho các trí thức mới Tây học, còn con đường gián tiếp giành cho các chí sĩ, các nhà Nho được đào tạo từ khoa cử phong kiến. Tuy con đường tiếp thu phương Tây gián tiếp qua Tân thư phần nào bị khúc xạ qua lăng kính tư tưởng của các nhà duy tân Nhật Bản và Trung Quốc, đặc biệt là của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, nhưng nhờ đó mà các nhà duy tân Việt Nam mới tiếp cận được với thế giới, khai mở trí tuệ để đón nhận “gió Âu mưa Á”, “thổ nạp Đông-Tây” đưa Việt Nam thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn, lạc hậu của ý thức hệ Nho giáo phong kiến. Mặc dù trong thế tranh chấp ảnh hưởng với tầng lớp trí thức Tây học được đào tạo trực tiếp từ nền giáo dục Pháp, các nhà Nho duy tân không đóng được vai trò đại diện cho lực lượng tiên tiến của xã hội, nhưng với những gì họ tiếp thu được từ Tân thư, qua Tân thư cũng đã góp phần thức tỉnh “nhân tâm thế đạo”, giống như tiếng gà gáy sáng báo bình minh, đánh thức dân tộc bằng những tư tưởng mới về dân chủ, tự do và dân sinh dân quyền vốn xa lạ với xã hội phương Đông và Việt Nam trước đó.

Trên phương diện văn học, nếu như ở Nhật Bản và Trung Quốc, Tân thư là cơ sở để hình thành tân văn (văn bạch thoại), phê phán cổ văn, đưa đến cho văn học các nước này những phẩm chất mới về ngôn ngữ, thể loại và chức năng thẩm mỹ của văn học… thì ở Việt Nam, Tân thư cũng là một trong số những yếu tố tác động tích cực để hình thành nền tân học và tân văn. Sáng tác của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền… và các tiểu luận của Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế… thể hiện một quan niệm mới về văn học, phá vỡ quy phạm quen thuộc, gò bó của từ chương Trung Hoa. Thơ văn từ chỗ là thú chơi tao nhã, để tỏ chí tỏ lòng, để thù tạc ngâm vịnh, đến lúc này đã trở thành lợi khí duy tân, thành công cụ tư tưởng, gắn bó mật thiết với đời sống xã hội và mang hơi thở của thời đại.

___________

(1)Dẫn theo Nguyễn Thị Việt Thanh: Nhật Bản - nhịp cầu chuyển tải tư tưởng và văn minh phương Tây vào phương Đông trong cuốn Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Nxb. Chính trị quốc gia, H, 1997.

Nguồn:Văn học và Ngôn ngữ

LinkedInPinterestCập nhật lúc:09:52 CH @ 25/07/2016

lịch sửgiáo dụcvăn hóaxã hộiDuy Tântân thưViệt Nam