Giải vở bài tập văn 7 tập 2

Với giải Vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn đầy đủ Tập 1 và Tập 2 chương trình sách mới sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách VBT Ngữ Văn 7 từ đó học tốt môn Ngữ văn 7.

Mời các bạn tham khảo tài liệu Giải VBT Ngữ văn 7 bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) do VnDoc sưu tầm và đăng tải sau đây. Giải vở bài tập Văn 7 sẽ giúp các em học sinh biết cách trả lời các câu hỏi trong Vở bài tập một cách chi tiết, rõ ràng. Sau đây mời các em tham khảo.

Nhằm giúp các em học sinh ôn tập thêm kiến thức môn Ngữ văn lớp 7, VnDoc giới thiệu chuyên mục Giải Vở BT Ngữ văn 7 sẽ hướng dẫn các em học sinh làm các bài tập trong Vở bài tập môn Ngữ văn lớp 7. Đây là tài liệu hữu ích cho các em học sinh tham khảo, ôn tập để học tốt môn Văn 7 hơn.

Câu 1 (trang 65 VBT Ngữ văn 7): Bài tập 1, trang 65 SGK Ngữ văn 7

Trả lời:

  1. Câu 1: Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ XIII.

Câu 2: Từ thế kỉ XIII, ngôi chùa đã được xây bởi một nhà sư vô danh.

  1. Câu 1: Tất cả cánh cửa chùa được làm bằng gỗ lim.

Câu 2: Tất cả các cánh cửa chừa đều được người ta làm bằng gỗ lim.

  1. Câu 1: Con ngựa được buộc bên gốc đào.

Câu 2: Con ngựa được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào.

  1. Câu 1: Một lá cờ đại được dựng ở giữa sân.

Câu 2: Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân.

Câu 2 (trang 66 VBT Ngữ văn 7): Bài tập 2, trang 65 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Trả lời:

  1. Câu 1 (được): Em không được thầy giáo khen.

Câu 2 (bị): Em bị thầy giáo phê bình.

  1. Câu 1 (được): Ngôi nhà ấy đã được phá đi.

Câu 2 (bị): Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi.

  1. Câu 1 (được): Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được thu hẹp bởi trào lưu đô thị hóa.

Câu 2 (bị): Sự chênh lệch của thành thị với nông thôn đã bị giảm xuống bởi trào lưu đô thị hóa.

Nhận xét sự khác nhau về sắc thái nghĩa:

Câu bị động dùng được hàm ý tích cực.

Câu bị động dùng bị hàm ý tiêu cực.

Câu 3 (trang 67 VBT Ngữ văn 7): Bài tập 3, trang 65 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Trả lời:

Đoạn văn: Văn chương là chiếc nôi nuôi dưỡng tâm hồn, cảm xúc của con người. Với tôi cũng vậy, văn chương đã trở thành một điểm tựa tinh thần. Những cảm xúc trong tôi đã được những câu thơ của Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử,… khơi gợi, nâng đỡ. Tâm hồn tôi, nhờ có văn chương, mà được mở rộng ra, tinh tế hơn, nhạy cảm hơn. Văn chương kì diệu như vậy đó.

Câu 4 (trang 67 VBT Ngữ văn 7):

Những câu dưới đây câu nào không thể chuyển đổi thành câu bị động?

Trả lời:

Những câu không thể chuyển đổi thành câu bị động:

- Nam đã rời sân ga cách đây một giờ.

- Nam giống bố.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Giải VBT Ngữ văn 7: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo). Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu Ngữ văn lớp 7, Soạn văn lớp 7, Học tốt Ngữ Văn lớp 7, Soạn Văn lớp 7 (ngắn nhất), Tài liệu học tập lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Ngữ văn lớp 7 hơn.

Giải VBT Ngữ văn 7 bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận được VnDoc sưu tầm và đăng tải sẽ cung cấp cho các em học sinh lời giải chi tiết cho từng bài tập trong Vở bài tập môn Văn lớp 7, giúp các em biết cách giải bài tập một cách nhanh chóng và dễ dàng, từ đó nắm bắt bài học tốt hơn. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Giải Vở BT Ngữ văn 7 được giới thiệu trên VnDoc.com bao gồm hệ thống các lời giải và đáp án cho các bài tập trong Vở bài tập môn Ngữ văn lớp 7. Các câu hỏi và trả lời được ghi rõ số trang trong VBT và SGK Ngữ văn 7, giúp các em học sinh dễ dàng tra cứu khi làm bài. Đây là tài liệu hữu ích cho các em học sinh tham khảo, ôn tập để học tốt môn Văn 7 hơn.

Câu 1 (trang 32 VBT Ngữ văn 7):

Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất: Trong lập luận của bài văn nghị luận, dẫn chứng và lí lẽ phải có mối quan hệ:

  1. Phù hợp với nhau
  1. Phù hợp với luận điểm
  1. Phù hợp với nhau và phù hợp với luận điểm
  1. Tương đương với nhau

Trả lời:

Em chọn phương án: C. Phù hợp với nhau và phù hợp với luận điểm

Câu 2 (trang 32 VBT Ngữ văn 7): Bài tập trang 31 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Trả lời:

a,

- Bài văn nêu lên tư tưởng: Muốn học để thành tài trước tiên phải bắt đầu từ những điều cơ bản.

- Tư tưởng ấy được thể hiện ở những luận điểm:

+ Ai cũng đi học nhưng không phải ai cũng biết học cho thành tài.

+ Chỉ ai chịu khó luyện tập cơ bản thật tốt thì mới có tiền đồ.

- Những câu mang luận điểm:

+ Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.

+ Câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh-xi cho người ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ.

b,

Các phần bố cụcRanh giớiNội dungMở bàiTừ đầu đến “biết học cho thành tài”Khẳng định thực tế: Không phải ai cũng biết học cho thành tài.Thân bàiTừ “Danh họa I-ta-li-a” đến “thời Phục Hưng”Dẫn chứng: Câu chuyện học vẽ trứng của Lê-ô-na Đơ Vanh-xi.Kết bàiTừ “Câu chuyện vẽ trứng” đến hếtKết luận: Chỉ có ai chịu khó luyện tập những điều cơ bản thì mới thành tài.

Câu 3 (trang 33 VBT Ngữ văn 7):

Dưới đây là ba phần Mở bài khác nhau của ba bạn cùng viết về một đề bài: “Tìm hiểu câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Em hãy nhận xét về từng cách mở bài của mỗi bạn để xác định cách nào không nên theo và cách nào có thể theo.

Trả lời:

a, Nhận xét các cách mở bài

- Mở bài thứ nhất nêu được một cách ngắn gọn vấn đề; Mở bài thứ hai nêu được vấn đề, phạm vi và cả tính chất bài viết.

- Mở bài thứ ba mang tính chất kết luận, rút ra ý nghĩa thực tiễn.

b, Không nên theo cách: thứ ba.

Bởi vì: Nhiệm vụ của mở bài là nêu vấn đề chứ không phải kết luận, rút ra ý nghĩa.

Câu 4 (trang 34 VBT Ngữ văn 7):

Em được giao nhiệm vụ phải làm cho các bạn tin rằng: Đúng như người xưa đã nói trong một câu tục ngữ, trên đời này, “Có chí thì nên”. Theo em, phần Thân bài của bài nói (hay bài viết) của em nên có bố cục như thế nào? Em có tán thành bố cục của phần Thân bài dưới đây không? Nếu không thì chữa lại như thế nào cho hợp lí?

Trả lời:

a, Bố cục của phần Thân bài được dẫn ra chưa hợp lí.

Bởi vì: tác giả dẫn ra các luận điểm trên các tiêu chí khác nhau, không có tính nhất quán và liên kết.

b, Theo em, bố cục của phần Thân bài nên có các luận điểm và được sắp xếp như sau:

(1) Nhiều tấm gương của người xưa cho thấy: Người có quyết tâm, có ý chí thì nhất định sẽ thành công.

(2) Ngày nay, cũng có rất nhiều người đã nhờ nỗ lực của mình mà đạt được ước mơ, thành tựu lớn.

(3) Điều này không chỉ đúng với con người Việt Nam mà còn đúng với biết bao tấm gương của những con người ở nhiều vùng miền, quốc gia trên thế giới.

(4) Đối với bản thân chúng ta, ý chí sẽ là chìa khóa giúp chúng ta thực hiện mọi công việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Giải VBT Ngữ văn 7: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu Ngữ văn lớp 7, Soạn văn lớp 7, Học tốt Ngữ Văn lớp 7, Soạn Văn lớp 7 (ngắn nhất), Tài liệu học tập lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Ngữ văn lớp 7 hơn.