Giải Vở bài tập Ngữ văn 6 tập 2 bài Sông nước Cà Mau

Lớp 1-2-3

Lớp 1

Lớp 2

Vở bài tập

Lớp 3

Vở bài tập

Đề kiểm tra

Lớp 4

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Lớp 5

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Lớp 6

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 7

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 8

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 9

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 10

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 11

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 12

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

IT

Ngữ pháp Tiếng Anh

Lập trình Java

Phát triển web

Lập trình C, C++, Python

Cơ sở dữ liệu

Giải Vở bài tập Ngữ văn 6 tập 2 bài Sông nước Cà Mau

Giải vở bài tập Ngữ Văn 6Bài 18Bài 19Bài 20Bài 21Bài 22Bài 23Bài 24Bài 25Bài 26Bài 27Bài 28Bài 29Bài 30Bài 31Bài 32Bài 33Bài 34Giải VBT Ngữ Văn 6: Vượt thác (Võ Quảng) Trang trước

Trang sau

Giải VBT Ngữ Văn 6: Vượt thác (Võ Quảng)

Câu 1 (trang 31 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Căn cứ vào tên bài văn để xác định chủ đề. Đoạn nào trong bài văn tập trung thể hiện chủ đề này? Các đoạn khác có vai trò gì trong việc thể hiện chủ đề?

Trả lời:

– Chủ đề của bài văn là: ca ngợi vẻ hùng dũng và sức mạnh của dượng Hương Thư qua cảnh vượt thác.

Đang xem: Giải vở bài tập ngữ văn 6 tập 2 bài vượt thác

– Đoạn tập trung thể hiện chủ đề: từ “Đến Phường Rạnh” đến “vâng vâng dạ dạ”.

– Vai trò của các đoạn còn lại đối với việc thể hiện chủ đề là: làm nổi bật cảnh tượng kì vĩ của thiên nhiên xung quanh từ đó làm nổi bật sức mạnh của con người lao động chinh phục thiên nhiên.

Câu 2 (trang 31-32 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Câu 2, trang 40 SGK: Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài này là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?

Trả lời:

Trình tựKhúc sôngHình ảnh hai bên bờ
1 Ngã ba sông những bãi dâu trải ra bạt ngàn
2 Gần thác những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước
3 Trong khu vực thác nước từ trên cao phóng xuống hai vách đá dựng đứng
4 Phía trên của thác núi cao sừng sững, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp, qua nhiều lớp núi, đồng ruộng mở ra
Giải Vở bài tập Ngữ văn 6 tập 2 bài Sông nước Cà Mau

– Cảnh dòng sông có sự thay đổi liên tục, ở mỗi chặng đường khung cảnh không giống nhau.

– Người quan sát, miêu tả đang ở vị trí: trên con thuyền đi giữa sông.

– Vị trí đó thích hợp vì: Đó là vị trí có thể quan sát được sự thay đổi của cảnh vật, có thể nhìn bao quát ra chung quanh và là vị trí mang lại nhiều trải nghiệm chân thực nhất trong cuộc vượt thác.

Câu 3 (trang 32-33 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Câu 3, trang 40 SGK: Cảnh con thuyền vượt thác đã được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?

Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh”.

Trả lời:

Những chi tiết miêu tả con thuyền vượt thác

– thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước

– thuyền cố dấn lên

Những chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của nhân vật dượng Hương Thư Miêu tả ngoại hình: như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Viết Nhiều Gạch Đầu Dòng Trong Excel ? Hướng Dẫn Cách Chèn Dấu Đầu Dòng Trong Excel

Miêu tả hành động: co người phóng chiếc sào xuống nước, động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra.

– Những cách so sánh đã được sử dụng là: So sánh dượng Hương Thư với pho tượng đồng đúc và với một hiệp sĩ.

– Ý nghĩa được chọn sau đây thích hợp với hình ảnh so sánh dượng Hương thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh”:

+ Thể hiện sự hào hùng

+ Thể hiện sự gan dạ

+ Thể hiện sự dũng mãnh

Câu 4 (trang 33 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Câu 4, trang 40 SGK: Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.

Trả lời:

Đoạn văn về cây cổ thụÝ nghĩaCách chuyển nghĩa
Từ “Dọc sông” đến “nhìn xuống nước” Thể hiện vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên nhân hóa
Từ “những cây to” đến “tiến về phía trước” Thiên nhiên như dang tay chào đón những người con đi xa trở về, khen ngợi những người hùng như dượng Hương Thư so sánh, nhân hóa, ẩn dụ

Câu 5 (trang 33 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Câu 5, trang 40 SGK: Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về hình ảnh con người và thiên nhiên được miêu tả trong bài?

Trả lời:

– Cảm nhận về thiên nhiên: Thiên nhiên nơi đây hết sức kì vĩ, rộng lớn. Thiên nhiên hiện lên với nhiều dáng vẻ, lúc thì oai linh, giận dữ thử thách con người, lúc lại hiền từ, dịu dàng như đón những đứa con đi xa trở về.

– Cảm nhận về con người: con người lao động hiện lên với vẻ đẹp khỏe khoắn, dũng cảm chinh phục tự nhiên. Đó là con người mạnh mẽ, làm chủ cuộc sống của mình. Hình ảnh con người lao động ở đây hiện lên với dáng vẻ phi thường.

Câu 6 (trang 34-35 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài luyện tập, trang 41 SGK: Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả.

Trả lời:

– Những hình ảnh sau đây về thiên nhiên chỉ có trong bài Sông nước Cà Mau, không có trong bài Vượt thác: sông ngòi kênh rạch chằng chịt như mạng nhện, dòng sông rộng hơn ngàn thước, nước ầm ầm đổ ra biển, cây đước mọc dài theo bãi.

Xem thêm: Khóa Học Của Dương Duy Bách : “Triệu Phú Đô La” Gây Sốt Giới Trẻ Tại Việt Nam

– Những hình ảnh sau đây về thiên nhiên chỉ có trong bài Vượt thác, không có trong bài Sông nước Cà Mau: những chòm cổ thụ, núi cao đột ngột hiện ra, nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng.

– Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả trong bài Sông nước Cà Mau là: tác giả miêu tả thiên nhiên bằng những phép so sánh giàu hình ảnh, từ đó làm bật nổi vẻ hoang sơ, rộng lớn của thiên nhiên sông nước.

– Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả trong bài Vượt thác: Tác giả khắc họa thiên nhiên vừa có nét nên thơ trữ tình lại vừa có nét hũng vĩ, dữ dội.

Câu 7 (trang 35 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Hãy viết cảm tưởng của em khi đọc đoạn thơ của Tố Hữu trong phần Đọc thêm.

Trả lời:

Không dùng phép miêu tả, tác giả Tố Hữu vẫn có thể gợi ra được sự gập ghềnh, trắc trở của những con thác. Tác giả đã liệt kê tên của những con thác gắn liền với những tính từ, danh từ gợi nên sự khó khăn, hiểm trở: thác Lửa, thác Chông, thác Dài, thác Khó. Cùng với đó, nhà thơ còn sử dụng từ láy “chập chùng”, “thênh thênh” để diễn tả sự mênh mang rộng lớn cũng như hiểm trở của thiên nhiên trong bài thơ.

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 6 (VBT Ngữ Văn 6) khác:

GIẢM GIÁ 75% KHÓA HỌC lingocard.vn HỖ TRỢ DỊCH COVID

Phụ huynh đăng ký mua khóa học lớp 6 cho con, được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Bài tập

Sách giải văn 6 bài sông nước cà mau (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 6, sách giải ngữ văn lớp 6 bài sông nước cà mau sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 6 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 6, giải bài tập sgk văn 6 đạt được điểm tốt:

– Đoạn 1 (từ đầu đến lặng lẽ một màu xanh đơn điệu): Những ấn tượng chung ban đầu về thiên nhiên Cà Mau.

– Đoạn 2 (tiếp theo đến khói sóng ban mai) : Nói về các kênh rạch ở vùng Cà Mau và tập trung miêu tả con sông Năm Căn rộng lớn.

– Đoạn 3 (còn lại) : cảnh chợ Năm Căn đông vui, trù phú và nhiều màu sắc độc đáo.

– Bài văn miêu tả cảnh sông nước vùng Cà Mau

– Trình tự miêu tả: từ xa đến gần, càng gần phong cảnh chi tiết càng đặc thù độc đáo:

  + Càng đổ dần vào hướng Cà Mau xung quanh đơn điệu màu xanh sắc lá

  + Đi qua những địa danh cụ thể để về Cà Mau

  + Thuyền xuôi dòng sông Năm Căn hùng vĩ, rộng lớn

  + Đến chợ Năm Căn

– Bố cục bài văn (như trên)

– Vị trí quan sát của người miêu tả là ngồi trên con thuyền

→ Vị trí thích hợp để miêu tả quang cảnh trước mắt khi đi thuyền từ vùng này đến vùng khác, từ xa đến gần

– Ấn tượng ban đầu bao trùm về sông nước vùng Cà Mau:

  + Không gian rộng lớn mênh mông

  + Sông ngòi kênh rạch chằng chịt

  + Tất cả được bao bọc bởi màu xanh của trời, nước của rừng cây

  + Tiếng rì rào của rừng của sóng biển Đông

  + Không gian tạo cảm giác đơn điệu như ru ngủ

– Ấn tượng ấy được cảm nhận các giác quan : thị giác, thính giác, cảm giác

– Nhận xét về các địa danh ấy: các địa danh này rất nôm na giản dị, nó theo đặc điểm riêng biệt mà tạo thành tên riêng

a. Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn hùng vĩ của dòng sông và rừng đước:

– Dòng sông: con sông rộng hơn ngàn thước; nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác; cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch, giữa những đầu sóng trắng…

– Rừng đước: dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận; ngọn bằng tăm tắp, đắp từng bậc màu xanh mạ xanh rêu, xanh chai lọ

b. Các động từ chỉ cùng một hoạt động của con thuyền: chèo thoát qua kênh, đổ ra con sông, xuôi về Năm Căn

– Không thể thay đổi trình tự các động từ vì như thế sẽ làm sai lạc nội dung đặc biệt là sự diễn đạt trạng thái hoạt động của con thuyền qua mỗi khung cảnh

– Cách dùng từ của tác giả không chỉ chính xác mà còn rất tinh tế, nó nói lên sự hồ hởi, nói được cái đích của chuyến đi

c. Những từ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, xanh rêu, xanh chai lọ

  Những sắc thái ấy cùng một màu xanh đã miêu tả các lớp cây từ non tới già nối tiếp nhau

Những chi tiết thể hiện sự đông vui tấp nập, trù phú, độc đáo của chợ Năm Căn:

– Những đống gỗ cao như núi

– Những túp lều lá thô sơ bên cạnh những căn nhà hai tầng

– Những cột đáy thuyền chài thuyền buôn dập dềnh trên sóng

– Dọc theo sông là những lò than hầm gỗ đước

– Nơi đây cũng là nơi quần tụ của một công đồng hòa thuận: đó là người Hoa Kiều, người Chà Châu Giang, người Miên với đủ kiểu líu lô, đủ kiểu ăn mặc sặc sỡ

– Qua văn bản có thể cảm nhận được những nét rất riêng của cực Nam Tổ quốc về tự nhiên, về con người. Nó khiến người đọc tự hào về Tổ quốc đồng thời khơi dậy khao khát một lần được tới thăm vùng đất này

Đoạn văn tham khảo

   Khám phá bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi, ta thấy như hiện ra trước mắt một Cà Mau với những vẻ đẹp rất riêng biệt. Dưới ngòi bút tài hoa của Đoàn Giỏi bức tranh Cà Mau hiện lên thật sinh động với những dòng sông, kênh rạch chằng chịt, những cánh rừng đước hùng vĩ và đặc biệt là khu chợ Năm Căn mang đầy vẻ hoang sơ mà vẫn dạt dào sức sống. Ta đâu thể quên những con người Cà Mau chân chất, mộc mạc. Tất cả như những sợi nhớ sợi thương chôn chặt trong trái tim mỗi con người Việt Nam khi nhớ tới miền cực Nam của Tổ quốc.

Giới thiệu một và con sông

– Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng..

(Hoàng Cầm)

– Sông Hồng: mang nặng phù sa, hiền hòa trừ mùa lũ, bãi cát vàng trải rộng , bên bờ xanh ngát bãi ngô non,..

– Sông Hương: ôm trọn thành phố Huế, mơ màng trong sương khói, điệu chảy lặng lờ, sắc nước đổi màu theo ngày (sớm xanh, trưa vàng, chiều tím),…