Giải bài tập hóa 10 bài 1 trang 59 năm 2024

Trừ trường hợp các khí hiếm, ở điều kiện bình thường các nguyên tử của các nguyên tố không tồn tại ở trạng thái tự do, riêng rẽ mà liên kết với các nguyên tử khác nhau tạo thành phân tử hay tinh thể

2. Quy tắc bát tử (8 electron)

Theo quy tắc bát tử thì các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các nguyên tử khác để đạt cấu hình vững bền của các khí hiếm với 8 electron (hoặc 2 electron với heli) ở lớp ngoài cùng.

II. Các kiểu liên kết.

1. Liên kết ion.

  1. Các nguyên tử kim loại có 1, hoặc 2, hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng nên khi đi vào liên kết nó có xu hướng nhường hết số electron lớp ngoài cùng để cho lớp sát cùng trở thành bão hòa và sau khi nhường electron thì phần còn lại trở thành phần tử mang điện tích dương gọi là ion dương (hay cation)
  1. Các nguyên tử phi kim có số electron ở lớp ngoài cùng là 5 hoặc 6 hoặc 7 nên khi biến động có xu hướng thu thêm 1, 2, 3 electron vào lớp ngoài cùng để có vỏ electron giống khí hiếm. sau khi thâu thêm electron thì nó trở thành phần tử mang điện âm, gọi là ion âm ( hay anion).
  1. Sự tạo thành liên kết ion

Các ion trái dấu sẽ hút nhau với lực hút tĩnh điện để trở thành phân tử. ta gọi đó là phân tử ion và mối liên kết trong phân tử là liên kết ion

  1. Định nghĩa

Liên kết ion là liên kết được tạo thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.

  1. Cách biểu diễn liên kết ion

Thí dụ: Na2O: 2Na+O2-; MgCl2: Mg2+2Cl–

  1. Hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất ion.

Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chaatsion gọi là điện hóa trị và bằng điện tích của ion đó.

B. Hướng dẫn giải bài tập bài 12 SGK Hóa 10 trang 59, 60.

Bài 1: Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành do:

  1. hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh.

Advertisements (Quảng cáo)

  1. mỗi nguyên tử Na và Cl góp chung 1 electron.
  1. mỗi nguyên tử đó nhường hoặc thu electron để trở thành các ion trái dấu hút nhau.
  1. Na – e -> Na+; Cl + e -> Cl– ; Na+ + Cl– -> NaCl.

Chọn đáp án đúng nhất.

Đáp án: D.


Bài 2: Muối ăn ở thể rắn là:

  1. Các phân tử NaCl.
  1. Các ion Na+ và Cl-.
  1. Các tinh thể hình lập phương : các ion Na+ và Cl– được phân bố luân phiên đều đặn trên mỗi đỉnh.
  1. Các tinh thể hình lập phương : các ion Na+ và Cl– được phân bố luân phiên đều đặn thành từng phân tử riêng rẽ.

Chọn đáp án đúng nhất.

Đáp án : C

Advertisements (Quảng cáo)


Bài 3. a) Viết cấu hình electron của cation liti (Li+) và anion oxit (O2-)

  1. Những điện tích ở ion Li+ , O2- do đâu mà có ?
  1. Nguyên tử khí hiếm nào có cấu hình electron giống Li+ và nguyên tử khí hiếm có cấu hình electron giống O2-

Giải Hóa 10 Bài 1: Thành phần nguyên tử hướng dẫn các em giải các bài tập tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Hóa. Chúc các em học tốt môn Hóa lớp 10.

A. Giải bài tập Hóa 10 Sách giáo khoa MỚI

  • Giải Hóa 10 Bài 1 Thành phần của nguyên tử Sách Kết nối tri thức
  • Giải Hóa 10 Bài 2: Thành phần của nguyên tử CTST
  • Giải Hóa 10 Bài 2: Thành phần của nguyên tử - Sách Cánh diều

B. Tóm tắt lý thuyết bài Hóa 10 bài 1

1. Đặc điểm các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử

Loại hạt Kí hiệuĐiện tíchKhối lượng (m)Quan hệ giữa các hạtNhânProtonpqp= 1,602.10-19C hay qp= 1+

mp ≈ 1đvC

mp ≈ 1,6726 .10-27

Số p = số eNơtronnqn = 0

mn ≈ 1đvC

mn ≈ 1,6748 .10-27

VỏElectroneqe = -1,602.10-19C hay qe= 1-

me ≈ 0,000549 đvC

me ≈ 9,11.10-31kg

2. Kích thước và khối lượng nguyên tử

Kích thước

Để biểu thị kích thước nguyên tử người ta dùng đơn vị nanomet (nm) hay angstrom

1nm = 10-9 m; 1 \= 10-10 m; 1 nm = 10

Khối lượng nguyên tử

1u = 1/12 khối lượng của 1 nguyên tử đồng vị cacbon 12 = 1,6605.10-27

Nguyên tử = mp + mn (bỏ qua e)

C. Giải bài tập SGK Hóa 10: Thành phần nguyên tử

Bài 1 Trang 9 SGK hóa 10

Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là

  1. Electron và proton.
  1. Proton và nơtron.
  1. Nơtron và electron.
  1. Electron, proton và nơtron.

Chọn đáp án đúng.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

Đáp án đúng là câu B: Proton và nơtron.

Bài 2 Trang 9 SGK hóa 10

Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là

  1. Proton và electron.
  1. Nơtron và electron,
  1. Nơtron và proton.
  1. Nơtron, proton và electron.

Chọn đáp án đúng.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

Đáp án đúng là câu D

Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là Nơtron, proton và electron.

Bài 3 Trang 9 SGK hóa 10

Nguyên tử có đường kính lớn gấp khoảng 10 000 lần đường kính hạt nhân. Nếu ta phóng đại hạt nhân lên thành một quả bóng có đường kính 6 cm thì đường kính nguyên tử sẽ là

  1. 200 m.
  1. 300 m.
  1. 600 m.
  1. 1200 m.

Chọn đáp số đúng.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

Đường kính nguyên tử = 10000.đường kính hạt nhân

Đường kính hạt nhân = 6 cm = 0,06 m

\=> Đường kính nguyên tử = 10000.0,06 = 600 m

Đáp án án đúng cần chọn là C

Bài 4 Trang 9 SGK hóa 10

Tìm tỉ số về khối lượng của electron so với proton, so với nơtron.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

Ta có: me = 9,1094.10-31 kg

mp = 1,672610-27 kg

mn = 1,6748.10-27 kg

Lập tỉ số giữa khối lượng electron với pronton và với notron ta được:

Tỉ số khối lượng electron với proton là:

Tỉ số khối lượng electron với notron là:

Bài 5 Trang 9 SGK hóa 10

Nguyên tử kẽm có bán kính r = 1,35.10-1 nm và có khối lượng nguyên tử là 65 u.

  1. Tính khối lượng riêng của nguyên tử kẽm.
  1. Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân với bán kính r = 2.10-6 nm. Tính khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm.

Cho biết Vhình cầu = 4/3.πr3.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

  1. rzn =1,35.10-1 nm = 1,35.10-8 cm

1u = 1,6600. 10-24 g

mzn = 65 x 1,6600.10-24 g = 107,9.10-24 g

Vnguyên tử Zn = 4/3.π.r3 = 4/3.3,14.(1,35.10-8) = 10,3.10-24 cm3.

Dnguyên tử Zn = 107,9.10-24 g / 10,3.10-24 cm3 = 10,48g/cm3.

  1. mhạt nhân Zn = 65u => 107,9.10-24 gam

rhạt nhân Zn = 2.10-6 nm = (2.10-6. 10-7) cm = 2.10–13 cm

V hạt nhân nguyên tử Zn = 4/3.π.(2.10-13)3 = 33,49.10-39 cm3

D hạt nhân nguyên tử Zn = 107,9.10-24 gam / 33,49.10-39 cm3 = 3,22.1015 g/cm3 = 3,22.109 tỉ tấn/cm3

D. Giải bài tập sách bài tập hóa 10 bài 1

Ngoài các dạng bài tập sách giáo khoa Hóa 10 bài 1, các bạn có thể tham khảo luyện tập thêm các dạng bài tập, sách bài tập hóa 10 bài 1 để củng cố nâng cao kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng học tập. Mời các bạn tham khảo tại: Giải bài tập Hóa 10 SBT bài 1

E. Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 1

Trên đây các bạn đã được làm quen với các dạng bài tập tự luận trong sách giáo khoa cũng như sách bài tập, để giúp các bạn rèn luyện kĩ năng giải bài tập nhanh, và nhiều bài tập mức độ khác nhau, VnDoc đã biên soạn tổng hợp các dạng câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan tại: Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 1: Thành phần nguyên tử

..............................................

\>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

  • Giáo án Hóa học 10 bài 1: Thành phần nguyên tử
  • Giải bài tập Hóa 10 Bài 2: Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hoá học, đồng vị
  • Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 2: Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hóa học. Đồng vị
  • Bài tập Hóa học lớp 10: Nguyên tử
  • Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 6: Luyện tập: Cấu tạo vỏ nguyên tử
  • Giải bài tập trang 13, 14 SGK Hóa học lớp 10: Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hoá học, đồng v

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Giải bài tập Hóa 10 Bài 1: Thành phần nguyên tử tới các bạn. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.