Giá lúa hiện nay bao nhiêu một ký năm 2024

Giá lúa gạo hôm nay 8/12 trong khi giá lúa tiếp tục tăng cao 200 - 300 đồng/kg thì giá gạo biến động trái chiều giữa các chủng loại từ 50 - 100 đồng/kg. Thị trường giao dịch chậm.

Giá lúa gạo hôm nay 8/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh tăng mạnh với nhiều chủng loại lúa.

Giá lúa hiện nay bao nhiêu một ký năm 2024
Giá lúa gạo hôm nay 8/12/2023: Giá lúa tiếp đà tăng cao. Ảnh minh họa.

Theo đó, tại khu vực An Giang, theo cập nhật của Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, giá lúa Đài thơm 8 tăng 200 – 300 đồng/kg lên mức 9.400 – 9.700 đồng/kg; gạo OM 5451 tăng 100 – 200 đồng/kg lên mức 9.400 – 9.500 đồng/kg; gạo OM 18 tăng 200 đồng/kg lên mức 9.500 – 9.700 đồng/kg

Với các chủng loại lúa còn lại, giá đi ngang. Cụ thể, giá lúa Nàng hoa 9 ở mức 9.200 – 9.400 đồng/kg; lúa IR 504 duy trì ổn định ở mức 8.800 – 9.000 đồng/kg; lúa OM 380 dao động quanh mốc 8.600 - 8.800 đồng/kg.

Tương tự nếp An Giang khô ổn định quanh mức 9.400 - 9.800 đồng/kg; nếp Long An khô ở mức 9.400 - 9.800 đồng/kg. Trong khi đó, giá lúa nếp Long An tươi tăng 200 đồng/kg lên mức 7.800 – 8.000 đồng/kg.

Trong khi đó, đối với các loại gạo hôm nay giá biến động trái chiều giữa các chủng loại. Theo đó, tại kho xuất khẩu ở Sa Đéc (Đồng Tháp), giá gạo nguyên liệu IR 504 Việt tăng 100 đồng/kg lên mức 12.800 – 12.900 đồng/kg; gạo nguyên liệu Đài thơm 8, OM 18 tăng 50 đồng/kg lên mức 13.800 – 13.850 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 380 tăng 100 đồng/kg lên mức 12.650 – 12.750 đồng/kg; gạo OM 5451 tăng lên mức 13.400 – 13.450 đồng/kg. Ngược lại, giá gạo Sóc nguyên liệu giảm 100 đồng/kg xuống còn 12.000 – 12.100 đồng/kg.

Đối với các loại phụ phẩm hôm nay không có biến động. Hiện giá tấm OM 5451 giữ ở mức 11.700 - 11.800 đồng/kg và cám khô ổn định quanh mốc 6.600 - 6.700 đồng/kg.

Ghi nhận thị trường lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay, nguồn lúa Thu Đông ít, giá cao, giao dịch ít. Hầu hết diện tích lúa đã được cọc trước. Hiện giá nhiều loại lúa tươi tại An Giang đang được thương lái mua ở mức xấp xỉ 10.000 đồng/kg.

Trên thị trường gạo, nguồn gạo về ít hơn hôm qua. Giá gạo các loại có xu hướng tăng nhẹ. Gạo thơm nhu cầu nhiều, các kho cần gạo sẵn sàng trả giá cao hơn để mua vào.

Tại An Giang, lượng gạo về ổn định, giá ít biến động so với hôm qua. Tại Đồng Tháp, giá gạo OM 5451, OM 18 có xu hướng nhích nhẹ so với hôm qua. Giá lúa được nông dân chào ở mức cao.

Tại các chợ lẻ, hôm nay giá gạo Sóc thường ở mức 19.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa 9 ở mức 19.500 đồng/kg; gạo Nàng Nhen dao động quanh mức 26.000 đồng/kg; gạo Jasmine ổn định ở 16.000 - 18.500 đồng/kg; gạo tẻ thường ở mức 12.000 - 14.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 16.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 19.500 đồng/kg; gạo sóc thường 16.000 - 17.000 đồng/kg; gạo sóc thái 18.500 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo Nhật 22.000 đồng/kg.

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam chững lại và đi ngang sau phiên điều chỉnh tăng. Theo đó, giá gạo xuất khẩu 5% tấm ở mức 663 USD/tấn và giá gạo loại 25% tấm dao động quanh mức 648 USD/tấn.

Giá lúa gạo hôm nay ngày 22/2 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm mạnh với lúa, trong khi giữ ổn định với gạo.

Theo đó, tại An Giang, cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, bình quân giá lúa tươi được các thương lái mua tại ruộng dao động quanh mốc 7.800 – 8.700 đồng/kg.

Cụ thể, giá lúa IR 504 ở mức 8.200 – 8.400 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 ở mức 8.400 – 8.600 đồng/kg, giảm 200 – 400 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 8.400 – 8.600 đồng/kg, giảm 400 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 8.300 – 8.500 đồng/kg, giảm 300 đồng/kg; Nàng Hoa 9 duy trì ổn định ở mức 8.600 – 8.700 đồng/kg, giảm 300 đồng/kg. Riêng lúa Nhật giá không đổi, ở mức 7.800-8.000 đồng/kg.

Ghi nhận tại các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giao dịch lúa mới chậm. Giá lúa các loại giảm tiếp khiến thương lái đồng loạt bỏ cọc, còn nông dân chủ động chào bán lúa rất nhiều, đặc biệt, với lúa đã thu hoạch lên hoặc lúa chín vàng chưa có người mua. Một số thương lái đi xem lúa giá thấp để mua giao hợp đồng đã ký, còn đối với lúa đã cọc giá cao trước đó thì họ bỏ cọc. Giao dịch lúa ngưng trệ.

Giá lúa hiện nay bao nhiêu một ký năm 2024
Giá lúa gạo hôm nay tiếp tục giảm

Nếu tính từ ngày mùng 6 Tết Nguyên đán đến nay, giá lúa đã sụt 1.000 đồng/kg, tương đương 2.000 đồng kg/gạo. Chính vì giá gạo giảm mạnh nên giá lúa trên đồng cũng bị giảm theo, dẫn đến thương lái bỏ cọc không cân lúa cho nông dân, vì nếu họ mua vào biết chắc bị lỗ.

Với mặt hàng gạo, hôm nay giá gạo chững lại và đi ngang sau nhiều phiên giảm mạnh. Cụ thể, tại các kho gạo chợ tại An Cư, Cái Bè (Tiền Giang), giá gạo nguyên liệu OM 18, ở mức 12.300 – 12.400 đồng/kg; gạo Đài thơm 8 ở mức 12.600 – 12.700 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 5451 dao động quanh mức 11.800 – 11.900 đồng/kg; OM 380 11.450 – 11.550 đồng/kg; gạo nguyên liệu Nhật ở mức 12.600 – 12.700 đồng/kg; gạo nguyên liệu ST 21 ở mức 13.900 – 14.000 đồng/kg; gạo nguyên liệu ST 24 ở mức 14.400 – 14.600 đồng/kg.

Trên thị trường gạo, hôm nay nguồn gạo nguyên liệu về ít lại, bạn hàng ngưng xay bán nhiều do lỗ. Tại các kho gạo chợ, giao dịch mua lai rai. Tại Đồng Tháp, các kho phải nâng giá mua gạo lên 100 đồng/kg mới mua được.

Lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá lúa gạo sụt giảm mạnh những ngày qua, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cho rằng, hiện hầu hết các nhà kho, nhà cung ứng và doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay đều trong trạng thái chờ tín hiệu thị trường, trong khi lúa Đông Xuân đang thu hoạch lượng lúa hàng hóa về liên tục dẫn nguồn hàng bị dư thừa, càng khiến cho giá lúa giảm nhanh và mạnh. Tuy nhiên dự báo, tình hình này có lẽ sẽ chỉ kéo dài khoảng 10 hay 15 ngày, vì khi lúa Đông xuân dần về cuối vụ lượng lúa hàng hóa không còn nhiều, giá lúa sẽ bật tăng trở lại.

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì ổn định. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện giá gạo 25% tấm ở mức 608 USD/tấn; gạo 5% tấm ở mức 628 USD/tấn; gạo 100% tấm ở mức 508 USD/tấn.

Một doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long cho biết, hiện doanh nghiệp đang chào bán giá gạo xuất khẩu 5% tấm ở mức 620 USD/tấn, gạo thơm 700 USD/tấn, gạo Nhật 750 USD/tấn. Giá thu mua gạo nguyên liệu phục vụ xuất khẩu dao động ở mức 13.800 – 15.500 đồng/kg. Theo đó, gạo trắng ở mức 13.800 đồng/kg, gạo thươm 15.000 đồng/kg, gạo Nhật 15.500 đồng/kg.

Với mức giá thu mua hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gần như không có lãi bởi giá bao tiêu trước đó ở mức cao. Riêng đối với các doanh nghiệp ký hợp đồng trước Tết Nguyên đán và các doanh nghiệp thắng thầu Bulog đều có lời.