Bé 3 tháng ngủ bao nhiêu tiếng năm 2024

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ luôn là vấn đề nan giải đối với nhiều bà mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên, tháng năm đầu đời chính là tiền đề cho sự phát triển khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần cho bé sau này. Do đó, các mẹ cần lưu ý hơn về giấc ngủ của bé và xây dựng cho bé một thói quen ngủ điều độ nhé. Hãy cùng Autoru chăm bé khỏe - mẹ ngủ ngon!

Xây dựng lịch ăn ngủ cho bé 3 tháng tuổi là phương pháp nuôi dạy con được nhiều bà mẹ hiện đại yêu thích. Bởi khi bé có lịch sinh hoạt cụ thể không chỉ tốt cho em bé mà còn giúp mẹ kiểm soát tốt nhu cầu ăn ngủ của trẻ. Bài viết dưới đây, Nature's Way sẽ gợi ý cho bạn lịch ăn ngủ của bé 3 tháng tuổi chuẩn khoa học. Cùng đọc nhé!

I. Tại sao nên xây dựng lịch ăn ngủ cho bé 3 tháng tuổi?

Hiện nay, rất nhiều mẹ bỉm lựa chọn việc xây dựng lịch ăn ngủ cho bé 3 tháng tuổi. Bởi dù bé còn rất nhỏ những việc thiết lập giờ sinh hoạt cho trẻ không phải là không thể. Việc bé có giờ sinh hoạt cụ thể giúp bé có thể phát triển khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, lịch ăn ngủ của bé giúp mẹ có thể kiểm soát được các hoạt động hàng ngày của con và không bị sót các công việc cần thực hiện để chăm bé. Đồng thời, với thời gian biểu rõ ràng của bé mẹ sẽ nắm được thế chủ động, từ đó tiết kiệm được thời gian làm các công việc khác.

II. Nhu cầu ăn, ngủ, vận động của trẻ 3 tháng tuổi

Giai đoạn sơ sinh, ở từng mốc thời gian bé sẽ có nhu cầu về chế độ ăn ngủ khác nhau. Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi cũng vậy. Dưới đây là nhu cầu ăn, ngủ và vận động của trẻ 3 tháng tuổi.

1. Nhu cầu ăn của trẻ 3 tháng tuổi

.jpg)

3 tháng tuổi dạ dày của trẻ phát triển hơn rất nhiều so với giai đoạn sơ sinh. Lượng sữa trung bình với các bé 3 tháng tuổi khoảng 60-120 ml/cữ và chia thành 5-6 cữ/ngày. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng từng bé mà lượng sữa có thể ít hoặc nhiều lên.

2. Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng?

Theo nghiên cứu từ Thư viện quốc gia Hoa Kỳ - NIH, trẻ 3 tháng tuổi cần ngủ từ 14-17 tiếng trong một ngày. Giấc ngủ của bé sẽ được chia thành nhiều giấc ngủ ngắn. Và nó được xen kẽ giữa quá trình ăn của trẻ. Trên thực tế, cữ ngủ của trẻ 3 tháng tuổi khoảng từ 3-5 giấc vào các thời điểm trong ngày. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có mốc thời gian và đặc điểm phát triển khác nhau. Vì vậy, mẹ cần chú ý đến nhu cầu ngủ của con để thiết lập được lịch ăn ngủ hợp lý cho bé.

3. Nhu cầu vận động của trẻ 3 tháng tuổi

Bé 3 tháng ngủ bao nhiêu tiếng năm 2024

3 tháng tuổi, trẻ bắt đầu biết lật, từ tư thế nằm ngửa sang tư thế nằm nghiêng và có thể nâng cả đầu nằm sấp. Ở giai đoạn này, bé cũng đã biết cầm nắm đồ vật. Ba mẹ có thể bắt đầu sắm những món đồ chơi giúp bé phát triển cơ bắp, rèn luyện trí não và một số kỹ năng khác. Ngoài ra, ba mẹ có thể quan tâm trẻ bằng việc đọc sách, massage và cho bé đi dạo.

III. Gợi ý lịch ăn ngủ của bé 3 tháng tuổi

Bé 3 tháng ngủ bao nhiêu tiếng năm 2024

Lịch ăn ngủ của bé 3 tháng tuổi không cố định và có thể được điều chỉnh để phù hợp với từng bé cũng như hoàn cảnh sinh hoạt của từng gia đình. Dưới đây là lịch ăn ngủ của bé 3 tháng tuổi, mẹ có thể tham khảo:

  • 5h00: Bé thức dậy và được bú mẹ hoặc sữa công thức. Sau đó, bé tiếp tục ngủ một giấc ngon.
  • 8h30: Mẹ bắt đầu buổi sáng cho bé bằng việc giúp bé rửa mặt bằng khăn ấm, thoa kem dưỡng và thay quần áo cho bé. Trong khoảng thời gian này mẹ có thể mở cho bé nghe nhạc nhẹ, cho bé được tập một số động tác nằm sấp,nằm ngửa. Sau đó, mẹ có thể sắp xếp cho bé thời gian vui chơi tự do từ 1-2 tiếng.
  • 10h00: Bé chơi cùng mẹ. Thời gian này mẹ cũng tranh thủ làm các công việc nhà khác. Và đến 10h30 mẹ cho bé ăn sữa, nghe nhạc.
  • 11h30: bé có thể có một giấc ngủ ngắn trước giờ ăn tiếp theo. Thời gian này nên kéo dài khoảng 1 tiếng.
  • 12h30-13h: Đánh thức bé dậy và cho bé bú. Sau bữa ăn này, mẹ có thể bật nhạc hoặc đọc truyện hoặc chơi cùng bé.
  • 14h30: Cho bé bú 1 cữ
  • 16h30: Cho bé ngủ đến tầm 18h00 thì đánh thức bé dậy.
  • 18h00-19h00: Cho bé bú 1 chút trước khi đi tắm (lưu ý không nên để bé bú nhiều tránh tình trạng nôn trớ). Sau đó, mẹ chuẩn bị dụng cụ và tắm gội, vệ sinh cho trẻ.
  • 20h: Bé bú đến khi đủ và nhả ra.
  • 20h30: Mẹ trò chuyện vui chơi, và giúp bé tập nằm sấp trên sàn nhà.
  • 21h00: Hát ru và kể chuyện cho bé nghe.
  • 22h00: Mẹ thay bỉm, thay tã, kiểm tra về sinh cho bé. Sau đó mẹ ôm ấp và ru bé ngủ. Về đêm, giấc ngủ của bé sẽ kéo dài đến sáng hoặc bé tỉnh giấc đòi bú và tiếp tục ngủ.

IV. Mẹo thiết lập lịch ăn ngủ của bé 3 tháng tuổi

1. Dạy cho bé sự khác biệt giữa ngày và đêm

.png)

Bé 3 tháng tuổi có đủ độ cứng cáp và thời gian thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Vì vậy, mẹ nên dạy cho bé sự khác biệt giữa ngày và đêm.

Vào ban ngày, mẹ dành thời gian chơi và tương tác với con thật nhiều. Đồng thời giữ cho phòng luôn sáng và không cần cố gắng giảm thiểu các tiếng ồn như tiếng chuông điện thoại, tiếng nói chuyện, tiếng xe cộ và máy móc. Khi bé có dấu hiệu buồn ngủ, mẹ nhẹ nhàng đánh thức bé nếu không trong giờ ngủ của trẻ.

Khi đêm xuống, nếu bé có thức dậy giữa đêm mẹ không nên chơi đùa với trẻ. Mẹ nên giữ cho ánh sáng, độ ồn ở mức thấp và không nói chuyện với trẻ. Dần dần trẻ sẽ ý thức được sự khác biệt giữa ngày và đêm. Từ đó sẽ hình thành thói quen ngủ ngoan hơn.

2. Tập cho bé một số thói quen vào giờ ngủ đêm

Đến giờ đi ngủ buổi tối của bé, ba mẹ có thể thực hiện một số phương pháp như đọc truyện cho con, thay quần áo cho trẻ hoặc hôn con. Các hành động trên lặp đi lặp lại vào thời điểm nhất định trong buổi tối sẽ cho bé ý thức rằng sắp đến giờ bé đi ngủ.

3. Thiết lập giờ ngủ cho con

Đến tối và đến khoảng thời gian ngủ cho trẻ, nếu mẹ thấy trẻ có các biểu hiện mắt lim dim, dịu mắt, chớp mắt thì mẹ nên cho bé nằm ngủ. Và nếu bỏ qua thời điểm này thì việc mẹ dỗ bé ngủ sau đó sẽ khó hơn.

V. Một số câu hỏi thường gặp về lịch ăn ngủ của bé 3 tháng tuổi

1. Bé 3 tháng tuổi nên cho ngủ chung hay ngủ riêng?

Bé 3 tháng ngủ bao nhiêu tiếng năm 2024

Theo các chuyên gia, các bé 3 tháng tuổi nên được ngủ riêng trong một chiếc giường có khung bảo vệ an toàn và gần với bố mẹ. Bởi cho bé ngủ trong một chiếc giường riêng sẽ giúp bé không bị tác động bởi đồ vật xung quanh hoặc sự va chạm vô tình từ bố mẹ. Từ đó, đảm bảo cho con có một giấc ngủ ngon và không bị làm phiền.

Tuy nhiên, một số gia đình vẫn lựa chọn cho bé ngủ chung với bố mẹ. Lựa chọn này được chấp nhận nhưng ba mẹ cần hết sức lưu ý không để các vật như chăn gối màn vương vào bé. Đồng thời, trong lúc ngủ ba mẹ cần hết sức lưu ý không tác động vào trẻ.

2. Vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ không ngon giấc?

.jpg)

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ không ngon giấc về đêm có thể do rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, một nguyên nhân khá phổ biến đó là thời điểm bú sữa mẹ của bé không khoa học khiến bé đói và tỉnh dậy vào đêm. Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên, mẹ nên giảm số lần bú muộn cho con và tăng tần suất bú ban ngày cho trẻ. Ngoài ra, chỗ ngủ và quần áo mặc cho bé khi đi ngủ cần thoải mái, rộng rãi để bé có một giấc ngủ thật ngon.

3. Trẻ 3 tháng tuổi nên ngủ giấc ngắn lần cuối khi nào?

Nếu mẹ muốn bé ngủ giấc ngủ đêm vào 8 giờ tối thì mẹ nên kết thúc giấc ngủ ngắn cho trẻ vào 6h chiều. Như vậy, trẻ có thời gian để có một giấc ngủ xuyên đêm chất lượng. Tuy nhiên, nhu cầu ngủ của mỗi bé khác nhau. Vì vậy, mẹ nên chú ý đến các biểu hiện buồn ngủ của bé và điều hướng hợp lý thay vì áp dụng một lịch trình cứng nhắc.

Nhắn mẹ: Để có thể xây dựng lịch ăn ngủ cho bé 3 tháng tuổi và giúp bé thực hiện theo là điều không hề dễ dàng. Tuy thời gian đầu có thể có nhiều khó khăn và vất vả. Nhưng đến khi bé đi vào nề nếp thì nó vừa đảm bảo giấc ngủ ngon, phát triển khỏe mạnh vừa giúp mẹ nhàn hơn trong việc chăm con.

Lời kết: Trên đây là chia sẻ của Nature's Way về lịch ăn ngủ của bé 3 tháng tuổi chuẩn khoa học. Hy vọng với những gợi ý của chúng tôi sẽ giúp bạn có phương pháp chăm và dạy bé tốt hơn trong tương lai. Chúc các bạn thành công.