Giá cà phê ngày 13 tháng 1

Giá cà phê ngày 13 tháng 1
Giá cà phê trong nước hôm nay 13/1 tiếp tục tăng 300 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Dailycoffeenews)

Giá cà phê trên cả hai sàn giao dịch phái sinh tiếp tục tăng tốt. Giá cà phê thế giới liên tục tăng cao và lập kỷ lục mới trong thời gian qua chủ yếu là do các vấn đề liên quan đến nguồn cung cà phê của Brazil, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.

Xu hướng tăng từ đầu niên vụ 2021-2022 đến nay cho thấy giá cà phê có thể đang quay trở lại thời kỳ đỉnh cao của năm 2011 sau nhiều năm liên tiếp ở mức thấp. Mức giá tăng mạnh 4% so với tháng 11/2021 và tăng tới 75,5% trong vòng một năm qua. Đáng chú ý, đây cũng là mức giá cao nhất đạt được trong một thập kỷ qua kể từ khi chỉ số giá cà phê tổng hợp toàn cầu đạt 213,04 US Cent/lb vào tháng 9/2011.

Ghi nhận của TG&VN trước giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/1, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 3/2022 tiếp tục tăng 17 USD (0,75%), giao dịch tại 2.285 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 18 USD (0,81%), giao dịch tại 2.234 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng tăng mạnh hơn, kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 5,25 Cent (2,21%), giao dịch tại 242,3 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 4,95 Cent (2,09%), giao dịch tại 241,95 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.

Trong chốt phiên hôm qua, giá cà phê trong nước tăng nhẹ 100 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm trong nước. Trong đó, mức giá cao nhất theo ghi nhận là 40.100 đồng/kg.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước hôm nay 13/1 tiếp tục tăng 300 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (TP. HCM)

2.337

Trừ lùi: +55

ĐẮK LẮK

40.400

+ 300

LÂM ĐỒNG

39.600

+ 300

GIA LAI

+ 300

ĐẮK NÔNG

40.300

+ 300

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Trong báo cáo tháng này, ICO điều chỉnh ước tính tổng sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2020-21 lên mức 169,7 triệu bao, tăng 0,4% so với 169 triệu bao của niên vụ trước.

Trong đó, sản lượng cà phê arabica ước tính tăng 2,3%, lên 99,1 triệu bao từ 97,1 triệu bao trong niên vụ 2019-2020; trong khi sản lượng robusta ước tính đạt 70,4 triệu bao, giảm 2,2% so với mức 71,9 triệu bao của niên vụ trước.

Tiêu thụ cà phê thế giới ước tính tăng nhẹ lên mức 167,3 triệu bao trong niên vụ 2020-2021 so với 164,1 triệu bao của niên vụ 2019-2020. Do đó, dư cung cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020/21 được rút xuống còn 2,4 triệu bao, giảm một nửa so với gần 5 triệu bao của niên vụ 2019-2020.

Trong tháng 12/2021, tồn kho cà phê được chứng nhận trên sàn London và New York cũng đã giảm trong 7 tháng liên tiếp xuống 3,3 triệu bao từ 4,9 triệu bao của tháng 6/2021, tương ứng giảm 31,5%.

Theo ICO, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 11/2021 đạt 9,3 triệu bao (loại 60 kg/bao), giảm 12,4% so với 10,6 triệu bao của tháng 11/2020. Trong đó xuất khẩu cà phê của khu vực Nam Mỹ giảm 28,0%, trong khi khu vực châu Á và Châu Đại Dương tăng 17,6%, khu vực Trung Mỹ và Mexico tăng 29,4%.

Brazil là yếu tố chính dẫn đến sự sụt giảm trong xuất khẩu cà phê của khu vực Nam Mỹ khi lượng cà phê xuất khẩu của nước này đã giảm mạnh 33,9% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng cà phê của Brazil trong niên vụ 2021-2022 sụt giảm do cây cà phê arabica bước vào chu kỳ năng suất thấp hai năm một lần và ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết bất lợi. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê của nước này đang gặp khó khăn do các vấn đề liên quan đến logistics, đặc biệt là việc thiếu hụt các container vận chuyển.

Ngược lại, Ấn Độ và Việt Nam và Guatemala, Honduras và Nicaragua là động lực chính thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng trưởng 2 con số ở khu vực châu Á và châu Đại Dương cũng như khu vực Trung Mỹ và Mexico.

Tính chung trong 2 tháng đầu niên vụ cà phê 2021-2022 (tháng 10 và tháng 11), xuất khẩu cà phê của khu vực Nam Mỹ giảm mạnh 24,4%, xuống còn 9,7 triệu bao so với 12,8 triệu bao trong cùng kỳ niên vụ 2020-2021. Trong đó, xuất khẩu cà phê của Brazil giảm 31,4%, xuống 6,4 triệu bao từ mức từ 9,3 triệu bao của cùng kỳ niên vụ trước.

Trong khi đó, xuất khẩu cà phê của khu vực châu Á và châu Đại Dương trong 2 tháng đầu niên vụ 2021-2022 đạt 6,2 triệu bao, tăng so với 5,1 triệu bao của cùng kỳ niên vụ 2020-2021. Tại khu vực này, xuất khẩu của Ấn Độ và Việt Nam đạt lần lượt là 1,1 triệu bao và 3,4 triệu bao, tăng khá mạnh so với con số 0,7 triệu bao và 2,9 triệu bao đạt được trong 2 tháng đầu niên vụ cà phê 2020-2021.

Tương tự, trong 2 tháng đầu niên vụ 2021-2022, xuất khẩu cà phê từ khu vực Trung Mỹ và Mexico đạt 0,9 triệu bao, tăng so với 0,7 triệu bao của cùng kỳ niên vụ 2020-2021. Trong đó, Guatemala, Honduras và Nicaragua xuất khẩu khoảng 0,2 triệu bao mỗi nước.

Trái lại, xuất khẩu cà phê của châu Phi giảm 1,8% xuống còn 2,1 triệu bao trong 2 tháng đầu niên vụ 2021-2022. Trong đó, Kenya giảm 49,7%, Bờ Biển Ngà giảm 34,1%; trong khi xuất khẩu cao hơn 17,8% tại Tanzania.

Giá cà phê trong nước hôm nay 13/01 tăng nhẹ 100 đồng/kg, thị trường thế giới cũng tăng. Giá cà phê tăng do sản lượng đang giảm mạnh trên thị trường.

Giá cà phê trong nước

Cập nhật bảng giá cà phê hôm nay 13/01 cho thấy, giá cà phê trong nước phiên sáng nay quay đầu tăng nhẹ 100 đồng/kg tại các tỉnh, thành. 

Giá cà phê thấp nhất ở Lâm Đồng hiện được dao dịch ở mức 39.300 đồng/kg, cao nhất ở Đắk Lắk 40.100 đồng/kg. 

Hàng vụ mới dồi dào cùng thời tiết kỳ thu hoạch khá thuận lợi trước thềm năm mới. Tuy nhiên người mua và các nhà nhập khẩu vẫn chần chừ chờ giá cước vận tải hợp lý hơn.

Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam trong tháng 12/2021 đạt 2.344 USD/tấn, đây là mức cao nhất kể từ tháng 06/2017, tăng 28,7% so với tháng 12/2020.

Hiện nông dân một số khu vực Tây Nguyên tiếp tục trồng xen cà phê với các loại trái cây khác như bơ và sầu riêng để tăng thêm thu nhập.

Giá cà phê ngày 13 tháng 1
Giá cà phê hôm nay 13/01: Giá cà phê thế giới tăng mạnh.

Giá cà phê thế giới

Giá cà phê thế giới giao dịch sáng nay đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại sàn London giao tháng 01/2022 tăng mạnh 2.382 USD/tấn, tăng lên mức 0,51% (tương đương 12 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 3/2022 tại sàn New York tăng mạnh lên mức 240,95 US cent/pound, tăng mạnh 1,65% (tương đương 3,90 US cent) tại thời điểm khảo sát.

Trúc Mai

Giá cà phê hôm nay 13/1/2022: Đồng loạt tăng trên cả hai sàn

(VOH) - Giá cà phê ngày 13/1 tăng nhẹ 100 đồng/kg. Cà phê 2 sàn kỳ hạn có ngày tăng tốt thứ 2 liên tiếp vượt lên mốc 203,06 US Cent/lb, nguyên ngân do các yếu tố tiền tệ tác động.

Giá cà phê trong nước sáng nay tăng 100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.400 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 39.500 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 40.400 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 40.300 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 40.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, dao động ở  mức 40.300 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  42.000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

Bảo Lộc (Robusta)

39,600

+100

Lâm Hà (Robusta)

39,600

+100

 Di Linh (Robusta)

39,500

+100

ĐẮK LẮK

Cư M'gar (Robusta)

40.400

+100

Buôn Hồ (Robusta)

40.300

+100

GIA LAI

 

Pleiku (Robusta)

40.300

+100

Ia Grai (Robusta)

40.300

+100

ĐẮK NÔNG

 

Gia Nghĩa (Robusta)

40.300

+100

KON TUM

 

Đắk Hà (Robusta)

40. 300

+100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

— R1

42,000

+100

FOB (HCM)

2.323

Trừ lùi: +55

Giá cà phê ngày 13 tháng 1
Ảnh minh họa: internet

Xu hướng tăng từ đầu niên vụ 2021-2022 đến nay cho thấy giá cà phê có thể đang quay trở lại thời kỳ đỉnh cao của năm 2011 sau nhiều năm liên tiếp ở mức thấp. Mức giá tăng mạnh 4% so với tháng 11/2021 và tăng tới 75,5% trong vòng một năm qua. Đáng chú ý, đây cũng là mức giá cao nhất đạt được trong một thập kỷ qua kể từ khi chỉ số giá cà phê tổng hợp toàn cầu đạt 213,04 US Cent/lb vào tháng 9/2011.

Hàng vụ mới dồi dào cùng thời tiết kỳ thu hoạch khá thuận lợi trước thềm năm mới. Tuy nhiên người mua và các nhà nhập khẩu vẫn chần chừ chờ giá cước vận tải hợp lý hơn.

Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam trong tháng 12/2021 đạt 2.344 USD/tấn, đây là mức cao nhất kể từ tháng 06/2017, tăng 28,7% so với tháng 12/2020.

Hiện nông dân một số khu vực Tây Nguyên tiếp tục trồng xen cà phê với các loại trái cây khác như bơ và sầu riêng để tăng thêm thu nhập.

Giá cà phê thế giới tăng

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 13/1, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2022 tăng 14 USD/tấn ở mức 2.282 USD/tấn, giao tháng 5/2022 tăng 17 USD/tấn ở mức 2.233 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 tăng 3,8 cent/lb ở mức 240,85 cent/lb, giao tháng 5/2022 tăng 3,65 cent/lb ở mức 240,65 cent/lb.

Cà phê 2 sàn kỳ hạn có ngày tăng tốt thứ 2 liên tiếp, nguyên ngân do các yếu tố tiền tệ tác động. Trong đó đồng nội tệ Brazil và nguy cơ lạm phát đẩy giá các mặt hàng nông sản đều tăng, cà phê cũng nằm trong xu thế chung đó. Hiện tỷ lệ lạm phát của Mỹ lên tới 7%, cao nhất kể từ năm 1982.

Khảo sát được tờ Wall Street Journal (WSJ) thực hiện với các nhà kinh tế cho thấy CPI do Bộ Lao động Mỹ công bố tăng khoảng 7,1% trong tháng 12/2021 so với cùng kỳ năm 2020, tăng so với mức 6,8% ghi nhận trong tháng 11/2021. Mức tăng trong tháng 12/2021 cũng là mức tăng cao nhất kể từ năm 1982 và là tháng thứ ba liên tiếp CPI vượt 6%.

Các chuyên gia kinh tế ước đoán chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ trong năm 2021 tăng cao nhất kể từ năm 1982, do những căng thẳng về chuỗi cung ứng cùng với nhu cầu tiêu dùng tăng, đẩy giá hàng hóa tăng.

Trong báo cáo mới nhất của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xu hướng tăng từ đầu niên vụ 2021 - 2022 đến nay cho thấy giá cà phê đang quay trở lại thời kỳ đỉnh cao của năm 2011 sau nhiều năm liên tiếp ở mức thấp.

Trong số các nhóm cà phê được theo dõi bởi ICO, giá cà phê Arabica Brazil tiếp tục ghi nhận mức tăng cao nhất, tăng 5,2% so với tháng trước lên mức 230,3 US cent/pound. Như vậy, giá của nhóm cà phê Arabica Brazil đã tăng gần gấp đôi kể từ mức giá 116,7 US cent/pound đạt được vào tháng 1/2021. Tiếp theo là nhóm cà phê arabica Colombia, với mức tăng 3,9% so với tháng trước lên mức 290,6 US cent/pound vào tháng 12/2021.

Tương tự, giá nhóm cà phê Arabica khác tăng 3,4% so với tháng trước lên 267,7 US cent/pound. Trong khi đó, cà phê Robusta có mức tăng trưởng thấp nhất trong tất cả các nhóm cà phê khi tăng 3,1% trong tháng 12, đạt 112,8 US cent/pound.

Năm 2021 đã chứng kiến sự tăng vọt của giá cà phê khi giá giao ngay tăng lên mức chưa từng thấy trong nhiều năm. Mặc dù giá hiện tại có thể đang giảm dần, nhưng sự gián đoạn liên tục về hậu cần và thời tiết bất lợi có thể neo giá ở mức cao hơn mức trung bình.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự kiến, sản lượng cà phê arabica sẽ giảm gần 30% trong vụ thu hoạch 2021-2022, do chịu tác động bởi nhiệt độ cao và hạn hán kéo dài. Tình trạng băng giá hiện tại dự kiến cũng sẽ có tác động tiêu cực tương tự đến cây trồng trong mùa thu hoạch tiếp theo.

Để đối phó với giá cao kỷ lục của năm ngoái, nông dân đã chặt bỏ một số lượng cây cao hơn so với mức trung bình. Điều này có thể dẫn đến tăng năng suất sau năm 2023 và giảm áp lực giá cả.

Những trở ngại về mặt hậu cần là một vấn đề dự kiến sẽ tiếp tục xảy ra đối với xuất khẩu trong năm nay. Các công ty vận chuyển thường xuyên hủy bỏ các đơn hàng xuất khẩu do tình trạng thiếu hụt container rỗng.

USDA dự đoán, xuất khẩu cà phê của Brazil sẽ giảm mạnh 26% trong năm tới. Nhìn chung, dự trữ cà phê toàn cầu ước tính sẽ thấp hơn 10% trong khoảng thời gian từ tháng 6/2021 đến tháng 6/2022 so với cùng kỳ năm ngoái, theo trang Capital.