Exposure therapy là gì

Exposure therapy là gì

RỐI LOẠN ÁM ẢNH CƯỠNG CHẾ

Đăng ngày" 18/09/2022 Bởi admin2

1. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-Compulsive Disorder - OCD) là một rối loạn tâm thần mãn tính thường gặp. Người mắc rối loạn này có những ý nghĩ không mong muốn khó kiểm soát, hay lặp lại (ý nghĩ ám ảnh), và có những hành động (hành vi cưỡng chế) mà họ cảm thấy cần phải thực hiện lặp đi lặp lại để phản ứng với những ý nghĩ ám ảnh đó.

Mặc dù việc kiểm tra lại là bình thường, nhưng những người mắc OCD không thể kiểm soát được những suy nghĩ khiến cho họ lo lắng, khiến họ phải kiểm tra lại nhiều lần và dẫn đến những thói quen hay "nghi thức" kéo dài ít nhất một tiếng mỗi ngày. Thực hiện những thói quen hay “nghi lễ" này có thể giảm bớt những lo âu nhưng chỉ có tác dụng tạm thời. Nếu không can thiệp, những ý nghĩ ám ảnh và “nghi lễ” này sẽ mang lại rất nhiều căng thẳng cho những người mắc rối loạn và làm ảnh hưởng đến công việc, trường lớp và những mối quan hệ cá nhân.

Exposure therapy là gì

2. Các dấu hiệu và triệu chứng của OCD là gì?

Những người mắc OCD có thể có những ý nghĩ ám ảnh, hành vi cưỡng chế hoặc cả hai. Một số người mắc OCD cũng bộc lộ các hành vi tic. Hội chứng Tic, theo khoa Tâm lý lâm sàng - Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, là một vận động hay phát âm không chủ ý, xảy ra nhanh, tái diễn, không có nhịp và thường liên quan đến một nhóm cơ nhất định (Bnews.vn, 2017). Hội chứng Tic được chia làm hai loại: tic vận động và tic âm thanh. Tic vận động là những chuyển động đột ngột, ngắn gọn, lặp đi lặp lại, chẳng hạn như chớp mắt, nhăn mặt, nhún vai, hoặc giật đầu hoặc vai. Tic âm thanh bao gồm các hành động như tằng hắng, khịt mũi hoặc lẩm bẩm được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Những ám ảnh có thể bao gồm:

  • Sợ vi trùng hoặc nhiễm bẩn
  • Sợ mất hoặc để nhầm một cái gì đó
  • Lo lắng về những mối nguy hiểm đối với bản thân hoặc người khác
  • Những suy nghĩ ngoài ý muốn hay cấm kỵ liên quan đến tình dục, tôn giáo, hoặc những người khác
  • Sắp xếp mọi thứ một cách đối xứng hoặc theo một trình tự hoàn hảo

Exposure therapy là gì

Những hành động cưỡng chế có thể bao gồm:

  • Lau chùi hoặc tắm rửa một bộ phận cơ thể quá mức cần thiết
  • Giữ lại hoặc tích trữ những đồ vật không cần thiết
  • Sắp xếp hay chỉnh lại các đồ vật theo một trình tự cụ thể, chính xác
  • Liên tục kiểm tra mọi thứ, chẳng hạn như đảm bảo rằng cửa đã khóa hoặc lò đã được tắt
  • Đếm đi đếm lại các vật
  • Liên tục tìm kiếm sự trấn an

Exposure therapy là gì

3. Cảm giác mắc OCD sẽ cảm thấy như thế nào?

“Tôi chẳng thể làm bất cứ điều gì nếu không thực hiện những “nghi lễ” của riêng mình. Chúng xâm chiếm mọi khía cạnh của cuộc sống của tôi. Việc phải đếm số lần tôi thực hiện mọi hành động khiến tôi chậm lại so với mọi người hơn rất nhiều. Tôi sẽ gội đầu ba lần vì 3 là con số may mắn đối với tôi. Tôi mất nhiều thời gian để đọc sách hơn vì tôi phải đếm các dòng trong một đoạn văn. Khi tôi đặt báo thức trước khi đi ngủ, tôi phải chọn một thời điểm mà không cộng lại thành một số ‘xấu.’”

“Việc mặc quần áo vào buổi sáng thật khó khăn vì tôi luôn phải tuân theo những thói quen của mình. Nếu không, tôi sẽ trở nên rất lo lắng và phải làm lại tất cả từ đầu. Tôi luôn lo rằng nếu tôi không làm theo những thói quen ấy, bố mẹ tôi sẽ chết. Những suy nghĩ này gây ra cho tôi nhiều lo lắng hơn và từ đó hình thành nhiều thói quen hơn. Vì tôi phải dành thời gian cho các hoạt động này, tôi không thể làm được nhiều việc quan trọng đối với tôi. Dường như tôi không thể bỏ chúng cho đến khi tôi được điều trị tâm lý.”

Exposure therapy là gì

4. Điều trị 

Bước đầu tiên là bạn nên nói chuyện với bác sĩ hay người cung cấp dịch vụ sức khoẻ về những triệu chứng của bạn. Bác sĩ sẽ làm một bài kiểm tra và hỏi bạn về lịch sử sức khoẻ để chắc chắn rằng những triệu chứng của bạn không phải do vấn đề về thể chất gây nên. Bác sĩ của bạn có thể giới bạn đến những chuyên gia tâm lý, ví dụ như nhà trị liệu tâm thần, nhà trị liệu tâm lý, nhân viên công tác xã hội, hay tư vấn viên để đánh giá thêm hoặc để trị liệu.

OCD thường được điều trị bằng trị liệu nhận thức - hành vi (Cognitive behavioral therapy), thuốc, hay cả hai. Hãy nói chuyện với chuyên gia trị tâm lý về phương pháp trị liệu tốt nhất cho bạn.

Trị liệu nhận thức - hành vi (Cognitive behavioral therapy - CBT)

Nói chung, CBT dạy bạn các cách suy nghĩ, hành xử, và phản ứng với những ám ảnh và hành động cưỡng chế khác nhau.

Trị liệu Phơi nhiễm và Phòng ngừa Phản ứng (Exposure and Response Prevention - EX/RP) là một phương pháp cụ thể của CBT và được cho thấy rằng đã giúp đỡ nhiều người vượt qua OCD. EX/RP bao gồm việc cho người mắc mắc OCD phơi nhiễm (tiếp xúc một cách từ từ) với những nỗi sợ hay những ám ảnh của họ và dạy họ cách đối phó một cách lành mạnh với những lo âu mà chúng gây ra.

Một vài phương pháp trị liệu khác, ví dụ như đào tạo đảo ngược thói quen (habit reversal training), cũng có thể giúp bạn vượt qua những hành động cưỡng chế.

Đối với trẻ em, các chuyên gia trị liệu cũng có thể đề ra những chiến lược để giúp kiểm soát căng thẳng tốt hơn và tăng cường hỗ trợ để tránh làm triệu chứng OCD trở nên trầm trọng hơn tại trường học và ở nhà.

Thuốc

Bác sĩ có kê nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị OCD, bao gồm những loại thuốc như SSRI hay clomipramine (một loại SRI).

Khi dùng thuốc, lưu ý: Hãy trò chuyện với bác sĩ của bạn về bất kì phản ứng phụ nào mà bạn gặp phải. Không được tự ý ngừng sử dụng thuốc.

Bác sĩ của bạn sẽ cùng làm việc với bạn để tìm ra loại thuốc và liều thuốc phù hợp nhất với bạn.

Exposure therapy là gì

Nguồn:

https://www.nimh.nih.gov/health/publications/obsessive-compulsive-disorder-when-unwanted-thoughts-take-over/index.shtml

https://bnews.vn/hoi-chung-tic-dinh-nghia-trieu-chung-va-cach-dieu-tri/53632.html

Photo credit: Image by PDPics from Pixabay 

Infographic: Nguyễn Hoài Linh.