Động vật thử nghiệm thuốc là con gì

Chuột, thỏ và nhiều loài động vật khác từ lâu đã được con người sử dụng để thử nghiệm độ an toàn và hiệu quả của thuốc. Nếu thử nghiệm thất bại, điều gì sẽ xảy ra? Những con vật bị giết chết, dấy lên mối lo ngại về đạo đức của một số nhà hoạt động xã hội.

Nhưng một số nhà khoa học đang cố gắng cứu những con vật này. Họ muốn xây dựng lên những hệ thống sinh học và sinh vật ảo để thử nghiệm thuốc.

Nếu thành công, chúng ta có thể tiết kiệm sinh mạng của hơn 60.000 động vật được nuôi trong các phòng thí nghiệm mỗi năm. Chúng được sinh ra chỉ để hi sinh mạng sống, phục vụ cho các thí nghiệm của con người.

Động vật thử nghiệm thuốc là con gì

Thử nghiệm thuốc trên chuột ảo sẽ cứu sống được 60.000 động vật thí nghiệm mỗi năm

Đầu tuần, Trung tâm Quốc gia về Thay thế, Tinh lọc và Giảm thiểu Thú vật trong Nghiên cứu (NC3Rs) của Vương quốc Anh đã trao giải thưởng quốc tế năm 2017, cho một nhóm nhà khoa học đến từ Đại học Oxford. Công trình được vinh danh của họ là nghiên cứu sử dụng mô phỏng máy tính, thay thế cho động vật sống trong các thử nghiệm khoa học.

Với sự trợ giúp của phần mềm "Virtual Assay", nhóm nghiên cứu đã phát triển mô hình máy tính của tế bào tim người và chạy hàng nghìn mô phỏng để kiểm tra qua 62 chất (và 15 hợp chất được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu) xem chúng ảnh hưởng thế nào đến tế bào.

Kết hợp với dữ liệu lâm sàng thực tế, mô phỏng đã có thể đoán liệu một chất có khả năng gây nguy hiểm cho tim hay không. Cụ thể, nó dự đoán chính xác tới 89% tỷ lệ gây loạn nhịp tim của các loại thuốc hoặc hợp chất.

Đối chứng với thử nghiệm tương tự trên tế bào tim thật lấy từ thỏ, các nhà khoa học cho thấy dữ liệu chỉ đạt độ chính xác 75%. Các kết quả này được công bố vào tháng 9 năm ngoái trên tạp chí Frontiers in Physiology.

Tác giả chính của nghiên cứu là Elisa Passini, đến từ khoa Khoa học máy tính Đại học Oxford. Cô nói rằng ngoài các mô hình của nhóm chính xác hơn cả thử nghiệm trên động vật. Passini tin rằng một ngày nào đó phần mềm có thể thay thế được động vật trong các thử nghiệm độc hại. Và điều đó có thể cứu sống nhiều sinh mạng.

"Các chiến lược hiện tại để đánh giá độc tính tim mạch là kết hợp các nghiên cứu tiền lâm sàng sử dụng nhiều loài động vật", bao gồm chuột, thỏ, chó và lợn, Passini chia sẻ. Mỗi năm có ít nhất 60.000 động vật được sử dụng trong các thí nghiệm sàng lọc kiểu này. “Và đây là chỗ các mô phỏng trên máy tính của chúng tôi có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thay thế chúng".

Vicky Robinson, giám đốc điều hành của NC3Rs, cho biết trong lễ trao giải thưởng cho các nhà nghiên cứu Oxford: "Tôi rất vui mừng khi Ban hội thẩm chọn ra bài báo nổi tiếng này cho giải thưởng 3Rs hàng năm của chúng tôi". Giải thưởng đi kèm hơn 30.000 USD tiền mặt.

Trung tâm Quốc gia về Thay thế, Tinh lọc và Giảm thiểu Thú vật trong Nghiên cứu được thành lập vào năm 2004, sau một báo cáo của chính phủ Anh kêu gọi thành lập một tổ chức quốc gia yêu cầu minh bạch hóa việc sử dụng động vật trong thử nghiệm khoa học.

Trên thực tế, các mô hình máy tính từ lâu đã được coi là một công cụ tiềm năng để thử nghiệm và nghiên cứu các loại thuốc mới, cũng như các căn bệnh như ung thư và rối loạn di truyền. Nhưng mô hình máy tính vẫn chưa trở thành một phần quan trọng trong nghiên cứu khoa học.

Passini và nhóm của cô tin rằng phần mềm của họ có thể giúp thu hẹp khoảng cách. Nó dự định sẽ được sử dụng rất dễ dàng, kể cả đối với những nhà khoa học không phải là chuyên gia máy tính. Và không giống như các mô hình trước đây, Passini nói rằng chúng có thể cho kết quả thử nghiệm sát nhất với cơ thể con người.

Ví dụ, trong nghiên cứu hiện nay, mô phỏng máy tính tạo ra 9 cấu hình khác nhau của các tế bào tim, dựa trên mức độ và khả năng vận chuyển ion qua màng tế bào của chúng. Và quả thực, nhóm nghiên cứu của Passini đã nhận thấy rằng một số cấu hình nhất định dường như có nguy cơ bị loạn nhịp từ các loại thuốc nhất định.

Động vật thử nghiệm thuốc là con gì

Mỗi năm có khoảng 60.000 động vật thí nghiệm được nuôi để phục vụ khoa học

Giải thưởng NC3Rs được tài trợ bởi công ty dược phẩm GlaxoSmithKline của Vương quốc Anh là giải thưởng thứ hai của Passini và bài báo nghiên cứu của nhóm nhận được. Trước đó vào năm ngoái, cô và nhóm mình cũng đã nhận giải Sáng tạo Công nghệ từ Hiệp hội An toàn Dược phẩm.

Passini chia sẻ rằng phần mềm Virtual Assay đã được sử dụng bởi 4 công ty dược phẩm để hỗ trợ cho các nghiên cứu và thử nghiệm thuốc của họ và an toàn thuốc của họ, bao gồm cả công ty dược Merck của Mỹ và Janssen của Bỉ.

Cô cũng cho biết nhóm của cô dự định sử dụng phần mềm để nghiên cứu xem thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng tim co bóp và máu lưu thông máu khắp cơ thể như thế nào. Nhóm nghiên cứu tại Đại học Oxford cũng bắt đầu tiến hành các nghiên cứu ảo, trong lĩnh vực tìm hiểu và điều trị đau mạn tính và bệnh đái tháo đường type 2.

Tham khảo Gizmodo

  1. Giới thiệu chung về nhóm nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu mạnh về động vật thí nghiệm là nhóm nghiên cứu bao gồm các giảng viên và nghiên cứu viên thuộc Khoa Thú y, Học Viện NN Việt Nam có cùng mong muốn thúc đẩy sự phát triển những nghiên cứu thử nghiệm trên động vật thí nghiệm tại Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm thuốc thú y, chế phẩm sinh học và vắc – xin phòng bệnh cho vật nuôi. Các thành viên của nhóm tài đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu; chăm sóc, nuôi dưỡng động vật thí nghiệm như lợn, gà, chuột, thỏ… thuộc các đề tài, dự án các cấp của Khoa đã được triển khai thực hiện tại Học viện. Chúng tôi có đầy đủ chuyên môn, năng lực và kỹ thuật để thực hiện các nghiên cứu, thử nghiệm và đánh giá chất lượng như gây bệnh thực nghiệm, thử nghiệm thuốc, chế phẩm sinh học và vắc-xin trên động vật thí nghiệm. Với sự ủng hộ cả Học viện, nhóm được trang bị hệ thống khu nuôi động vật thí nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn sinh học. Cụ thể như Hệ thống phòng vô trùng với hệ thống lọc khí áp lực âm, dương đảm bảo cho nuôi động vật thí nghiệm các bệnh truyền nhiễm trên chó, mèo, lợn, gà…. Cùng Hệ thống chuồng lợn, gà hiện đại có hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống tự động giúp đảm bảo vệ sinh cho động vật trong quá trình thí nghiệm. Trong thời gian tới đây, chúng tôi mong muốn không chỉ thực hiện các nghiên cứu thử nghiệm trong phạm vi Khoa Thú y mà còn mở rộng phục vụ động vật thí nghiệm cho các Nhóm nghiên cứu, dự án nghiên cứu của các đơn vị, Khoa trực thuộc Học viện, và các cá nhân, doanh nghiệp ngoài Học viện có nhu cầu thử nghiệm trên động vật. Các thành viên của nhóm:

Trưởng nhóm: TS. Trương Quang Lâm


          Thư ký: ThS. Đào Lê Anh
TT Họ và tên Đơn vị
 1 TS. Trương Quang Lâm Khoa Thú y, HVN
 2 PGS.TS. Nguyễn Hữu Nam Khoa Thú y, HVN
 3 ThS. Đào Lê Anh Khoa Thú y, HVN
 4 ThS. Nguyễn Thị Hoa Khoa Thú y, HVN
 5 ThS. Nguyễn Thị Yến Khoa Thú y, HVN
 6 ThS. Nguyễn Thị Huyên Khoa Thú y, HVN
 7 BSTY. Nguyễn Thị Hạnh Khoa Thú y, HVN
 8 ThS. Nguyễn Thị Ngọc Khoa Thú y, HVN
 9 ThS. Nguyễn Thị Giang Khoa Thú y, HVN
10 ThS. Lê Văn Hùng Khoa Thú y, HVN
11 ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng Khoa Thú y, HVN
 
2. Mục tiêu
* Mục tiêu chung: Nhập, nuôi và cung cấp các loại động vật thí nghiệm đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng phục vụ đào tạo, nghiên cứu của các bộ môn, các Khoa, các Đơn vị trực thuộc Học viện và các tổ chức ngoài Học viện. Tham gia nghiên cứu, thử nghiệm thuốc, chế phẩm sinh học, vắc-xin trên động vật thí nghiệm của các đề tài, dự án của Học viện và các tổ chức cá nhân ngoài Học viện.

* Mục tiêu cụ thể:


Để thực hiện được Mục tiêu chung đã đề ra của nhóm cần thực hiện được các mục tiêu cụ thể sau:
  • Xây dựng, hoàn thiện khu nuôi động vật thí nghiệm đảm bảo an toàn sinh học. Nghiên cứu quy mô và chuồng trại, các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, đáp ứng tiêu chuẩn cho các thí nghiệm.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ số lượng lợn, chuột, thỏ, gà, vịt, chó và động vật thí nghiệm thuỷ sản bao gồm cá, ếch,…đạt yêu cầu cho giảng dạy thực hành, thực tập của các Bộ môn, các Khoa, các Đơn vị trực thuộc Học viện.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ số lượng chuột, thỏ, lợn, gà, vịt, chó… và động vật thí nghiệm thuỷ sản bao gồm cá, ếch … đạt yêu cầu cho các nhóm nghiên cứu của các Khoa, các Đơn vị trực thuộc Học viện và đảm bảo các điều kiện nuôi động vật thí nghiệm trong quá trình thí nghiệm .
  • Tham gia thiết kế thí nghiệm, dịch vụ thử nghiệm và đánh giá các chế phẩm sinh học, thuốc và vắc-xin…trên động vật thí nghiệm thuộc đề tài  dự án các cấp của Học viện và các doanh nghiệp, đơn vị khác.
3.Định hướng nghiên cứu chính + Đáp ứng nhu cầu động vật thí nghiệm cho các nhóm nghiên cứu của các đơn vị, Khoa trực thuộc Học viện + Đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, thử nghiệm chế phẩm sinh học, thuốc, vắc-xin trên động vật thí nghiệm cho các nhóm nghiên cứu của các đơn vị, các Khoa trực thuộc Học viện và các cá nhân, doanh nghiệp ngoài Học viện. + Nghiên cứu các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và chuồng trại cho động vật thí nghiệm đáp ứng được yêu cầu an toàn sinh học

4. Các sản phẩm mong đợi

+ Đủ số lượng động vật thí nghiệm (lợn, gà, chuột…) sạch bệnh cho các thí nghiệm, thử nghiệm. + Đảm bảo đủ các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và chuồng trại cho động vật thí nghiệm đáp ứng được yêu cầu an toàn sinh học + Có thể thực hiện ít nhất 10 thí nghiệm, thử nghiệm chế phẩm sinh học, thuốc, vắc-xin trên động vật thí nghiệm trong 1 năm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Động vật thử nghiệm thuốc là con gì

Động vật thử nghiệm thuốc là con gì

  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay905
  • Tháng hiện tại41,537
  • Tổng lượt truy cập2,880,563