Đơn vị tụ cư truyền thống của người việt nam là gì?

ĐẠI HỌC HUẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌCLÀNG XÃ VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ(TẬP BÀI GIẢNG)PGS.TS. BÙI THỊ TÂNMỤC LỤCPGS.TS. BÙI TH TÂNỊ 1M C L CỤ Ụ 3CH NG M T ƯƠ ỘNGHIÊN C U LÀNG XÃ VI T NAM: CÁC KHÁI NI M, M C ÍCH, Ý NGH A VÀ Ứ Ệ Ệ Ụ Đ ĨCÁC LO I HÌNHẠ 11.1. Khái ni m, m c ích ngh a và quá trình nghiên c u làng xãệ ụ đ ý ĩ ứ 11.2. Các lo i hình làng xã Vi t Nam, s bi n i trong l ch sạ ệ ự ế đổ ị ử 11CH NG 2 ƯƠCÁC V N V KINH T LÀNG XÃ VÀ NÔNG DÂNẤ ĐỀ Ề Ế 182.1. S h u ru ng t làng xã và di n bi n trong l ch sở ữ ộ đấ ễ ế ị ử 182.2. Kinh t làng xãế 262.3. T t ng kinh t truy n th ng Vi t Namư ưở ế ề ố ệ 45CH NG 3 ƯƠTHI T CH CHÍNH TR VÀ XÃ H I C A LÀNG XÃẾ Ế Ị Ộ Ủ 493.1. Làng xã n v hành chính c s c a nhà n c phong ki n– đơ ị ơ ở ủ ướ ế 493.2. T ch c qu n l xã thônổ ứ ả ý 533.3. Th c dân Pháp th c hi n c i l ng h ng chínhự ự ệ ả ươ ươ 583.4. Vài nét v thi t ch chính tr xã h i nông thôn t sau Cách m ng tháng Tám n nayề ế ế ị ộ ừ ạ đế 603.5. Làng xã trong m i quan h v i nhà n c giai o n tr c n m 1945ố ệ ớ ướ đ ạ ướ ă 65CH NG 4 ƯƠV N HÓA LÀNG VÀ V N XÂY D NG LÀNG V N HÓA Ă Ấ ĐỀ Ự ĂHI N NAYỆ 694.1. Nh n di n v n hóa làngậ ệ ă 694.2. c tr ng v n hóa làng Vi t NamĐặ ư ă ệ 864.3. Xây d ng làng v n hóaự ă 96CH NG 5 ƯƠVÀI NÉT V C TR NG C A LÀNG VI T TRUY N TH NGỀ ĐẶ Ư Ủ Ệ Ề Ố 1065.1. Tính c ng ng làngộ đồ 1065.2. Ý th c t qu nứ ự ả 1095.3. Tính c thù, c áo r t riêng c a làng Vi tđặ độ đ ấ ủ ệ 113THAY L I K T LU NỜ Ế Ậ 118TÀI LI U THAM KH O Ệ Ả 120CHƯƠNG MỘT NGHIÊN CỨU LÀNG XÃ VIỆT NAM: CÁC KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ CÁC LOẠI HÌNH1.1. Khái niệm, mục đích ý nghĩa và quá trình nghiên cứu làng xãKhái niệm: làng, xã, thônTìm hiểu nông thôn Việt Nam vùng đồng bằng, trung du người ta thường gặp các từ làng, xã, thôn. Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà nghiên cứu chưa có một định nghĩa nhất quán về nội dung của các khái niệm trên và thực tế rất khó để minh định một cách rạch ròi từng từ đó, vì thực tế giữa các địa phương khác nhau có cách gọi cũng không hoàn toàn giống nhau. Làng xã vốn không phải là từ đồng nhất. Làng, như nhiều học giả đã xác nhận đó là một từ Nôm, thuần Việt, xuất hiện từ lâu trong lịch sử với các từ: kẻ, chiềng, chạ… dùng để chỉ điểm tụ cư truyền thống của người nông dân Việt, là kết tụ nông nghiệp của người Kinh. Làng có cội nguồn từ chính đời sống Viêt và được biểu đạt trong ngôn ngữ thuần Việt, gần gũi và gắn bó với mỗi người dân quê. Những thành viên trong làng được phân định vai trò của mình thông qua vị trí của mình là dân chính cư hay ngụ cư, gắn kết về mặt huyết thống nhiều hay ít với các cư dân khác trong làng. Cộng đồng làng có lối sống riêng và thường có đặc trưng riêng về tâm lý, đạo đức và truyền thống so với các cộng đồng khác. Làng có địa vực riêng, có cơ sở hạ tầng cùng cơ cấu tổ chức riêng, phong tục tập quán riêng… Người ta nhận diện làng quê qua cổng làng, đường làng, cây đa đầu làng, giếng làng, lũy tre làng, con sông làng, chợ làng, cánh đồng làng. Làng Việt bao gồm hệ thống các thành tố liên kết với nhau tạo thành kết cấu vững trước những biến động của tự nhiên và xã hội. Làng chặt chẽ và là một đơn vị hoàn chỉnh. Khái niệm làng của người Việt bao gồm các phương diện sau:Cương vực địa lý nhất địnhCó lịch sử hình thành và phát triểnNhững quan hệ xã hội chi phối dân cư trong làngNhững đặc trưng văn hóa đặc thù của làngLàng xã được hình thành từ nhiều con đường khác nhau: từ công xã thị tộc chuyển hóa dần thành làng xã, từ quá trình khai phá đất hoang lập xóm 1dựng làng, từ các điền trang, đồn điền, trang trại…Sự hình thành làng Việt là một quá trình lâu dài, về mặt hình thái nó tồn tại cho đến tận nay. Đối với cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, làng có sự ổn định bền vững về kinh tế sản xuất. Nếu như bản của các dân tộc thiểu số (Buôn của người Êđê, Sóc của người Khơme, Caven của người Mường, Plây của người Mông…), có thể không ổn định do kinh tế nương rẫy, thì làng của người Việt có tính bền vững do gắn với kinh tế ruộng nước. Ngay từ khi công xã nguyên thủy (công xã huyết tộc) tan rã, bước sang công xã nông thôn (công xã láng giềng, cận cư), làng đã nhanh chóng hòa vào cộng đồng có quốc gia nhà nước.Xã là từ Hán – Việt, về phương diện hành chính, xã là thiết chế có tính chất pháp lý chỉ đơn vị hành chính cơ sở của nhà nước phong kiến ở vùng nông thôn Việt. Làng vốn là đơn vị cư trú, đơn vị kinh tế, tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng của cư dân bản xã, xuất hiện từ thời Hùng Vương, còn xã thì chỉ mới xuất hiện từ thời thuộc Đường và được khẳng định, củng cố một cách vững bền với tư cách là một đơn vị hành chính cấp cơ sở trong hệ thống chính quyền của nhà nước quân chủ độc lập từ thế kỷ thứ X, biến làng Việt truyền thống trở thành đơn vị quản lý xã hội. Nhìn chung, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trên vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phần lớn mỗi làng là một xã. Do vậy, người ta thường ghép hai từ làng, xã làm một- làng xã. Từ thời Lý về sau, làng xã phát triển và ngày càng được mở rộng, nhà nước chủ trương chia xã thành các thôn nhỏ để tiện quản lý. Thôn là đơn vị dưới xã, phụ thuộc vào xã. Cũng vào thời Lý, theo các sách Việt sử lược và Đại Việt sử ký toàn thư, lần đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện các tên thôn với tư cách như là những đơn vị tụ cư dưới ấp (ở đây là hương ấp), nghĩa là nó chính là làng hay tương đương với làng. Đây cũng là sự vận dụng và thể nghiệm một mô hình đã có sẵn ở Trung Quốc (ở Trung Quốc đơn vị hành chính cơ sở là thôn). Tuy nhiên, trong xã hội nước ta bấy giờ dường như những đơn vị tụ cư là thôn vẫn chưa nhiều và về thực chất, thôn khi ấy về thực chất cũng là làng nhưng là làng mới hình thành, thường là quy mô nhỏ, chưa phải là một đơn vị kinh tế xã hội, hành chính độc lập.Thông thường, các thôn trong một xã tách biệt nhau thành một đơn vị độc lập, thì thôn chính là làng và xã là đơn vị trên thôn, tập hợp và quản lý các thôn. Có khi xóm phát triển thành thôn (làng) và làng phát triển thành 2xã.Vì vậy, không ít xã lại có nhiều làng hợp lại, do vậy mỗi làng hợp thành xã đó được gọi là thôn. Vậy nên mới có nhất xã, nhất thôn, nhất xã nhị, hay tam, tứ…thôn. Thôn cũng là một từ Hán – Việt, thường được dùng trong các văn bản hành chính và trong văn tế.Mục đích, ý nghĩaLàng xã Việt Nam nổi bật với những nét độc đáo của nó, với vị trí quan trọng của nó trong lịch sử, mà nếu không hiểu được, người ta sẽ không thể hiểu được kết cấu của xã hội Việt Nam cũ, văn hóa và văn minh Việt Nam, không hiểu được lịch sử Việt Nam và những truyền thống lịch sử của Việt Nam. Vũ Đình Hòe - Cử nhân luật thời Pháp đã từng cho rằng: Muốn tìm hiểu lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam, thì phải tìm hiểu cộng đồng làng xã; muốn xây dựng lại đất nước Việt Nam, thì cũng phải bắt đầu từ việc xây dựng lại cộng đồng làng xã. Vì không có làng xã Việt Nam thì không có quốc gia Việt Nam. [7] Làng Việt có một quá trình lịch sử lâu dài bền vững, từng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế: khai hoang, làm thủy lợi. Di dân, khai hoang lập làng, chinh phục những vùng đất mới gắn với công cuộc mở mang lãnh thổ, những người nông dân làng xã đóng vai trò vô cùng quan trong. Tổ chức làng xã trước đây cũng đóng một vai trò to lớn trong công cuộc trị thủy, chế ngự thiên tai rất kiên trì, dũng cảm của nhân dân ta đã tiến hành rất thường xuyên. Không có tổ chức làng xã thì trong điều kiện của chế độ phong kiến và lao động thủ công không thể tiến hành xây dựng được một hệ thống đê điều quy mô như thế, cùng với hệ thống sông ngòi, ao hồ, kênh rạch chằng chịt khắp miền đồng bằng nước ta như vậy.Trong đấu tranh chống ngoại xâm, làng xã với tổ chức chặt chẽ, với tinh thần cố kết truyền thống, với ý thức tự lực và tinh thần chủ động cao, với lòng yêu nước nồng nàn đã là những pháo đài kiên cố, chặn bước tiến của quân địch khi chúng bình định nông thôn. Sự tham gia đông đảo, tích cực của nhân dân các địa phương vào công cuộc chống ngoại xâm trong lịch sử của dân tộc là sự thể hiện rõ nét vai trò chiến lược của làng xã, mà nòng cốt là lực lượng dân binh. Đó là tổ chức quân sự tự nguyện và bán vũ trang ở làng xã, góp phần trọng yếu trong sự nghiệp giữ nước, giữ làng. Tổ chức dân binh tự vệ của các làng xã cũng đã phối hợp cùng quân chủ lực tấn công tiêu hao, tiêu 3diệt sinh lực địch, góp phần làm nên những chiến công vĩ đại. Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta cho hay, mỗi khi quân giặc tràn đến, làng xã đều biến thành “làng chiến đấu”. Mọi người trong làng dựa vào cấu trúc của làng để chiến đấu đến cùng.Và xây dựng làng chiến đấu, chống giặc, giữ làng, giữ nước đã từng xuất hiện từ lâu trong lịch sử Việt Nam. Và trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở thế kỷ XX được phát huy đến đỉnh cao kinh nghiệm của truyền thống.Làng xã cũng đóng một vai trò đặc thù trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc. Mỗi làng hầu như đều có đình và chùa của mình, có trường học cho con em làng học hành, có chợ làng, cóvăn nghệ dân gian, có ca dao, tục ngữ…Làng là nơi bảo tồn nền văn hóa dân tộc, đánh bại mọi âm mưu đồng hóa của kẻ thù ngoại bang. Đây cũng là nơi nuôi dưỡng, là cái nôi phát triển văn hóa dân gian – sản phẩm của những người lao động. Với đơn vị làng, văn hóa hiện ra như là những khuôn thước ứng xử nằm ở tầng sâu trong đời sống cộng đồng, như là hệ thống các giá trị đặc thù, quy định và ngầm điều khiển các quan hệ cộng đồng, như là sự tổng hợp của những kinh nghiệm sống hình thành qua lịch sử của cộng đồng. Mỗi con người Việt Nam chúng ta, nếu sinh ra và lớn lên ở làng, thì dù có đi đâu, làm nghề gì cũng đều khó có thể thoát ly khỏi tâm thức làng, lề thói làng, giá trị làng…Cái đã ăn sâu vào văn hóa cá nhân. Những điểm độc đáo và ưu tú của văn hóa truyền thống Việt Nam thường được kết tinh ở văn hóa làng và cũng là nền văn hóa dân gian.Di sản làng, về mặt tích cực quả là to lớn. Tuy nhiên, làng xã cũ sinh ra trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định- giai đoạn của nền kinh tế tự nhiên, có tính gia trưởng, tự cấp, tự túc. Nó thích hợp với điều kiện của nền sản xuất cá thể, với trình độ sản xuất thủ công nghiệp. Và chính làng xã cũ với tính chất sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc đã gây trở lực lớn cho sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp, làm cho thủ công nghiệp mãi mãi phụ thuộc vào nông nghiệp và ở nền sản xuất nhỏ tự sản, tự tiêu. Tính chất tự cấp, tự túc cũng làm cho nền nông nghiệp không đi đến chuyên canh, mang tính manh mún, nhỏ bé. Để cải tạo, xây dựng nền nông nghiệp mới sẽ phải đụng đến những thiết chế kiên cố, cổ truyền có từ hàng bao đời, đụng đến cả những tập quán, truyền thống, tâm lý gắn với chế độ sản xuất nhỏ. Đấy là di sản lớn nhất về mặt kinh tế.4Hiện nay, cả nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cần hiểu và đánh giá cho đúng vai trò của nông dân. Vấn đề nông dân là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đặc biệt cho nên cần thiết phải nghiên cứu về nông dân, nông thôn và nông nghiệp trong sự biến chuyển lịch sử. Vấn đề nông dân là vấn đề rộng và có nhiều mặt: chính trị, kinh tế và văn hóa… Về phương diện văn hóa và xây dựng con người, làng xã cổ truyền đã đóng một vai trò kép vừa tích cực vừa tiêu cực. Nhiều truyền thống đẹp, nếp sống hay của cộng đồng làng xã cần phát huy, nhưng đồng thời cũng có nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Ngày trước mỗi cá nhân trong làng thuộc nhiều nhóm xã hội khác nhau: họ, hội, phường…Mỗi nhóm đó lại có những khuôn mẫu ứng xử khác nhau, những điều buộc phải làm và những điều không được làm…Các vai trò đó không phải là không có lúc mâu thuẫn nhau, nhưng mỗi cá nhân phải quan tâm thực hiện các vai trò của mình cho trọn vẹn. Vì vậy sống trong môi trường làng xưa kia, cái tôi cá nhân không tách khỏi cái tôi đoàn- nhóm, tôi – làng – xã. Giáo dục nhập môn cho thành viên làng xã là giáo dục nghĩa vụ đối với gia đình, gia tộc, làng xóm, vị thế trong nhà, trong họ…v.v. Cá nhân mỗi người không được chú ý đề cao. Di sản làng về phương diện này cũng đa dạng, đa chiều cần hiểu và đánh giá cho đúng để cải tạo cái cũ, xây cái mới đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa nông thôn.Thực tế từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX đến nay, vấn đề làng xã đã đặt ra gay gắt. Quan hệ làng xã lại có phần khởi sắc khi kinh tế hộ gia đình tái khẳng định sau Chỉ thị 100 của Ban Bí thư ngày 13- 1- 1981 và Nghị quyết 10 ngày 5- 4-1988 của Bộ Chính trị, trao quyền tự chủ sản xuất về cho hộ nông dân. Chia ruộng đất về cho các hộ gia đình, kinh tế gia đình được khuyến khích và bảo vệ. Về mặt nào đó, sản xuất nhỏ vẫn được duy trì, nên những yếu tố làng xã vẫn được bảo lưu, có nơi, có lúc lại được “tái sinh”. Đình, chùa làng, nhà thờ họ được trùng tu, xây dựng lại khang trang, hoành tráng. Hội làng được khôi phục, di tích văn hóa làng được nâng cấp…Việc trao lại quyền tự chủ sản xuất và kinh doanh cho hộ kinh tế gia đình nông nghiệp đã tạo ra một cú đột phá quyết định làm chuyển biến thực trạng nông thôn, nông nghiệp, đem lại động lực cho người nông dân, từ đó mà tác động làm khởi sắc đô thị và công nghiệp, khởi động sự nghiệp Đổi mới. 5Tuy nhiên, đến nay nội lực do đột phá có tính quyết định ấy tạo ra cũng đã cạn kiệt, cần phải có đột phá mới.Nông thôn, làng xã có nhiều vấn đề đang đặt ra cần quan tâm. Nông thôn, nông nghiệp khởi động sự nghiệp đổi mới, nhưng hưởng thụ chẳng được bao nhiêu. Thực tế ở nông thôn hiện nay, thừa lao động, thiếu việc làm vì thiếu đất, vì mất đất, vì năng suất thấp không đủ bù vào giá vật tư nguyên liệu cho sản xuất nông nghiệp. Người nông dân phải bỏ làng ra phố làm thuê, đến các khu công nghiệp bán sức lao động rẻ mạt, tạo nên “lợi thế giá nhân công rẻ”, nhằm kêu gọi đầu tư! Nhiều làng quê chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ…Còn biết bao nguy cơ và vấn nạn khác nữa.Vấn đề nông dân, nông thôn, nông nghiệp ở nước ta hiện nay đã trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Có một nghịch lý đau buồn là: nông dân Việt Nam hiện vẫn chiếm khoảng hơn ¾ dân số, đã từng là quân chủ lực của cách mạng, là bộ phận dân tộc hy sinh xương máu nhiều nhất trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và thống nhất đất nước, hy sinh lợi ích vật chất nhiều nhất cho giai đoạn đầu của công nghiệp hóa (CNH), mà ngày nay lại chịu nhiều thiệt thòi nhất trong các tầng lớp xã hội về đủ mọi phương diện. Đang có một thực tế là: nông dân chán ruộng, do làm nông nghiệp thu nhập thấp, nhiều lao động bỏ làng ra thành phố, nông thôn ngày càng mất đất, mất hồn làng quê…Ngày nay, làng quê đang ở vào một giai đoạn thử thách quyết liệt: truyền thống và đổi mới, dân tộc và hiện đại, quốc gia và quốc tế. Mà làng vốn là cơ sở của các xã hội tiền tư bản chủ nghĩa, của phong kiến, tất nhiên phải đổi mới, phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH), nhưng đồng thời lại cần giữ lại bản sắc và truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc. Hiện đại hóa, đô thị hóa là quy luật tất yếu của phát triển, làng quê sẽ bị thu hẹp lại, nhưng chính nó sẽ là điểm xuất phát của đô thị hóa. Muốn thế phải hiểu cụ thể bản chất của làng Việt.Nông thôn là địa bàn trọng yếu trong công cuộc đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước hiện nay. Nông dân là đối tượng, đồng thời cũng là lực lượng chủ yếu trên mặt trận CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn. Vì vậy việc hiểu biết nông thôn, nông nghiệp, hiểu biết nông dân một cách cụ thể là điều hết sức quan trọng không chỉ của khoa học lịch sử mà còn ở các bộ môn khoa học 6khác. Muốn hiểu biết hiện tại cần nắm vững quá khứ, hiểu biết quá khứ càng sâu sắc thì nhận biết hiện tại càng cụ thể.Qúa trình nghiên cứuLàng xã Việt Nam là một thực thể xã hội, một đối tượng khoa học mà từ hàng trăm năm qua đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Dưới xã hội phong kiến, Quốc sử quán cũng như các sử gia chưa đặt vấn đề nghiên cứu làng xã, chưa coi đó là công việc cần làm của sử học. Tuy nhiên, trên từng khía cạnh của lịch sử làng xã như: tổ chức xã thôn, vấn đề ruộng đất, nhất là phong tục tập quán đã được rải rác ghi chép lại trong nhiều tác phẩm dưới các dạng, phần nhiều là dư địa chí như: An Nam chí lược của Cao Hùng Trưng; Đại Nam phong hóa khảo lược ( thế kỷ XIV); Dư địa chí của Nguyễn Trãi (thế kỷ XV); Ô châu cận lục của Dương Văn An (thế kỷ XVI). Sang thế kỷ XVIII và XIX, loại sách này xuất hiện nhiều hơn, đó là Phủ biên tạp lục của Lê Qúy Đôn, Hoan châu phong thổ; Hải Dương chí lược; Hải Dương phong tục ký lược; Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch; Cao Bằng lục, Vũ Trung tùy bút, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Đại Nam nhất thống chí…Đây là những tác phẩm viết bằng chữ Hán, nội dung chủ yếu ghi lại tổ chức xã thôn các vùng; giới thiệu những di tích lịch sử, những địa danh, phong cảnh đẹp và nhất là những nét sơ lược về phong tục tập quán của các vùng của nước ta thuở ấy.Từ cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp chiếm được nước ta thì các học giả người Pháp đã chú ý tìm hiểu làng xã Việt Nam. Mục đích của họ là cung cấp những hiểu biết về nông thôn nước ta cho chính quyền thực dân Pháp. Những năm nửa đầu thế kỷ XX, trong giới sử học, xã hội học, dân tộc học, địa lý học… người Việt, người Pháp đã có nhiều người quan tâm tìm hiểu về xã thôn Việt Nam với những mục đích khác nhau. Cũng từ đó xuất hiện những công trình khảo cứu sâu và toàn diện hơn về làng Việt, bằng tiếng Việt và cả bằng tiếng Pháp, nhưng chủ yếu tập trung tìm hiểu làng quê trên địa bàn vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nổi trội là công trình Việt Nam phong tục (1945) của Phan Kế Bính, một số bài viết của Nguyễn Văn Huyên và của một số người trong viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO). Một số học giả người Pháp như Y.Hăngrri, P.Guru…Đáng chú ý là tác phẩm Vấn đề dân cày (1937) của 7Qua Ninh và Vân Đình. Trong tổng thể nghiên cứu về làng Việt thời kỳ này của người Việt và người nước ngoài với những quan điểm và cách nhìn nhận rất khác nhau, nhưng có những đóng góp nhất định vào việc tìm hiểu thiết chế xã hội, chính trị và tư tưởng của làng xã cũ. Lĩnh vực đạt kết quả nhiều hơn cả là tìm hiểu về phong tục của người Việt xưa. Tựu chung có hai khuynh hướng trái ngược nhau khi đánh giá về làng Việt cổ truyền.Một là lý tưởng hóa tổ chức làng xã cổ truyền, thổi phồng những tàn dư đã lỗi thời, những mặt đã bị phong kiến, thực dân lợi dụng, làm mờ đi quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp vốn là nội dung thực sự của làng xã thời phong kiến phát triển và thời thực dân nửa phong kiến, làm cho người ta ảo tưởng về cái gọi là dân chủ, bình đẳng ở nơi làng xã cũ.Hai là nhìn nông thôn nước ta thời Pháp thuộc với con mắt bi quan, chỉ thấy toàn mặt đen tối, lỗi thời, lạc hậu, trì trệ, với cảnh bùn lầy, nước đọng, mê tín dị đoan, với nạn cường hào, phe phái và hương ẩm…mà không thấy được những truyền thống tốt đẹp, những di sản tinh thần quý giá được hun đúc từ ngàn xưa làm nên vẻ đẹp của người Việt mà vẫn được nông dân lao động gìn giữ…Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, công việc nghiên cứu về làng xã được tiếp tục mở rộng. Bên cạnh thế hệ các tác giả theo quan điểm khoa học Mác- Leenin và lập trường của Đảng Cộng sản để nghiên cứu về làng xã, còn có lớp người cũ như Vũ Quốc Thúc với công trình L ésconomie communalteste du Viet Nam (Nền kinh tế làng xã Việt Nam), là một công trình nghiên cứu khá công phu, có nhiều giá trị tham khảo. [18]Sau khi hòa bình lập lại (1954), việc nghiên cứu làng xã được đẩy mạnh hơn. Ở miền Bắc, có xã thôn Việt Nam của Nguyễn Hồng Phong (1959). Sau thắng lợi năm 1975, cả nước bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc cải tạo, xây dựng nông thôn mới đòi hỏi những hiểu biết cụ thể, cấp thiết về nông dân và nông thôn Việt Nam. Công việc nghiên cứu toàn diện về làng xã cổ truyền được xúc tiến và đạt những kết quả lớn. Vào giữa những năm 70, tại Hà Nội, Viện Sử học mở hai cuộc hội thảo lớn về làng xã và cho xuất bản hai tập kỷ yếu Nông thôn Việt Nam trong lịch sử. [20. 21] Hai tác phẩm gồm nhiều luận văn của các tác giả đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, hệ tư 8tưởng…của làng xã cổ truyền, nhằm đem lại một lối nhìn, một cách đánh giá đúng về vai trò của làng xã Việt Nam, của nông dân trong lịch sử. Nếu so sánh với hầu hết các công trình trước đó thì hai tập kỷ yếu này có bước tiến vượt bậc, đã cung cấp cho bạn đọc nhiều tư liệu mới, nhiều quan điểm mới, toàn diện hơn, đúng đắn hơn, giúp cho nhiều người hiểu biết sâu sắc hơn về xã hội Việt Nam cổ truyền trong quá trình dựng nước và giữ nước.Ở miền Nam cũng có một số nhà nghiên cứu như Toan Ánh, Cửu Long Giang với các công trình Tín ngưỡng Việt Nam (1967), Hội hè đình đám (1969) ghi lại không ít những tư liệu về phong tục tập quán của làng xã Việt Nam, đặc biệt là ở miền Bắc. Sau khi nước nhà thống nhất, các nhà nghiên cứu trong Nam, ngoài Bắc càng đẩy mạnh việc nghiên cứu về làng xã Việt Nam. Do nhu cầu lý giải về sức mạnh truyền thống của dân tộc ta và đặc biệt là do yêu cầu tìm hiểu xã hội tiền tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu sử học, dân tộc học, lịch sử quân sự, luật học, văn hóa dân gian…đã đề cập đến nhiều vấn đề phong phú, phức tạp về kết cấu kinh tế - xã hội, về văn hóa tư tưởng, về quân sự,v.v Các tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Dân tộc học, Luật học, Nghiên cứu lịch sử quân sự đã đăng nhiều bài viết về làng xã Việt Nam.Trong các năm 1975 -1985, cũng xuất hiện 3 công trình nghiên cứu về làng xã Việt Nam. Giáo sư Trương Hữu Quýnh có 2 cuốn Chế độ ruộng đất ở Việt Nam (2 tập) (1982 – 1983), nghiên cứu khá đầy đủ về chế độ ruộng đất làng xã; Giáo sư Trần Từ có Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền (1984) nghiên cứu về tổ chức xã thôn và sự vận hành của nó; Bùi Xuân Đính có Lệ làng phép nước (1985) nghiên cứu về bản chất của lệ làng. Và một số địa phương đã cho xuất bản địa chí của tỉnh như Địa chí Hà Bắc (1982), Địa chí Vĩnh Phú, Văn hóa dân gian vùng đất Tổ (1986),Về quản lý xã thôn, đáng kể là các tập sách Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử (1994) do GS.Phan Đai Doãn, PTS.Nguyễn Quang Ngọc chủ biên; Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay – một số vấn đề và giải pháp (1996) GS.Phan Đai Doãn chủ biên cùng nhiều tác giả là cộng tác viên của chương trình khoa học cấp Nhà nước Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn (KX- 08), đi sâu nghiên cứu làng xã, thôn bản bộ máy quyền lực cấp xã với cơ cấu tổ chức và phương thức vận hành; quản lý nông thôn các vùng miền. Quản lý nông thôn là vấn đề rộng 9lớn, phong phú đa dạng và phức tạp. Năm 1998, Bùi Xuân Đính công bố nghiên cứu Hương ước và quản lý làng xã, là một tập hợp phong phú về về tư liệu và một sự suy tư sâu sắc về mối liên hệ cũ và mới trong nội dung hương ước xưa và nay và nêu rõ những vấn đề mà hương ước hiện nay cần giải quyết trong công cuộc xây dựng nông thôn. Vấn đề văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa cũng là lĩnh vực được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đáng chú ý có Văn hóa làng và làng văn hóa xứ Thanh (1996) của Hoàng Anh Nhân; Văn hóa làng và làng văn hóa Quảng Ngãi (1999) của Nguyễn Văn Mạnh…đi sâu nghiên cứu về văn hóa làng truyền thống và việc phát huy nó trong việc xây dựng làng văn hóa tại các tỉnh này về phương diện lý luận và thực tiễn.Ở Nhật Bản, học giả Yumio Sakurai đã cho ra đời cuốn sách Sự hình thành làng xã Việt Nam (Tôkyô, 1986) trong đó có nhiều nhận định đã được nghiên cứu sâu sắc.Qúa trình nghiên cứu làng xã Việt Nam, nhất là trong mấy chục năm gần đây đã có nhiều thành tựu, mặc dù có những mục đích, những quan niệm khác nhau, nhưng đã cung cấp được những tư liệu mới, những nhận định có giá trị cho khoa học lịch sử, nâng cao tầm nhận thức về thực thể làng xã và xã hội Việt Nam. Qua những công trình nghiên cứu về làng xã Việt Nam mấy chục năm qua nổi bật lên mấy điểm sau:- Các tác giả đã phân tích về mối quan hệ kinh tế cổ truyền mà chủ yếu là ruộng đất, nông nghiệp như các vấn đề: sở hữu ruộng đất, khai hoang, thủ công nghiệp, thương nghiệp- Đề cập đến những vấn đề về thiết chế làng xã, tổ chức quản lý xã thôn, phường hội, họ, xóm, giáp, tầng lớp nho sĩ, quan viên, già làng, luật tục…- Bàn về vấn đề quan hệ làng xã và vấn đề quốc phòng trong đó có một số chuyên luận về làng chiến đấu chống giặc ngoại xâm như: chống Nguyên Mông, chống giặc Thanh, chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược.- Về văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất ở làng xã. Đây là lĩnh vực có nhiều chuyên luận nhất, không ít tác giả đã đề cập đến hội làng, nếp sống, phong tục, tôn giáo, sân khấu dân gian, văn hóa nghệ thuật dân gian…Nhiều tác giả đã nêu những nhận xét về di sản của làng xã, về các mặt kinh tế, xã 10hội, văn hóa; mà còn nêu lên những điểm tích cực và cả những điểm tiêu cực của làng xã trong quá trình dựng nước và giữ nước.Làng xã là một đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử, vừa phong phú vừa phức tạp, thu hút nhiều thế hệ nghiên cứu và đã có nhiều thành tựu. Nông thôn là địa bàn trọng yếu trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay; nông dân là đối tượng, đồng thời cũng là lực lương chủ yếu trên mặt trận công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Ngày nay, trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo, những nghiên cứu đó thực sự vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ những đòi hỏi mà khoa học đang đặt ra. [4]Lịch sử là sự thống nhất trong cái đa dạng, nhưng không thể lấy cái phổ biến thay thế cho cái đặc thù. Việc nghiên cứu làng xã Việt Nam cũng góp phần vào sự nhận thức cái đa dạng, cái cụ thể để từ đó hiểu sâu hơn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của một nước mà nông thôn, nông dân là chủ yếu. Do vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu rộng hơn nữa về làng xã Việt Nam.Để biên soạn chuyên đề này, và trong quá trình giảng dạy tôi đọc nhiều sách, bài viết xung quanh vấn đề làng xã. Tuy nhiên có ấn tượng và ảnh hưởng nhiều, tham khảo và dẫn nhiều cho nội dung của mình là các nghiên cứu của GS.Phan Đại Doãn. Tôi xin trân trọng cám ơn1.2. Các loại hình làng xã Việt Nam, sự biến đổi trong lịch sửLàng là cộng đồng dân cư tự nhiên được tập hợp theo quan hệ huyết thống, quan hệ địa vực, quan hệ nghề nghiệp…còn xã là cộng đồng dân cư theo tổ chức hành chính. Làng Việt đã trải qua một quá trình tồn tại và phát triển lâu dài theo sự mở mang bờ cõi của đất nước, sự phát triển kinh tế và những chuyển biến xã hội nên có nhiều loại hình khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã phân làng Việt theo các loại hình sau đây:-Phân theo thời gian hình thành: có các làng Việt cổ từ đầu Công nguyên, là những đơn vị cư trú của người Việt cổ, ra đời từ ngày đầu dựng nước, tiếp tục tồn tại nhiều thế kỷ sau. Vào buổi đầu Công nguyên, theo kết quả thống kê của nhà Hán, thì ở nước ta có gần một triệu người với trên 14 vạn hộ, chứng tỏ số lượng loại làng cổ không ít. Các làng cổ này ít nhiều còn bảo lưu những tàn dư nguyên thủy. Có thể nhận biết các làng cổ này qua tên 11gọi rất cổ của làng (tên Việt cổ) có kèm theo từ kẻ ở trước (Kẻ Bưởi, Kẻ Gióng, Kẻ Dâu, Kẻ Sét…).Tên của các làng Việt cổ thường được hình thành cùng với sự hình thành của làng một cách tự nhiên, chưa có sự tác động của nhà nước và thường có cấu tạo độc âm nên nó cũng ít biến đổi trong quá trình phát triển của làng. Có làng thời Lý- Trần, làng thời Lê Sơ, Lê- Trịnh- Nguyễn, làng thời Nguyễn và những làng mới hình thành sau này do chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước dân chủ nhân dân…Hiển nhiên , làng được hình thành thời kỳ nào đều ít nhiều để lại dấu ấn lịch sử thời đó. Chẳng hạn, dưới chính sách của nhà nước thời Lê Sơ, nhiều làng xã được hình thành, nhất là vùng ven biển Bắc Bộ, mà dấu ấn mãi sau này vẫn nhận ra. Những chính sách khuyến khích di dân lập làng, đẩy mạnh khai thác đất Đàng Trong thời các chúa Nguyễn đã tác động lớn đến sự hình thành, phát triển làng xã từ Nam sông Gianh trở vào. Nhưng vùng Thuận Quảng lại khác với vùng Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ…Thời gian hình thành sớm muộn khác nhau đã để lại những dấu ấn không nhỏ trong làng Việt của các vùng.- Phân theo vùng địa lý: có các loại làng miền Bắc, làng miền Trung, làng miền Nam, làng vùng đồng bằng, làng vùng trung du, làng ven biển, làng đảo…Sự phân chia làng xã theo các miền Bắc, Trung, Nam thực ra dựa vào lịch sử và hoàn cảnh địa lý. Vùng đồng bằng Bắc Bộ là nơi đã hình thành những điểm dân cư đầu tiên của người Việt. Điều kiện địa lý, địa chất và hệ sinh thái của của đất nước từ buổi đầu dựng nước, cho phép trên nhiều địa bàn, làng có thể duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác hàng ngàn năm. Vùng đồng bằng Bắc Bộ về cơ bản được ổn định và đưa vào khai thác từ hàng ngàn năm trước, trở thành trung tâm của đất nước. Địa chất ít có biến đổi lớn làm ảnh hưởng đến sự tồn vong của làng. Chiến tranh giữ nước xảy ra thường xuyên, nhưng người Việt từ lâu có truyền thống xây dựng làng chiến đấu, giữ làng đánh giặc. Nếu điều kiện lực lượng không cho phép, họ sơ tán, tránh giặc, sau đó lại trở về xây dựng xóm làng. Vì thế ở đồng bằng Bắc Bộ, có nhiều làng có lịch sử phát triển rất lâu đời, ghi lại những dấu tích từ buổi đầu dựng nước và giữ nước. Từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào thì làng Việt hình thành muộn hơn. Làng xã người Việt ở Nam Bộ mới có vài ba trăm năm nay. Thời gian hình thành sớm muộn khác nhau đã để lại những dấu ấn không nhỏ trong làng xã Việt của các vùng.12Làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ cụm lại chặt, phân bố dọc theo các bờ sông. Làng xã từ Quảng Nam trở vào ở rải rác, không cụm chặt, có phần lỏng lẻo. Ở Nam Bộ, làng xã trải dài ven sông rạch. Nếu ở vùng Thái Bình làng nọ tiếp làng kia, là những điểm quần cư nông nghiệp đậm đà tính chất tự cấp, tự túc, thì ở Quảng Nam trở vào, nhất là ở Nam Bộ chen giữa nhiều làng lại có thị tứ. Thị tứ là điểm kinh tế- xã hội được hình thành ở Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII, tồn tại cho đến nay. Nó có vai trò quan trọng trong nông thôn, cũng như góp phần giúp cho làng xã được tồn tại vững vàng và phát triển. Đồng thời có thể xem thị tứ là hiện tượng đô thị hóa và nửa đô thị hóa trên vùng đất Đàng Trong thời bấy giờ. Làng ở vùng trung du hay ven biển lại chịu ảnh hưởng của địa lý tự nhiên nhiều hơn làm cho cấu trúc làng và sự phát triển kinh tế có những nét riêng…- Phân làng theo nghề nghiệp: Dựa vào đặc điểm của nhề nghiệp chính mà cư dân của làng làm, người ta phân làng nghề. Có các loại làng nông nghiệp, làng thủ công hay người ta vẫn gọi là làng nghề. Các làng nghề được hình thành trên cơ sở sự phát triển của sự phân công lao động xã hội, thủ công nghiệp từng bước tách khỏi nông nghiệp, trở thành hoạt động chủ yếu của làng về mặt kinh tế như các làng nghề dệt, đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt chiếu…ở rải rác khắp các vùng trong cả nước. Làng buôn xuất hiện muộn hơn, không phổ biến bằng làng nghề thủ công. [15] Các làng buôn, dĩ nhiên đa số cư dân làng đó lấy nghề buôn bán làm nghề chính và là nguồn sống chính. Loại làng buôn này được ra đời nhiều vào thế kỷ XVIII và giữa thế kỷ XIX. Ví dụ như làng buôn Phù Lưu, Báo Đáp, Đan Loan, Đình Bảng, Cảnh Dương, Lý Hòa…Ở các làng buôn, quá trình hình thành và phát triển của chúng gắn liền với quá trình mở rộng dần của thành phần kinh tế thương nghiệp. Một loại làng nghề nữa đó là các làn đánh cá định cư trên bờ, làng chài hay vạn chài và có người còn gọi làng thủy cơ gồm những người làm nghề chài lưới, đánh cá hay chở đò, vận tải thủy. Trên thực tế, những người làng chài phải nộp sưu thuế cho lý trưởng ở một xã thôn nào đó có địa dư gần với làng chài, ngoài ra họ không có mối liên hệ gì khác với xã thôn ấy. Làng chài thường là một đơn vị hành chính độc lập thuộc một tổng với các làng chài khác – tổng thủy cơ, có khi là một đơn vị hành chính riêng. Tuy nhiên, ở nước ta, cho mãi đến thế kỷ XX, không có làng nào chỉ làm một nghề, mà phổ 13biến vẫn là sự kết hợp nông- công- thương. Nó là kết quả của sự phân công lao động xã hội không triệt để.- Phân theo phương thức thành lập: có các loại làng do các nhóm dân cư tổ chức khai hoang, làng do nhà nước chiêu dân khẩn hoang, làng xuất phát từ điền trang hay đồn điền chuyển hóa…Loại làng xã được thành lập trên cơ sở nhân dân tự tổ chức khai hoang hình thành từ rất sớm và thời nào cũng diễn ra. Qúa trình phát triển dân cư, lao động, kinh tế đặt ra vấn đề mở rộng đất đai để trồng trọt và cư trú. Loại làng xã này hình thành từ thời Lý, Trần và ngày càng phát triển từ thế kỷ XV trở về sau. Tên gọi của các làng xã này khá đa dạng, có khi mang tên một dòng họ chủ trì việc quy tụ dân cư khai hoang lập làng như làng Nguyễn, Đàm Xá, Đỗ Động, Làng Chữ…Dần dần về sau có thêm chữ “xá”, bên cạnh tên họ: Lê Xá, Hoàng Xá, Võ Xá, Phan Xá…Cho đến thời Trần, loại làng có tên gọi: Họ + Xá đã khá phổ biến. Rõ ràng đây là vết tích của những làng tông tộc. Vào đến vùng Bình – Trị - Thiên, vẫn còn có các làng mang tên một họ kèm theo từ “Xá” như vậy. Tuy nhiên, không phải tất cả các làng được hình thành do khai hoang đều mang tên gọi là tên Họ của người đứng đầu, mà rất nhiều làng loại này mang những mỹ tự thể hiện niềm mong ước của dân làng. Từ thời Lý, Trần về sau, các làng mang tên Nôm đều kèm theo một tên Hán - Việt. Một hình thức khai hoang lập làng khá phổ biến của những người nông dân đi mở đất nữa là sự mở rộng dần diện tích làng cũ, lập những xóm, phường để rồi khi có điều kiện tách lập làng, thôn mới. Hiện tượng này diễn ra khá nhiều ở khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Mỗi làng chính thành lập ở vùng đồng bằng, ven sông nơi thuận lợi cho canh tác nông nghiệp từ thế kỷ XV, XVI. Các thế kỷ sau, một bộ phận dân cư khai phá chiếm cứ vùng gò đồi, đầm phá, lập thêm các phường, vẫn là một phần của làng chính. Làng Câu Nhi (Quảng Trị) có thêm phường Câu Nhi; làng Phước Tích, Phò Trạch (Thừa Thiên Huế), mở thêm các phường cũng mang tên làng gốc. Làng Dã Lê có Dã Lê Chánh (hạ), Dã Lê Trung, Dã Lê Thượng; Làng Vỹ Dạ ở Huế, cũng mở thêm Vỹ Dạ Trung, Vỹ Dạ Thượng…Các phường có quá trình phát triển lâu dài với tư cách một phần của làng chính, có khi cả thế kỷ sau mới tách thành một đơn vị hành chính độc lập.Nhiều làng xã, nhà nước chủ trì việc chiêu tập dân nghèo không có ruộng đất, cung cấp kinh phí cho họ, tổ chức khai phá đất hoang, lập thành 14làng ấp. Loại làng xã này được thành lập nhiều nhất ở vùng đất thuộc Đàng Trong thời chúa Nguyễn, và triều Nguyễn thế kỷ XIX.Có làng xã nguyên là điền trang hay thái ấp của quý tộc, quan lại phong kiến như các làng Mộ Trạch, Minh Luận, An Nội, Quắc Hương, Dưỡng Hòa… Dương Xá có tên Nôm là làng Dàng (Hưng Hà Thái Bình) là thái ấp của tướng quốc Trần Nhật Hạo thời Trần; Quắc Hương (Vũ Bằng, Nam Hà) là thái ấp của thái sư Trần Thủ Độ, Dưỡng Hòa (Duy Tiên, Nam Ha) là thái ấp của Trần Khánh Dư…Lại có những làng nguyên là đất đồn điền của nhà nước như: Làng Quán La, Nhật Tảo. Việc tổ chức khai hoang lập đồn điền có từ thời Lý- Trần, phát triển mạnh dưới thời Lê Sơ, nhất là thời Lê Thánh Tông, đặc biệt dưới thời Nguyễn ở miền Nam. Sau này, nhà nước cho chuyển hàng loạt đồn điền ở Nam Bộ thành làng xã.- Phân loại làng theo tôn giáo: ngoài các làng Lương, có làng Công giáo, làng theo Đạo Cao Đài, Hòa Hảo…Người ta còn nghiên cứu giới thiệu làng khoa bảng Nho học nổi tiếng, nêu cao truyền thống hiếu học của một số làng có nhiều người học giỏi đậu cao, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, văn hóa của nước nhà.Việc phân loại làng xã có thể theo các tiêu chí khác nhau như lấy đặc điểm tự nhiên làm cơ sở chủ yếu, lấy đặc điểm văn hóa – xã hội, hoặc lấy đặc điểm kinh tế, phương thức hình thành…Dù theo cách phân loại nào cũng chỉ là những quy ước có tính chất tương đối nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu được sâu sắc, toàn diện hơn và thấy được sự đa dạng, phong phú của làng xã Việt Nam.Về sự biến đổi của làng xã trong tiến trình lịch sử: Hầu như thời kỳ nào và thậm chí cho đến nay chúng ta vẫn chứng kiến sự hình thành của làng xã mới. Tuy nhiên, trải quá trình phát triển lâu dài, qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, dĩ nhiên các loại hình làng Việt cũng có nhiều biến đổi trên các phương diện. Về lịch sử thay đổi của làng xã, GS.Phan Đại Doãn cho rằng, ít ra cũng có ba lần biến cách: thế kỷ XV, cuối thế kỷ XIX, và Cách mạng tháng Tám năm 1945- cải cách ruộng đất. [4] Thế kỷ XV, khi Lê Thái Tổ ban hành chế độ quân điền năm 1428 là một đòn giáng khá mạnh vào tính tự trị của làng Việt. Để triệt để khai thác sức dân, phục hồi kinh tế, Thái Tổ đã tiến hành chia lại ruộng đất, phá bỏ nguyên tắc ruộng đất làng nào dân làng đó hưởng mà quy định: “xã nào có nhiều ruộng nhưng người ít để bỏ hoang thì 15cho phép các quan nơi đó cho những người không có ruộng ở các xã khác đến cày cấy, người chủ ruộng xã đó không được chiếm giữ rồi bỏ hoang. Ai vi phạm sẽ bị xử theo tội cưỡng bức, chiếm đoạt”7. Lê Thánh Tông lên ngôi, cùng với hàng loạt chính sách và biện pháp nhằm cải tổ bộ máy hành chính trong đó cấp xã rất được coi trọng còn thi hành chính sách mới về ruộng đất. Trong thực tế Lê Thánh Tông với chính sách quân điền đã tước quyền tự do đo đạc ruộng đất công và phân chia định kỳ cho các thành viên công xã theo tục lệ của làng xã mình, biến làng xã thành người quản lý ruộng đất công cho nhà vua. Chính sách quân điền đã tạo ra một biến cách lớn trong cuộc sống làng xã. Việc chia ruộng đất của làng xã cho dân trong làng vốn có từ xa xưa, nay được quy định lại thành luật lệ với định kỳ là 6 năm, để rồi đến thế kỷ XIX của triều Nguyễn là 3 năm. Những làng xã tương đối tự trị trước đây bây giờ trở thành một đơn vị kinh tế phụ thuộc nhà nước, vừa cung cấp lương thực, thực phẩm, lao dịch, binh dịch cho nhà nước, vừa cung cấp đất đai để nhà nước ban cho những viên chức của mình. Ruộng công và chế độ quân điền càng củng cố hơn quan hệ cộng đồng, càng buộc chặt người nông dân với làng. Đói khổ, tha phương cầu thực vào lúc mất mùa đói kém, nhưng rồi vẫn muốn quay trở về làng. Không phải chỉ là “lá rụng về cội”, mà trở về làng cũ vẫn được làng chia ruộng cho. Chính yếu tố kinh tế này là ngọn nguồn của tâm lý làng xã. Với Lê Thánh Tông, cái thành công lớn nhất là khuôn được xã hội Đại Việt vào với mô hình Nho giáo. Hệ thống chính trị được Lê Thánh Tông cải biên trên cơ sở tham khảo của Trung Quốc đã trở thành khuôn mẫu cho các thời đại sau, mặc dù tình hình đã đổi khác.Cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp đặt ách thống trị trên đất nước ta, chúng nhận thấy vai trò to lớn của làng xã trong quản lý nông dân và nông thôn. Để phục vụ cho chính sách cai trị và bóc lột nhân dân ta, thực dân Pháp vẫn duy trì bộ máy quản trị làng xã nhưng tiến hành tổ chức lại. Một cuộc cải lương hương chính được tiến hành trên phạm vi cả nước, nhưng ở mỗi miền lại có đặc điểm riêng và thời gian bắt đầu cũng khác nhau. Nam kỳ vào năm 1904, Bắc kỳ vào năm 1921 và Trung kỳ là năm 1942. Một trong những thành công của người Pháp trong thời kỳ này là đã lợi dụng truyền thống quản lý làng xã của người Việt thông qua hương ước, khôn khéo đưa pháp luật của nhà nước bảo hộ vào trong lệ làng, hay nói một cách khác là lệ làng hóa phép 16nước, khuôn tất cả các hương ước vào một khuôn mẫu chung có lợi cho thực dân Pháp và buộc các làng xã phải thực hiện. Thực dân Pháp tỏ ra có nhiều kinh nghiệm trong việc khai thác truyền thống quản lý cộng đồng của người Việt Nam và hướng nó vào mục tiêu đô hộ và bóc lột nhân dân ta. Người Pháp không muốn và cũng không thủ tiêu được làng xã truyền thống của người Việt, tuy nhiên nó có biến cách đi ít nhiều.Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cải cách ruộng đất là đòn đánh mạnh vào tổ chức làng cổ truyền, làm thay đổi hẳn cơ chế làng xã. Nông thôn miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, người dân cày đã trở thành người chủ thực sự của đồng ruộng, xóm làng. Đảng ta đã chủ trương tập thể hóa sức lao động và tư liệu sản xuất. Năm 1960, cả miền Bắc có 85,8% tổng số hộ vào hợp tác xã bậc thấp, đến năm 1965, số hộ nông dân vào hợp tác xã tăng lên 90%, năm 1975, 97% số hộ nông dân vào hợp tác xã với 88% là hợp tác xã bậc cao, phần lớn trong đó là quy mô liên thôn và toàn xã. Nếu như trước đây tổ tiên ta chỉ đặt vấn đề quản lý nông thôn là quản lý ruộng đất và dân đinh thì chưa bao giờ trong lịch sử hàng nghìn năm của đất nước chúng ta, Nhà nước có thể nắm được ruộng đất và nông dân chặt chẽ như lúc này. Và việc chia cắt hay quy gọn các làng xã (thường bằng hai hoặc ba xã hồi trước năm 1945) giờ chỉ thuần túy theo quy mô diện tích và dân số mà hầu như không tính đến cơ sở truyền thống của làng xã. Cơ cấu tổ chức của làng xã cũ bị thủ tiêu cùng với nó là hàng loạt di tích lịch sử, văn hóa bị coi là của chế độ cũ, lạc hậu bị đốt, đập phá. Đình, chùa làng biến thành kho của hợp tác xã.v.v.17CHƯƠNG 2 CÁC VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ LÀNG XÃ VÀ NÔNG DÂNQúa trình phát triển của làng xã, dù có nhấn mạnh tính đặc thù cũng không thể tách ra ngoài quá trình phát triển tự nhiên của các hình thái kinh tế xã hội Việt Nam. Do đó, có thể nghiên cứu làng Việt từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng để hiểu thực chất về nó thì phải chú ý đúng mức đến lĩnh vực kinh tế. Xác định được một cách chính xác, khách quan bản chất kinh tế của làng Việt sẽ giúp chúng ta hiểu và lý giải được sự phát triển các mối quan hệ phức tạp, đan chéo, chặt chẽ của đời sống làng quê, đồng thời có thể vạch hướng khắc phục những mặt hạn chế của nó. Từ giữa thế kỷ thứ XIX, Các Mác đã xem cơ sở kinh tế của nông dân Ấn Độ bị thủ tiêu như là “ Một cuộc cách mạng xã hội hết sức vĩ đại, một cuộc cách mạng xã hội duy nhất mà mà xã hội châu Á đã trải qua từ trước đến nay”. Năm 1897, trong tác phẩm chúng ta từ bỏ di sản nào, Lê Nin đã phê phán gay gắt cả hai thái độ: “lý tưởng hóa quá mức hoặc phủ nhận sạch trơn công xã nông thôn. Từ đó, Lê Nin xác định thái độ khách quan, khoa học của người cách mạng khi xem xét thực tế xã hội Nga cuối thế kỷ XIX.Việt Nam của chúng ta không trải qua những cuộc cách mạng xã hội sâu sắc và triệt để, tàn dư công xã nông thôn, làng xã cũ còn rất đậm đà và được tái hiện trong xã hội phong kiến, đến thực dân. Vì thế, công cuộc cái tạo và xây dựng xã hội mới ở nước ta phải tiến hành trong những điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt. Tìm hiểu đặc điểm của nông thôn, nông nghiệp, nền sản xuất nhỏ nước ta sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn xuất phát điểm của Việt Nam trên con đường tiến lên xxaay dựng xã hội mới, chủ động khắc phục những hạn chế và có định hướng đúng cho sự phát triển của nông thôn.2.1. Sở hữu ruộng đất làng xã và diễn biến trong lịch sửMột nước nông nghiệp là chủ đạo, vấn đề ruộng đất có một vị trí hết sức quan trọng đối với đời sống của cư dân các làng xã cũng như đối với nền kinh tế cả nước. Một đặc điểm rất nổi bật của làng xã Việt Nam là ngay từ xa xưa, nó đã chứa đựng nhiều bộ phận ruộng đất khác nhau chứ không chỉ riêng bộ phận ruộng đất công. Những bộ phận ruộng đất này đều không ở trạng thái 18ổn định trước sức tác động của các hiện tượng ngoại lai hay nội tại như chiến tranh, loạn lạc, những hành động chuyên đoán của nhà nước trung ương, của quan lại tham nhũng, của bọn cường hào, lý dịch, lũ lụt, đói kém …Tuy nhiên, thực trạng ruộng đất sau này đã chứng tỏ rằng, sự biến hóa đó diễn ra không đồng đều ở các làng và cho tới cuối thời phong kiến độc lập, ruộng công làng xã vẫn giữ được vị trí quan trọng nhất định. Nó là một hiện tượng bản chất, nói lên đặc điểm phương Đông của làng xã Việt Nam cổ truyền. Cho đến cuối thế kỷ XVIII, trên đất nước ta có đến gần 2 vạn làng. Các làng xã ở nước ta có lịch sử hình thành, phát triển rất khác nhau, gồm nhiều loại hình như đã nêu ở trên. Nguồn gốc khác nhau của các làng xã có ý nghĩa quan trọng trong việc làm thay đổi tỷ lệ giữa các bộ phận ruộng đất khác nhau.Thời kỳ Văn Lang –Âu Lạc và thời kỳ Bắc thuộc, tư liệu về ruộng đất quá hiếm hoi, khó xác định được rõ ràng. Có lẽ, bấy giờ ruộng đất còn thuộc quyền. Về danh nghĩa, khi nhà nước Văn Lang ra đời rồi đến nhà nước Âu Lạc thì ruộng đất thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà nước đứng đầu là vua Hùng, vua Thục. Nhưng trong thực tế, ruộng đất của các làng vẫn thuộc quyền quản lý, phân phối của tập thể làng. Trong thời kỳ bị phong kiến Trung Hoa đô hộ, do tác động của những chính sách khai thác, bóc lột của chính quyền đô hộ mà ruộng đất làng xã có những chuyển biến nhất định.Sang thời kỳ đất nước độc lập tự chủ, tình hình ruộng đất có nhiều chuyển biến có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh tế của các làng xã. Đặc điếm của Thời kỳ phong kiến độc lập, làng xã Việt Nam chứa đựng cả ruộng đất công của nhà nước trung ương lẫn ruộng đất công của làng xã. Đề cập đến sở hữu ruộng đất làng xã là muốn nói đến bộ phận ruộng đất công của làng. Bộ phận ruộng đất này được gọi là ruộng quân cấp hay ruộng khẩu phần. Mỗi làng xã có một bộ phận ruộng đất công khẩu phần riêng, ít nhiều phụ thuộc vào sự phân hóa của nó. Dưới thời Lý – Trần (thế kỷ XI –XIV), làng xã vẫn giữ được quyền sở hữu của mình đối với ruộng đất công làng xã. Bộ phận ruộng đất này đang giữ được một vị trí rất quan trọng trong đời sống nhân dân làng xã. Làng định kỳ phân chia ruộng đất cho các thành viên theo tục lệ và chịu trách nhiệm thu thuế theo diện tích đã trình lên với nhà nước. Nhà nước với tư cách là người nắm quyền sở hữu tối cao về ruộng đất, vẫn tiến hành việc phong thực ấp cho quan lại, quý tộc. Những hộ nông dân ở các làng xã 19này khi nhận ruộng đất khẩu phần phải nộp tô thuế cho viên quan được cấp thay cho việc nộp cho nhà nước. Như thế, làng xã mất quyền sở hữu ruộng đất công của mình, mặc dầu từ thế kỷ thứ XV trở về trước, vẫn còn giữ được quyền hạn chiếm hữu nào đó như: ruộng đất công của làng xã nào thì dân xã đó được hưởng, cách chia và định kỳ chia hoàn toàn theo tập tục của bản xã. Ruộng đất công làng xã đã thuộc sở hữu của nhà nước trung ương. Chế độ sở hữu này có tính chất gián tiếp qua chế độ tô thuế.Sang thời Lê Sơ, nhà nước trung ương lại tấn công mạnh mẽ và toàn diện hơn vào làng xã. Đầu thời Lê, Lê Thái Tổ, ban hành phép quân điền. Năm 1477, phép quân điền đó được Lê Thánh Tông hoàn thiện, quy định một cách tỷ mỷ về cách chia, thời gian chia, đối tượng được hưởng và nghĩa vụ của những người nhận ruộng đất khẩu phần Phép quân điền thời Lê Sơ đã buộc tất cả các làng xã có ruộng đất công khẩu phải chia theo một quy chế thống nhất, do nhà nước ban hành. Như vậy, nhà nước đã tấn công mạnh mẽ vào chế độ sở hữu ruộng đất của làng xã thông qua chính sách quân điền được thực hiện thống nhất trong cả nước. Nhà nước phong kiến Lê Sơ đã cố gắng nắm lấy việc quân cấp ruộng đất công khẩu phần của làng xã, tăng cường quyền lực sở hữu của mình. Các làng xã có ruộng đất công không còn được tùy ý theo lệ làng để phân chia ruộng đất. Quyền sở hữu ruộng đất công của làng xã về cơ bản bị nhà nước tước đoạt, bị đẩy xuống mức chỉ còn quyền nắm giữ và sử dụng.Chế độ quân điền được thực hiện là một biến cách lớn trong làng xã. Nó chi phối sự phát triển của làng xã từ cuối thế kỷ XVvề sau trên các mặt kinh tế, chính trị và cả về tư tưởng, văn hóa. Nguyên tắc quân điền của nhà nước làm cho làng xã có bộ mặt mới hơn, sản sinh nhiều quan hệ mới và củng cố thêm chức năng phục vụ tích cực cho chính quyền thống trị. Về kinh tế, ruộng đất công và chế độ quân điền đã ràng buộc người nông dân vào làng xã. Sự ràng buộc này từ quan hệ kinh tế dần dần thành phong tục tập quán, tâm lý tình cảm.Cũng từ thế kỷ thứ XV trở về sau, giai cấp địa chủ phát triển, ra sức tìm mọi cách lấn chiếm ruộng đất công và ruộng đất của những tiểu nông tư hữu, để mở rộng quyền sở hữu tư nhân của mình. Cho đến thế kỷ XVII - XVIII, trong các làng xã ở Đàng Ngoài, chế độ công hữu ngày càng suy giảm và chịu 20sự chi phối của tầng lớp cường hào, địa chủ làng xã. Số ruộng đất công được nhà nước chia cho nông dân cày cấy còn lại rất ít, nhưng nhà nước trung ương vẫn cố gắng nắm lấy và chi phối nó. Năm 1663, chúa Trịnh đã ra lệnh lấy ruộng đất công các xã cấp cho binh lính mỗi người 1 mẫu. [1, tr.67] Năm 1722, chúa Trịnh Cương làm mạnh tay hơn, ra lệnh cấp ruộng đất công các xã cho binh lính 4 trấn, mỗi người từ 4 -7 mẫu. Như vậy, trên thực tế quyền quyền chi phối của làng xã đối với ruộng đất công cũng bị hạn chế thêm, và nhiều nơi không còn ruộng đất khẩu phần để cấp cho dân nữa. Phan Huy Chú cũng phản ánh: trừ Sơn Nam hạ ra thì các xứ khác, các hạng ruộng công không có mấy, dù xứ nào có nữa thì cũng đủ để cung cấp binh lương và ngụ lộc, không thể san chia cho các hạng.Nội bộ làng xã cho đến thời kỳ này cũng đã có nhiều biến đổi. Cường hào, lý dịch nhân danh làng xã mà điều khiển các hoạt động, trong đó có vấn đề quản lý và phân chia ruộng đất công. Ở một số làng xã, lệ chia đều ruộng đất công còn được duy trì khá lâu, ghi vào hương ước của làng, nhưng trong thực tế những mảnh nào màu mỡ đều rơi vào tay bọn cường hào. Cho nên mới xuất hiện một số địa chủ có nhiều ruộng đất công (thậm chí trên 20 mẫu). Ruộng đất phần thì cấp ngụ lộc, phần thì cấp lương cho lính, phần còn lại rơi vào tay hào phú, dân nghèo thì không có miếng đất cắm dùi. Thêm vào đó là chế độ thuế khóa nặng nề, thiên tai, mất mùa, đói kém diễn ra liên tiếp do sự bất lực của nhà nước Lê- Trịnh đã dẫn đến hậu quả là vào giữa thế kỷ XVIII, ở Đàng Ngoài, hàng loạt nông dân phải bỏ làng mạc đi lưu vong. Nhiều làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ trở nên hoang vắng, tiêu điều. Nguy cơ tan giã của làng xã hiển hiện, nông nghiệp sa sút nghiêm trọng, nông dân bất ổn. Khủng hoảng xã hội trầm trọng, khởi nghĩa nông dân rầm rộ là điều không tránh khỏi.Ở Đàng Trong, từ thế kỷ XVI, XVII và đầu XVIII, do công cuộc khai hoang được đẩy mạnh, diện tích đất đai sản xuất ra tăng, nhiều làng ấp mới ra đời, nông dân có ruộng, nông nghiệp phát triển, làng xã ổn định. Từ nửa sau thế kỷ XVIII về sau, tình trạng chiếm đoạt, tập trung ruộng đất của giai cấp địa chủ diễn ra càng nghiêm trọng, nhất là ở vùng Thuận – Quảng. Nông dân đói khổ, nông thôn bất ổn, mâu thuẫn diễn ra gay gắt. Khởi nghĩa nông dân 21